Ong mật vượt qua mùa đông

7,403 views

Ong mật là loài động vật biến nhiệt nên rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cơ thể của ong giảm xuống dưới 10℃, tình trạng tê liệt các cơ có thể bắt đầu xảy ra. Khi nhiệt độ cơ thể là 7,2℃, những con ong có vẻ như bị “đông cứng” lại, nghĩa là các cơ của chúng không còn cử động được nữa. Vì vậy ong sẽ không bay ra ngoài khi nhiệt độ không khí từ 10℃ đến 14℃. Thay vào đó, chúng sẽ chọn ở lại trong tổ. Ong phải làm việc chăm chỉ để chuẩn bị thức ăn cho mùa đông trước khi gió lạnh thổi đến. Tuy nhiên, việc dự trữ trước thức ăn không có nghĩa là chúng có thể trải qua mùa đông một cách thoải mái.

Các con ong phải nhóm lại cùng nhau để tạo ra nhiệt vì chúng không ngủ đông giống như các loài động vật khác. Theo đó, những con ong tạo thành một cụm giống như quả bóng để tạo ra nhiệt được gọi là “quả bóng ong”.

Ong duy trì nhiệt độ khoảng 21℃ ở tâm của cụm, nhưng khi có trứng, ấu trùng hoặc con nhộng thì nhiệt độ sẽ là khoảng 35℃. Khi một cụm được hình thành, ong mật không tụ lại một chỗ nhưng xoay vòng từ trong ra ngoài để chia sẻ hơi ấm một cách đồng đều. Tại thời điểm này, nếu ong bị tách khỏi cụm mà rơi ra ngoài một mình thì nó sẽ không thể sống sót trước giá lạnh và sẽ chết.

Ong không chịu được lạnh. Chúng không bao giờ có thể vượt qua mùa đông một mình. Nhưng nếu chúng nhóm lại cùng nhau một cách bền chặt, chúng có thể sống sót dễ dàng.