Ju Yeong định đeo đồng hồ vào buổi sáng, nhưng tìm mãi mà vẫn không trông thấy. Cô ấy chợt nhớ rằng trong giờ thể dục hôm qua mình đã để đồng hồ vào ngăn kéo bàn, nên ngay khi vừa đến trường thì cô mở ngăn kéo ra. Nhưng trong đó không có đồng hồ. Vì cô ấy đã dành dụm tiền tiêu vặt và phải khó khăn lắm mới mua được nó, nên rất buồn lòng. Kể từ khi đó trong đầu cô chỉ suy nghĩ tới đồng hồ. Trong khi suy nghĩ này nọ, cô ấy nhớ ra rằng bạn cùng lớp tên là Mi Jeong khen cái đồng hồ đẹp và nói rằng sẽ đeo thử một lần. Hơn nữa, thật lạ là bạn ấy một mình quay trở lại phòng học trong giờ thể dục, nói rằng mình để quên thứ gì đó. Nghĩ đến đây thì Ju Yeong kết luận rằng Mi Jeong đã lấy đồng hồ đi. Dù các bạn khác nói với Ju Yeong rằng có thể cô ấy đã để quên ở nhà, nhưng cô ấy hét to lên rằng không thể như vậy. Thế rồi, trở về nhà, Ju Yeong đỏ bừng mặt lên và muốn trốn vào lỗ chuột nào đó. Bởi vì em gái cô đã trả lại chiếc đồng hồ, nói rằng xin lỗi vì đã mượn nó mà không nói một lời nào.
Để duy trì phán đoán rằng suy nghĩ của bản thân là đúng, người ta thường tiếp nhận chứng cớ có thể hỗ trợ cho điều đó và chống đối lại những gì trái ngược với điều này. Hiện tượng tâm lý thể này được gọi là “Thiên kiến xác nhận”. Tin theo như tôi muốn tin thì có thể bóp méo hiện thực. Để không bị rơi vào sai lầm của Thiên kiến xác nhận, thì phải biết nhìn lại xem suy nghĩ của bản thân quả thật chính đáng không, và có mâu thuẫn gì không.