Lẽ thật Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Hội Thánh của Đức Chúa Trời làm theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời ban cho.

Có phải cái khác là cái sai chăng?

Sự khác không phải là sự sai.
“Cái khác” và “cái sai” dầu có vẻ gần giống nhưng ý nghĩa và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau.
Từ điển định nghĩa “khác” rằng “Hai đối tượng không giống nhau.”
Ví dụ, chúng ta nói rằng “Quả táo với quả lê khác nhau.” chứ không nói rằng nó sai.

“Sai” có nghĩa rằng “Việc tính toán hoặc sự thật, hoặc nguyên tắc nào đó không đúng.”

Nhiều người không biết phân biệt sự khác biệt này, và cho rằng nếu khác với ý kiến của bản thân thì đó là điều sai, cho nên cứ cố chấp rằng duy chỉ chủ trương của bản thân là đúng.
Có nhiều trường hợp xảy ra hiểu lầm và mâu thuẫn vì không hiểu sự khác nhau.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời thì khác.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ theo Kinh Thánh.

Chúng tôi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới và thờ phượng ngày Sabát vào Thứ Bảy theo như Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm gương. Khi cầu nguyện hoặc thờ phượng, các thánh đồ nữ dùng khăn trùm đầu, còn các thánh đồ nam không trùm gì cả. Theo Kinh Thánh, chúng tôi loại bỏ thập tự giá vì nó là hình tượng, và không giữ lễ Nôen - ngày 25/12, là ngày ra đời của thần mặt trời.

Những điểm này rõ ràng khác với nhiều hội thánh trên thế gian.

Tiêu chuẩn của phán đoán là Kinh Thánh.

Đối với những người tin vào Đức Chúa Trời, tiêu chuẩn phán đoán đúng sai không phải là giáo lý của một giáo phái nào đó hoặc là lời nói của con người. Cứ nhiều người theo thì cũng không thể trở thành lẽ thật đâu.

Tiêu chuẩn phán đoán duy chỉ là Kinh Thánh. Vì duy chỉ lời của Đức Chúa Trời, Đấng ban sự cứu rỗi cho loài người, mới là lẽ thật và là con đường của sự cứu rỗi.

Những người yêu mến lời của Đức Chúa Trời và trông mong Nước Thiên Đàng đang tìm kiếm lẽ thật của sự cứu rỗi. Mong mọi người đến cùng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban sự cứu rỗi và sự sống đời đời cho loài người, đều gặp lẽ thật chân chính, và nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

Đức Chúa Trời Mẹ

Nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời là một Đấng “Đức Chúa Trời Cha” nhưng Kinh Thánh làm chứng không chỉ “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời” (Mathiơ 6:9), mà còn làm chứng cả Cha phần linh hồn, lẫn Mẹ phần linh hồn, mà phán rằng “thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” (Galati 4:26) Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, Hội Thánh của Đức Chúa Trời không chỉ tin vào Đức Chúa Trời Cha nhưng còn tin trọn vẹn vào Đức Chúa Trời Mẹ nữa.

Ðức Chúa Trời Cha

Hội Thánh của Đức Chúa Trời tin chắc vào Ba Vị Thánh Nhất Thể, là giáo lý cốt lõi của Cơ Đốc giáo. Ba Vị Thánh Nhất Thể có nghĩa rằng Đức Chúa Trời Cha dầu có tên khác nhau tùy theo mỗi thời đại: Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh, nhưng bản chất là đồng nhất. Giêhôva Đức Chúa Trời - Đức Cha thời đại Cựu Ước chính là Đức Chúa Jêsus - Đấng đến với tư cách là Con Trai (Đức Con) vào thời đại Tân Ước, và Đấng đến với tư cách là Đấng Christ Tái Lâm (Đức Thánh Linh) vào thời đại này theo lời tiên tri Kinh Thánh chính là Đấng An Xang Hồng.

Gia đình Nước Thiên Đàng và gia đình dưới đất

Cha, mẹ và con cái là xưng hô được sử dụng trong gia đình. Thế mà Đức Chúa Trời cho biết rằng Ngài làm Cha phần linh hồn của chúng ta (Mathiơ 6:9), và Mẹ phần linh hồn (Galati 4:26), còn chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 6:17-18). Giống như trên đất này có gia đình - cộng đồng của tình yêu, trên Nước Thiên Đàng cũng có gia đình phần linh hồn, là cộng đồng của tình yêu vĩnh viễn. Giống như gia đình được liên kết bởi huyết, gia đình Nước Thiên Đàng cũng được kết nối bởi “huyết của giao ước” được ban cho thông qua Lễ Vượt Qua.

Đức Chúa Trời đến trong xác thịt

Cơ Đốc giáo vốn là tôn giáo tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt và ban sự cứu rỗi cho loài người. Đức Chúa Trời là toàn tri toàn năng, Ngài có thể xuất hiện trên thế gian trong hình ảnh loài người nhiều bao nhiêu cũng được. Đức Chúa Jêsus Christ giáng sinh là con trẻ cách đây 2000 năm trước, cũng được biểu hiện trong Kinh Thánh là “Đức Chúa Trời ban đầu là Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta.” Kinh Thánh tiên tri rằng Đấng Christ “lại sẽ hiện ra lần thứ hai, để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” (Hêbơrơ 9:28). Đấng Christ, là Đấng luôn tồn tại là thần linh, mà hiện ra “lần thứ hai” có nghĩa rằng Ngài sẽ đến trong xác thịt giống như lúc Ngài đến lần thứ nhất.

Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua là lẽ thật của sự sống mà Đức Chúa Trời đã lập để ban sự sống đời đời cho loài người. Lễ Vượt Qua có nghĩa rằng “vượt qua tai nạn”. Theo Kinh Thánh, Lễ Vượt Qua là buổi tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, vào khoảng tháng 3~4 theo dương lịch. Cách đây 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đưa bánh và rượu nho biểu tượng thịt và huyết của Đấng Christ và hứa ban sự tha tội và sự sống đời đời vào Lễ Vượt Qua để cứu rỗi loài người khỏi xiềng xích của tội lỗi và sự chết, và phán rằng “Đây là giao ước mới trong huyết ta.” Nếu giữ Lễ Vượt Qua theo việc làm của Đức Chúa Jêsus, thì chúng ta có thể trở thành con cái được thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời.

Xem chi tiết

Ngày Sabát

Hầu như mọi nhà thờ hội thánh ngày nay thờ phượng vào Chủ nhật, nhưng Kinh Thánh quy định ngày Sabát - ngày thứ bảy là ngày thánh dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời. Ngày Sabát là ngày Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo kết thúc công việc dựng nên trời đất trong 6 ngày và nghỉ ngơi, đặt là ngày thánh, ban phước, và phán người dân Ngài hãy giữ. Khi xác minh qua lịch sử và lịch năm thì thấy ngày Sabát là Thứ Bảy trong chế độ thứ ngày nay.

Xem chi tiết

3 kỳ 7 lễ trọng thể

Trong lễ trọng thể của Đức Chúa Trời, có ngày Sabát - lễ trọng thể hàng tuần, và có 3 kỳ 7 lễ trọng thể là lễ trọng thể hàng năm: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh, Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Hết thảy đều là lễ trọng thể của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus trực tiếp dạy dỗ và làm gương trong khi truyền bá Tin Lành trong vòng 3 năm. Trong mỗi lễ trọng thể, có chứa đựng lời hứa phước lành của Đức Chúa Trời như sự sống đời đời, sự tha tội, phục sinh, Thánh Linh v.v...

Phép Báptêm

Phép Báptêm là nghi thức làm tang thân thể của tội ác bằng nước và được sanh lại mới. Tùy theo hội thánh, phép này được gọi là lễ rửa tội, nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời gọi là phép Béptêm theo ý nghĩa của tiếng bản gốc Kinh Thánh. Theo Kinh Thánh thì phép Báptêm là dấu của sự cứu rỗi, dấu của giao ước giữa Đức Chúa Trời. Phép Báptêm là bước đầu tiên của sinh hoạt tín ngưỡng, và người chịu phép Báptêm là công dân trên trời với tư cách là người dân chân chính của Đức Chúa Trời. Theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ đã phán rằng “Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ.”, vào thời đại này, phải chấp hành nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh thì ấy mới là phép Báptêm chân thật.

Khăn trùm đầu

Theo luật lệ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời được chép trong Kinh Thánh, khi cầu nguyện hoặc thờ phượng thì người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu, còn người nữ trùm khăn. I Côrinhtô chương 11 chép rằng luật lệ khăn trùm đầu này là điều làm theo Đấng Christ, có chứa đựng sự quan phòng của sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, và đã được chế định vì trật tự của Hội Thánh.

Xem chi tiết

Thập tự giá là hình tượng

Nếu nói đến hội thánh thì ai cũng nghĩ tới thập tự giá, nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời không có thập tự giá. Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus đã thành lập và các sứ đồ đi theo không bao giờ dựng lên thập tự giá, và cũng không có giáo lý coi thập tự giá như là đối tượng hoặc là biểu tượng của tín ngưỡng. Tại vì bản thân việc dựng lên thập tự giá và đặt ý nghĩa trong đó, chính là hành vi trái điều răn thứ hai trong Mười Điều Răn, được phán rằng “Chớ làm tượng chạm cho mình.” Theo lịch sử, thập tự giá là biểu tượng của tín ngưỡng trong tôn giáo ngoại bang đa dạng vào thời cổ đại. Vào thời đại Đức Chúa Jêsus Christ thì nó là khung tử hình. Trong quá trình hội thánh bị thế tục hóa thì nó được du nhập vào trong hội thánh. Hội Thánh của Đức Chúa Trời loại bỏ hình thập tự giá vì nó là hình tượng, nhưng coi trọng Đấng Christ hy sinh trên thập tự giá và ý nghĩa của huyết báu Ngài.

Lễ Nôen là ngày ra đời của thần mặt trời

Lễ Nôen, ngày 25/12 hàng năm được gọi là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus. Khoảng thời gian ấy thì kể cả phương Ðông lẫn phương Tây, cả thế gian ở trong bầu không khí lễ hội. Tuy nhiên theo lịch sử hội thánh thì ngày 25/12 không phải là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus nhưng đó là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của mặt trời ở La Mã. Khi Cơ Đốc giáo bị thế tục hóa thì ngày ấy lại biến thành ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus. Hội Thánh của Đức Chúa Trời không giữ lễ Nôen, là ngày chẳng liên quan đến Đức Chúa Jêsus.