
Khi đội đối phương phạm phải sai lầm trong cuộc thi đấu thể thao, khi cấp trên mà mình ghét bị quở trách, khi người cùng khóa có thành tích tương đương mình ghi nhầm tờ đáp án bài thi, khi sự tham nhũng của nhà chính trị nổi tiếng bị lộ ra, khi đối tượng cạnh tranh bị nói xấu sau lưng… Ai ai cũng đều có kinh nghiệm đã cảm thấy khoái cảm hơn thương tiếc.
Tiến sĩ kiêm giáo sư tâm lý học người Mỹ Richard H. Smith đã định nghĩa về cảm giác coi bất hạnh của người khác là hạnh phúc của bản thân mình là “Shadenfreude”, và ấy là bản tính của loài người ra từ suy nghĩ rằng sự sai lầm của người khác là lợi ích của bản thân mình. Tuy nhiên tâm lý như thế cứ được nối tiếp thì mong muốn bất hạnh của người khác và trực tiếp thực hiện hành động khiến cho người khác bất hạnh nên nhất định phải kiềm chế.
Lòng tự trọng càng thấp thì càng dễ bị cuốn vào tâm lý này do sự trầm cảm và tự ti khi so sánh bản thân mình với người khác. Chúng ta cần thiết ý chí tìm kiếm hạnh phúc từ bản thân chứ không phải từ người khác và tấm lòng mềm mại muốn quan tâm theo dõi tình huống và đồng cảm hơn là đổ lỗi cho người khác về nguyên nhân bất hạnh đến với người ấy.