Theo ý muốn tôi và theo ý muốn Cha

9,054 lượt xem

Loài người cứ coi như thể bản thân mình có thể làm được hết thảy điều gì đó, nhưng không với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời thì loài người là sự tồn tại chẳng thể làm được bất cứ điều gì cả. Khi ruộng đất trở nên nứt nẻ như vỏ rùa vì có cơn hạn hán, Đức Chúa Trời không ban xuống mưa thì ai có thể cung cấp nổi lượng nước khổng lồ trên mỗi núi, đồng và ruộng trên trái đất đây? Dù là người có nhiều kinh nghiệm và trí thức trong nghề nông và có năng lực vượt trội đi chăng nữa, nhưng nếu không có mưa thì không thể nuôi trồng hoa màu cho tốt được. Nghĩ tới điểm này, tôi cảm nhận mới mẻ về sự thật rằng Đức Chúa Trời chúng ta – Đấng sáng tạo và nuôi lớn cây cỏ đa dạng đa sắc, thật là Đấng vĩ đại thay.

Hằng ngày chúng ta được nhận ân huệ và phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho miễn phí, nhưng trên thực tế, dường như chúng ta ăn ở trong khi coi điều này là đương nhiên. Chúng ta phải hiểu ra sự quan phòng sâu sắc của Đức Chúa Trời và luôn cảm tạ Ngài, và phải luôn sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời hơn là suy nghĩ và ý muốn của loài người.

Tín ngưỡng của con trẻ muốn làm “theo ý muốn tôi”

Lời “theo ý muốn tôi” có bao gồm nghĩa ngầm rằng “Hãy theo tôi.” Lời “theo ý muốn Cha” chính là ý chí rằng bản thân mình muốn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, đại đa số loài người đều nâng cao nhiều hơn nữa sự “theo ý muốn tôi” và mong muốn những người xung quanh làm “theo ý muốn tôi”, hơn là muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Dù “theo ý muốn tôi” không mang lại lợi ích đặc biệt nào cho linh hồn mình, thế nhưng người ta vẫn dễ rơi vào sai lầm muốn tiến hành mọi sự theo ý muốn mình.

“Theo ý muốn tôi” bắt nguồn từ lòng tham của mình. Khi chúng ta làm theo ý muốn Cha chứ không phải làm theo ý muốn và lòng tham mình thì mới có thể coi rằng chúng ta đã thức tỉnh đúng đắn về đạo lý của giao ước mới. Giữa hai ngã rẽ là “theo ý muốn tôi” và “theo ý muốn Cha”, chúng ta phải lựa chọn cuộc sống thể nào? Hãy tìm ra trong Kinh Thánh về con đường mà Đức Chúa Trời mong muốn.

“Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ.” I Côrinhtô 13:11

Đôi khi Kinh Thánh ví dụ con trẻ là biểu tượng của sự khiêm tốn và vâng phục, nhưng con trẻ được đề cập tại đây không phải là biểu hiện mang tính tích cực. Con trẻ coi bản thân mình là trọng tâm. Con trẻ không hề nghĩ tới tình huống và hoàn cảnh của người khác, mà chỉ muốn lấp đầy lòng tham của mình thôi. Khi đói thì con trẻ yêu cầu cho sữa mau bằng tiếng khóc. Khi có đồ chơi hoặc quần áo ưa thích, hay có đồ muốn ăn thì con trẻ nằng nặc đòi mua cho, và nếu cha mẹ không mua ngay cho thứ đó thì con trẻ khóc ngay tại nơi đó mà khăng khăng đòi cho bằng được. Con trẻ muốn đạt được việc mình muốn dù là phải làm đau lòng cha mẹ. Nói cách khác, con trẻ đòi làm hết thảy mọi việc theo ý muốn mình.

Khi còn là con trẻ, thì nói, tư tưởng và suy xét như con trẻ, nhưng khi đã thành nhân thì bỏ những điều thuộc về con trẻ. Khi thành nhân thì cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi đối với những việc quá khứ đã chỉ đòi làm theo những điều mình muốn.

Tín ngưỡng của chúng ta không nên giống như con trẻ. Con trẻ phải tiếp tục trưởng thành cho đến tận khi trở thành người lớn.

“Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.” Hêbơrơ 5:13-14

Đã đi vào trong đức tin rồi, nhưng dù năm tháng trôi qua mà vẫn chỉ coi lời dạy dỗ của Kinh Thánh đơn thuần là văn tự thôi, và sinh hoạt riêng biệt với lời dạy dỗ ấy, thì người ấy chẳng khác nào con trẻ chỉ ăn sữa thôi, và không hiểu đạo công bình. Điều mà người thể ấy suy xét và tư tưởng chỉ dừng lại ở trình độ con trẻ thôi.

Cho tới giờ, nếu đã sinh hoạt Tin Lành trong khi mong muốn hết thảy mọi người xung quanh hòa khớp với mình, thì từ bây giờ phải trở nên kẻ thành nhân bỏ những điều thuộc về con trẻ, hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ, và có đức tin đúng đắn làm theo ý muốn Cha. Công việc của Đức Chúa Jêsus Christ đã làm theo ý muốn Cha cho tới tận khi qua đời trên thập tự giá, trở nên tấm gương tốt cho chúng ta trên khía cạnh thể ấy.

Tín ngưỡng thành nhân làm theo ý muốn Cha

2 nghìn năm trước, Đức Chúa Trời đã đến trái đất này nhân danh Jêsus. Ngài đã mặc xác thịt và đến trái đất này, rồi cho chúng ta biết phải hầu việc Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ như thế nào, với tư cách là con cái thành nhân.

“Rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi! Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài. Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất.” Luca 22:42-44

Luca chương 22 miêu tả cảnh Đức Chúa Jêsus cầu nguyện trên núi Ôlive vào đêm Ngài giữ Lễ Vượt Qua. Trong cầu nguyện của Đức Chúa Jêsus, xuất hiện hai loại biểu hiện là “theo ý tôi” và “xin ý Cha được nên”, tức là “theo ý muốn tôi” và “theo ý muốn Cha”. Dù biết trước rằng vào ngày hôm sau sẽ phải chịu khổ nạn trên thập tự giá, nhưng Đức Chúa Jêsus đã một mực cầu khẩn cho mọi việc được nên “theo ý muốn Cha”, chứ không “theo ý muốn tôi”.

Đức Chúa Jêsus vốn lẽ là Đức Chúa Trời. Dù vậy mà Ngài đã mặc xác thịt và đến trái đất này, rồi dâng cầu nguyện thể này lên Đức Chúa Trời trên lập trường của Con, là để làm gương cho chúng ta (Giăng 13:15).

Chúng ta đang ngụ trong Siôn, là nơi Đức Chúa Trời Cha Mẹ đích thân ở cùng và dẫn dắt, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, dường như có những phần vẫn còn đang trong quá trình gọt rũa. Dù trên lý luận, chúng ta biết rằng phải làm theo ý muốn Cha, theo ý muốn Mẹ, nhưng nếu chúng ta vẫn thể hiện “theo ý muốn tôi” nhiều hơn, và cứ đòi làm cho hết thảy mọi sự theo ham muốn mình, lòng tham mình, theo điều mình mong muốn, giống như con trẻ, thì ấy là chứng cớ rằng chúng ta vẫn chưa trở nên cái được trọn vẹn do thấm đẫm bởi suy xét của con trẻ.

Từ giờ, kể cả khi cầu nguyện, chúng ta phải trở nên con cái thành nhân, cầu khẩn luôn được cho làm theo ý muốn Đức Chúa Trời theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus đã vâng phục ý muốn Cha cho đến chết, hơn là cầu khẩn cho mọi việc được nên “theo ý muốn tôi”. Giả sử có người nào dù đã thành người lớn, nhưng lại ăn nói và hành động như con trẻ, thì người ta sẽ nhìn một cách kỳ lạ. Về phần linh hồn cũng giống hệt như vậy. Chẳng phải vì cớ số năm tin vào Đức Chúa Trời đã lâu mà tự khắc trở nên kẻ thành nhân đâu, nhưng kể cả cách nói, kể cả cách suy xét và kể cả ý muốn cũng phải bỏ hết thảy những điều thuộc về con trẻ thì mới có thể trở nên kẻ thành nhân được.

Các thánh đồ đi theo bất cứ nơi nào Chiên Con dẫn dắt

Sứ đồ Giăng đã trông thấy trong sự mặc thị cảnh lời tiên tri rằng Đức Chúa Trời dẫn dắt những người đi theo bất cứ nơi nào theo ý muốn Cha, đến con đường của sự cứu rỗi đời đời.

“Những kẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì còn trinh khiết. Chiên Con đi đâu, những kẻ nầy theo đó. Những kẻ đó đã được chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con.” Khải Huyền 14:4

Các thánh đồ đã được chuộc là những người đi theo bất cứ nơi nào Chiên Con dẫn dắt, theo ý muốn Ngài. Trong đó không có một người nào đi tiên phong trước Chiên Con mà khiến cho mọi người làm “theo ý muốn tôi” cả.

Tại sao những người này không yêu cầu làm theo ý muốn họ vậy? Đó là bởi họ không phải là con trẻ, mà là những kẻ thành nhân về phần linh hồn, hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ. Nếu như mỗi một người đã nâng cao “theo ý muốn tôi” thì bộ hành của những người này đã được chia làm mười ngả, nghìn ngả nhưng vì họ đi theo ý muốn Cha, nên đã trở nên một. Như vậy, các thánh đồ phải nhanh chóng vâng phục để Tin Lành toàn thế giới được tiến hành theo ý muốn Cha Mẹ.

“Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy: Nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự tự cao nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ. Cũng nhờ khí giới đó, chúng tôi sẵn sàng phạt mọi kẻ chẳng phục, khi anh em đã chịu lụy trọn rồi.” II Côrinhtô 10:4-6

Phục tùng và vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời không có nghĩa là “Hãy đi theo ý muốn tôi.” mà là bày tỏ ý chí rằng “Tôi sẽ đi theo ý muốn Cha.” Tôi tin rằng khi mọi thánh đồ có suy nghĩ của người lớn phần linh hồn, tức là kẻ thành nhân phục tùng ý muốn Đức Chúa Trời, thì lịch sử Tin Lành sẽ được hoàn thành.

Con trẻ không ngừng yêu cầu cha mẹ làm “theo ý muốn tôi”. Nó không hề quan tâm mặc dù bây giờ mẹ đang bận, hay đang đói bụng, hay đang mệt mỏi, mà chỉ đòi cho bú sữa bởi cớ nó đói bụng. Những người bị hủy diệt tại đồng vắng đã như thế. Yêu cầu của họ chính là nội dung xin chỉnh hết thảy mọi sự phù hợp với bản thân họ. Vì cớ không có nước uống, họ đã bất bình; vì cớ cạn kiệt đồ ăn, họ đã lằm bằm. Nếu họ đã là những kẻ thành nhân thì họ đã nhịn nhục rồi. Ở trên đồng vắng, khi khát nước thì con trẻ liên tục kêu khóc và mè nheo đòi cho nước, nhưng người lớn thì nhẫn nhịn và chịu đựng cho tới tận khi đạt đến nơi có nước. Chúng ta phải thoát ra khỏi trạng thái con trẻ phần linh hồn. Nếu không có tín ngưỡng đi theo ý muốn Cha, thì rốt cuộc sẽ không tránh khỏi bị diệt vong như lịch sử đồng vắng.

Tại thời điểm chỉnh lý lại việc làm của một ngày, hãy nhìn lại bản thân mình. Nghĩ xem ngày hôm nay mình đã gắng làm hết thảy mọi việc chỉ “theo ý muốn tôi”, hay đã nỗ lực làm theo ý muốn Cha Mẹ, thì có thể nắm bắt được rằng đức tin của mình vẫn đang ở mức độ con trẻ, hay mình đang tiêu hóa được kể cả đồ ăn đặc và đi theo bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt với tư cách là kẻ thành nhân.

Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẵn sàng phạt mọi kẻ chẳng phục, khi chúng ta đã chịu lụy trọn rồi. Chúng ta phải sanh lại thông qua giao ước mới. Người sanh lại, tức là người làm theo ý muốn Cha mới có thể thấy được nước Đức Chúa Trời (So sánh: Giăng 3:3, Mathiơ 7:21).

“Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã.” I Côrinhtô 10:12

Để đi vào Nước Thiên Đàng thì phải có đức tin thành nhân. Cho nên, đã được phán rằng ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Hãy nhìn lại xem mình vẫn còn có tấm lòng giống như con trẻ cố chấp ý muốn mình hay không, và nhất định phải có đức tin thành nhân, sống theo ý muốn Cha, chứ không phải “theo ý muốn tôi”.

Sự quan phòng của muôn vật và sự vâng phục

Trong bài tùy bút tôi đọc lần nọ có nội dung như sau.

“Cây cối biết thỏa mãn với phận sự được ban cho mình. Nó không than trách sự được sanh ra thành cây cối, cũng không nói rằng tại sao mình được đặt để ở đây, chứ không được đặt để ở kia.”

Cây cối biết thỏa mãn với phận sự của bản thân. Dù trồng một cây thông ở trên đảo hoang vắng nhưng cây thông ấy không bao giờ lằm bằm ai bởi cớ nó cô độc cả. Dù là mảnh đất cằn cỗi, dù là mảnh đất mầu mỡ, nếu được gieo trồng thì nó thỏa mãn tùy theo được gieo trồng thể nào; được trồng là cây thông thì sống là cây thông, được trồng là hoa đỗ quyên thì sống là hoa đỗ quyên, được trồng là hoa kenari thì sống là hoa kenari; nó không than trách bởi cớ nó là bất kỳ loại cây nào.

Kể cả cây cối, kể cả chim chóc, kể cả cá cũng không bất bình. Muôn vật trong thế giới tự nhiên đều sống thuận ứng theo sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Đi theo y nguyên thuận lý như thế này, theo trật tự mà Đức Chúa Trời lập ra chính là sự vâng phục. Điều mà Đức Chúa Trời mong muốn từ chúng ta không phải là sự phục tùng mù quáng hoặc sự tin một cách mù quáng, mà là sự vâng phục. Chúng ta hãy giác ngộ đúng đắn xem tại sao chúng ta phải đi theo ý muốn Đức Chúa Trời và tin vào Đức Chúa Trời, và phải đi theo bất cứ nơi nào theo ý muốn Ngài. Đây là điều mà Đức Chúa Trời mong muốn.

Nếu chúng ta suy xét như con trẻ, nói như con trẻ, và ôm ấp ý muốn như con trẻ thì không dễ để đi theo ý muốn Cha. Vì không dễ nên cần phải nỗ lực. Sự vâng phục là mỹ đức mà chúng ta phải có trong đạo lý của giao ước mới. Phải đi theo ý muốn Cha thì chúng ta mới nhận được chứng cớ với tư cách là các thánh đồ được gọi là “những người được chuộc từ giữa loài người, đi theo bất cứ nơi nào Chiên Con dẫn dắt”.

Mưa phù hợp, ánh nắng mặt trời phù hợp, thổ nhưỡng có thành phần dinh dưỡng phù hợp, các loại hột giống phù hợp v.v… Thông qua hết thảy những thứ này mà Đức Chúa Trời ban cho, chúng ta đang được nhận lấy lương thực mà duy trì sự sống, chẳng phải vậy sao? Không có Đức Chúa Trời thì chúng ta không thể sống được, và trong những thứ mà chúng ta có, không có bất cứ một thứ gì không được nhận từ Đức Chúa Trời cả.

Chúng ta phải có tâm tư biết nhìn trông Đức Chúa Trời vĩ đại thế này. Mong chúng ta đều trở nên kẻ thành nhân biết dụng tâm tư để phân biệt điều lành và dữ, luôn đi theo ý muốn Cha Mẹ và sống vì ý muốn ấy của Ngài.

“Bởi vì, ai phân biệt ngươi với người khác? Ngươi há có điều chi mà chẳng đã nhận lãnh sao? Nếu ngươi đã nhận lãnh, thì sao còn khoe mình như chẳng từng nhận lãnh?” I Côrinhtô 4:7

Nhất định hãy ghi nhớ sự thật rằng hết thảy mọi thứ chúng ta có đều được nhận từ Đức Chúa Trời. Dù Đức Chúa Trời tắt duy chỉ mặt trời ngay tức khắc thì nhân loại sẽ bị tuyệt chủng. Và dù Ngài khóa vòi nước trên trời trong mấy tuần thì trái đất này sẽ bị hạn hán trầm trọng. Dù bản thân mình là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó đi chăng nữa, thì cũng nên nhận biết rằng hết thảy mọi việc này đều được hoàn thành trong Đức Chúa Trời.

Đừng khoe khoang bất cứ điều gì, nhưng chỉ khoe khoang về Đức Chúa Trời của chúng ta. Và hãy nhìn lại bản thân xem bây giờ mình đang kiên trì với tín ngưỡng “theo ý muốn tôi”, hay là đang thực tiễn tín ngưỡng theo ý muốn Cha. Cho tới giờ, nếu đã có đức tin như con trẻ cố chấp ý muốn mình, thì kể từ bây giờ hãy bỏ những điều thuộc về con trẻ, và trở nên cái được trọn vẹn với tư cách là kẻ thành nhân. Mong hết thảy chúng ta tìm kiếm xem ý muốn mà Thánh Linh và Vợ Mới, là Cha Mẹ phần linh hồn, mong muốn là gì, và hãy có đức tin thành nhân làm theo ý muốn ấy.