Lễ Phục Sinh

20,456 lượt xem

Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus 2.000 năm trước là sự kiện trọng đại không thể bỏ sót trong tín ngưỡng chúng ta. Đấng Christ phục sinh giữa những kẻ chết, nhờ đó đối với nhân sinh tưởng rằng nếu chết thì mọi sự đều kết thúc, Ngài làm cho thức tỉnh rằng kể cả sau sự chết của xác thịt vẫn có cuộc sống đời đời sẽ được hưởng phước lạc và hầu việc Đức Chúa Trời tại Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

Lễ Phục Sinh là ngày Đức Chúa Jêsus Christ sống lại, và là ngày kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời – Đấng phá vỡ quyền thế sự chết. Mong rằng vừa dò xem thông qua Kinh Thánh về khởi nguyên và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh, các người nhà Siôn vừa có thể bước đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu trong khi giữ gìn sự trông mong phục sinh.

Khởi nguyên của Lễ Phục Sinh

3 kỳ 7 lễ trọng thể của Cựu Ước được chế định tùy theo công việc của Môise khi người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô và đi hướng tới Canaan. Kể cả khởi nguyên của Lễ Phục Sinh, chúng ta cũng có thể tìm ra được trong công việc của Môise.

“… Lòng Pharaôn và quần thần đối cùng dân đó bèn thay đổi, nói rằng: Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Ysơraên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao? Pharaôn bèn thắng xe và đem dân mình theo. Người đem sáu trăm xe thượng hạng và hết thảy xe trong xứ Êdíptô, trên mỗi xe đều có chiến binh cả.” Xuất Êdíptô Ký 14:1-7

“Vả, Môise giơ tay ra trên biển, Đức Giêhôva dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ. Dân Ysơraên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả. Người Êdíptô bèn đuổi theo; hết thảy ngựa, binh xa cùng lính kỵ của Pharaôn đều theo xuống giữa biển… Môise bèn giơ tay mình ra trên biển, lối sáng mai, nước trở lấp phủ đáy biển lại, người Êdíptô chạy trốn bị nước chận; vậy Đức Giêhôva xô họ xuống giữa biển. Thế thì, nước trở lại bao phủ binh xa, lính kỵ của cả đạo binh Pharaôn đã theo dân Ysơraên xuống biển, chẳng còn sót lại một ai. Song dân Ysơraên đi giữa biển như trên đất cạn; nước làm thành vách ngăn bên hữu và bên tả. Trong ngày đó, Đức Giêhôva giải cứu dân Ysơraên thoát khỏi tay người Êdíptô…” Xuất Êdíptô Ký 14:21-30

Người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua, rồi ra khỏi Êdíptô và hướng tới Canaan thì chẳng mấy chốc đã bị quân đội Êdíptô đuổi theo. Ở trước mặt họ, Biển Đỏ chặn ngang. Dân sự rơi vào nguy cơ, kêu van Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời hầu cho Môise giơ cây gậy lên và phân rẽ Biển Đỏ.

Người dân Ysơraên vượt qua Biển Đỏ bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, và hết thảy được lên bờ một cách bình an vào sớm mai ngày 22 tháng 1 thánh lịch, là Chủ nhật theo chế độ thứ ngày nay. Quân đội Êdíptô đuổi theo sau họ thì bị thủy táng trong Biển Đỏ vì nước biển hợp lại.

Đức Chúa Trời chế định Lễ Bánh Không Men hầu cho kỷ niệm khổ nạn mà người dân phải chịu đựng cho đến khi vượt qua Biển Đỏ, mặt khác Ngài chế định Lễ Trái Đầu Mùa hầu cho kỷ niệm công việc đi vượt qua và lên khỏi Biển Đỏ.

“Đức Giêhôva lại phán cùng Môise rằng… Khi nào các ngươi đã vào xứ mà ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ sabát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giêhôva, hầu cho bó lúa đó được nhậm… Mặc dầu ở nơi nào, ấy là một lệ định đời đời cho con cháu các ngươi.” Lêvi Ký 23:9-14

Lễ Trái Đầu Mùa là lễ trọng thể giữ vào Chủ nhật, là hôm sau ngày Sabát sau Lễ Bánh Không Men. Vào ngày này, dân sự đã dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời bằng cách đưa qua đưa lại bó lúa đầu mùa hầu cho bó lúa đó được nhậm. Với ý nghĩa là đưa qua đưa lại mà tế lễ nên được gọi là lễ đưa vẫy, và bởi cớ rằng dâng giơ lên mà tế lễ nên còn được gọi là lễ dâng giơ lên. Ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh chính là Lễ Trái Đầu Mùa này.

Đức Chúa Jêsus làm ứng nghiệm lời tiên tri về Lễ Trái Đầu Mùa

Bản thân lễ trọng thể chính là lời tiên tri về công việc mà về sau Đấng Christ sẽ làm hoàn thành. Đức Chúa Jêsus Christ lập giao ước mới vào Lễ Vượt Qua và cứu rỗi nhân loại khỏi tội lỗi, rồi bị bắt vào đêm hôm ấy, chịu khổ nạn trên thập tự giá vào Lễ Bánh Không Men, và đã phục sinh vào Lễ Trái Đầu Mùa, là một hôm sau ngày Sabát đầu tiên đến sau Lễ Bánh Không Men. Sự người dân Ysơraên đi vào Biển Đỏ có nghĩa là sự Đức Chúa Jêsus đi vào mộ, còn sự người dân Ysơraên lên khỏi Biển Đỏ có nghĩa là Đức Chúa Jêsus sẽ phục sinh. Trong phép Báptêm mà chúng ta chịu cũng chứa đựng ý nghĩa thể này.

Kể cả thông qua luật lệ của Lễ Trái Đầu Mùa Cựu Ước, cũng có thể xác minh rằng sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ có liên quan mật thiết với Lễ Trái Đầu Mùa.

“Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” I Côrinhtô 15:20

Bởi đã phục sinh, Đức Chúa Jêsus Christ trở nên “Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ”, xét theo lễ trọng thể của Cựu Ước thì là của lễ của Lễ Trái Đầu Mùa. Theo đó, giống như đã dâng của lễ Lễ Trái Đầu Mùa vào hôm sau ngày Sabát, theo lời tiên tri, Đức Chúa Jêsus cũng nhất định phải phục sinh vào hôm sau ngày Sabát.

“Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài. Họ thấy hòn đá đã lăn ra khỏi cửa mồ; nhưng, bước vào, không thấy xác Đức Chúa Jêsus. Đương khi không biết nghĩ làm sao, xảy có hai người nam mặc áo sáng như chớp, hiện ra trước mặt họ. Họ đương thất kinh, úp mặt xuống đất; thì hai người ấy nói rằng: Sao các ngươi tìm người sống trong vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại…” Luca 24:1-7

Theo lời tiên tri, Đức Chúa Jêsus đã phục sinh vào ngày thứ nhất trong tuần lễ, tức là Chủ nhật đến sau ngày Sabát. Ấy là Ngài làm hoàn thành lời tiên tri về Lễ Trái Đầu Mùa dâng lên Đức Chúa Trời với tư cách là Trái Đầu Mùa.

Hầu hết các hội thánh ngày nay đều chủ trương rằng vì ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là Chủ nhật nên sang Tân Ước thì phải thờ phượng vào Chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, ngày Sabát và Lễ Phục Sinh là hai lễ trọng thể riêng biệt. Ngày Sabát là lễ trọng thể hàng tuần kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời – Đấng Sáng Tạo đã dựng nên trời đất, còn Lễ Phục Sinh là lễ trọng thể hàng năm kỷ niệm sự phục sinh của Đấng Christ, nên ý nghĩa ấy khác nhau rõ rệt. Kể từ thời đại Cựu Ước, Lễ Trái Đầu Mùa đã là Chủ nhật, là một hôm sau ngày Sabát, và Đức Chúa Jêsus cũng đã phục sinh vào Chủ nhật, theo lời tiên tri về Lễ Trái Đầu Mùa.

Bánh Lễ Phục Sinh làm sáng mắt phần linh hồn

Cứ đến Lễ Phục Sinh thì rất nhiều hội thánh thế gian có phong tục ăn trứng luộc được tô màu. Họ chủ trương rằng trong sự trứng gà nở ra và gà con ra đời có chứa đựng ý nghĩa phục sinh, nên có đức tin rằng sự sống có thể được quẫy đạp trong trứng luộc, mà đây thật là việc đáng nực cười. Trứng phục sinh là phong tục của tôn giáo ngoại bang không có căn cứ ở bất cứ chỗ nào trong Kinh Thánh, do trứng biểu tượng cho nữ thần mùa xuân Easter (Eostrae) của châu Âu đã du nhập vào Cơ Đốc giáo.

Hãy dò xem thông qua Tin Lành Luca xem có điều gì trong luật lệ Lễ Phục Sinh mang tính Kinh Thánh.

“Cũng trong ngày ấy (ngày Ngài phục sinh), có hai môn đồ đi đến làng kia, gọi là Emmaút, cách thành Giêrusalem sáu mươi ếchtađơ; họ đàm luận về những sự đã xảy ra. Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần, cùng đi đường với họ. Nhưng mắt hai người ấy bị che khuất không nhìn biết Ngài được… Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy. Hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?…” Luca 24:13-35

Hai môn đồ đang đi đến Emmaút, dù Đức Chúa Jêsus đã phục sinh đang đồng hành cùng mà họ không nhìn biết Ngài vì mắt bị che khuất. Đức Chúa Jêsus bẻ bánh và ban cho nên mắt phần linh hồn của họ được mở ra, nhận biết ngay thẳng Đấng Christ và có được đức tin chắc chắn.

Satan cám dỗ Ađam và Êva ăn trái thiện ác và làm cho mở mắt của tội ác, nhưng Đấng Christ thì bẻ bánh và ban cho các môn đồ, nhờ đó làm cho họ mở mắt có thể nhìn biết Đấng Christ. Như thế này, Lễ Phục Sinh là lễ trọng thể chứa đựng quyền năng của Đức Chúa Trời mở ra sự tinh tường phần linh hồn cho chúng ta. Điều này trở nên khởi nguyên, nên ở trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nghi thức bẻ bánh làm sáng mắt phần linh hồn được giữ gìn như là luật lệ của Lễ Phục Sinh (Tham khảo: Công Vụ Các Sứ Đồ 20:6-7).

Hội Thánh giữ Lễ Phục Sinh mang tính Kinh Thánh ngày nay cũng duy chỉ là Hội Thánh của Đức Chúa Trời chúng ta. Chúng ta vừa bẻ bánh theo luật lệ Kinh Thánh mà Đấng Christ An Xang Hồng dạy dỗ cho, vừa ghi khắc ý nghĩa của Lễ Phục Sinh giữa tín ngưỡng chân thật tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Thánh Linh và Vợ Mới. Có thể xác minh rõ ràng sự thật rằng Ngài làm sáng mắt phần linh hồn bởi bánh Lễ Phục Sinh và hầu cho nhìn biết Đức Chúa Trời.

Ý nghĩa của phục sinh của Đấng Christ

Sự phục sinh của Đấng Christ phá vỡ quyền thế của sự chết và âm phủ, nhờ đó mang lại sự trông mong sống cho nhân loại bị trói buộc trong xiềng xích sự chết trọn đời vì sợ chết (Hêbơrơ 2:14-15).

“… đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em.” I Phierơ 1:3-4​

“… Nếu những kẻ chết không sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa. Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích… Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết. Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” I Côrinhtô 15:12-20

Không có sự phục sinh thì đức tin chúng ta sẽ là vô ích. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus phục sinh giữa những kẻ chết, nhờ đó ban sự trông mong rằng chúng ta cũng được phục sinh thành sự sống mới và đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Ngài đích thân làm gương về sự phục sinh và sự sống đời đời, bởi đó ban chứng cớ đáng tin cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có được đức tin chân thật, được thừa hưởng cơ nghiệp Nước Thiên Đàng vĩnh cửu với tư cách là nhân chứng chân thật của Đức Chúa Trời.

“… Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Ðức Chúa Trời…” I Giăng 5:13-15

“Ðức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi trút linh hồn. Và nầy, cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống lại. Sau khi Ðức Chúa Jêsus đã sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy.” Mathiơ 27:50-53

Đức Chúa Jêsus Christ hứa cho chúng ta sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, và đã hủy diệt quyền thế sự chết thông qua Lễ Phục Sinh. Rất nhiều người thế gian nói rằng chết thì kết thúc, nhưng đối với các thánh đồ ở trong lẽ thật thì sự chết của xác thịt không phải là kết thúc. Đối với chúng ta, là những người được cho phép sự sống đời đời, thì không có đoạn kết. Hãy một mực nhìn trông Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, và cùng nhau tham dự vào vinh hiển phục sinh.

Sự trông mong sống của phục sinh và đức tin

Satan nghĩ rằng nếu Đức Chúa Jêsus đến trong xác thịt gánh vác mọi tội lỗi của người dân và qua đời thì quyền thế trên trời sẽ thuộc về mình, nên nó đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Nhưng, Đức Chúa Jêsus – Đấng hằng sống đời đời và không hề bị trói buộc bởi sự chết dù là trong chốc lát, đã phục sinh, bởi đó mà Ngài đã đẩy lùi Satan – kẻ cầm quyền sự chết, và cho biết sự thật rằng chúng ta cũng được phục sinh và biến hóa lúc tiếng kèn chót.

Đây chính là tin nhắn hy vọng và vui mừng lớn lao đối với các môn đồ tin và đi theo Đức Chúa Jêsus. Bởi vậy, các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã rao truyền kể cả tín ngưỡng phục sinh tại mỗi nơi truyền bá Tin Lành.

“… Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài… Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau.” I Têsalônica 4:13-18

Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai dù xác thịt bị đau đớn và tử vì đạo, nhưng đã tin rằng phần linh hồn thì phục sinh và luôn ở cùng với Chúa. Vì sự trông mong phục sinh làm cho đức tin được kiên cố, nên dù bị người ta bắt bớ và chế giễu, nhưng họ đã vui lòng đi theo cuộc đời thập tự giá của Đấng Christ.

Chúng ta đang sinh sống trong thời đại này cũng đừng quên mất sự trông mong phục sinh. Lời rằng “Những kẻ chết trong Đấng Christ được phục sinh và trỗi dậy, còn những kẻ sống mà còn ở lại thì được biến hóa, được hưởng phước lạc sự sống đời đời ở trên trời.” là lời hứa của Đức Chúa Trời chân thật và thành tín.

“… Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh; đã gieo ra là yếu, mà sống lại là mạnh; đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng… Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng…” I Côrinhtô 15:35-55

Đối với chúng ta không chỉ có thể xác thịt mà còn tồn tại thể thiêng liêng về sau sẽ mặc lấy nữa. Đã được phán rằng lúc tiếng kèn chót những kẻ chết đều được sống lại không hay hư nát, còn chúng ta đều sẽ biến hóa thành thể không hay chết trong nháy mắt, thế thì ở đâu có lời hứa quý báu hơn thế này nữa chăng?

Loài người dù có nhiều của cải và học thức cao đến đâu chăng nữa, nhưng cuối cùng đều bị chết cả. Khi sự chết ập đến, ai cũng nhìn lại cuộc sống mình, than vãn rằng hư vô và hư không. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cho biết rằng cuộc sống của đất này không phải là tất cả.

Đối với chúng ta, sự sống đời đời đang chờ đợi. Vinh hiển có thể thị sát thế giới thiên sứ trong cả vũ trụ cùng với Đức Chúa Trời, và khoảng thời gian hạnh phúc được sáng tạo mới hàng ngày, bỏ lại đằng sau mọi đau đớn, buồn bã và thống khổ thời gian qua, đang được sắm sẵn đời đời mãi mãi. Đức Chúa Trời khẩn thiết mong ước các con cái giữ đức tin cho đến cuối cùng, giữ vững mão triều thiên của sự sống và được trở về Nước Thiên Đàng.

“Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” I Côrinhtô 15:58

Hãy suy nghĩ tới những việc sẽ thực hiện với tư cách là con cái của Cha Mẹ trên trời, và là thầy tế lễ nhà vua ở Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Mong các thánh đồ tin rằng công khó của chúng ta bây giờ tuyệt đối không vô ích ở trong Đức Chúa Trời, và hãy gắng sức hơn nữa trong công việc của Đức Chúa Trời bằng đức tin kiên cố.

Ngày mà Đấng Christ thổi sức sống và niềm vui vào tâm linh các môn đồ đương nhụt chí bởi sự Ngài qua đời trên thập tự giá, chính là Lễ Phục Sinh. Kể cả những người sinh sống như thể cuộc sống của đất này là toàn bộ, cũng được truyền cho nghe tin nhắn của Đức Chúa Trời về sự phục sinh thì họ sẽ vui mừng dường bao? Mong các người nhà Siôn cho biết rộng rãi về tin tức phước lành này, truyền bá sự trông mong Nước Thiên Đàng vĩnh cửu cho cả nhân loại.