Hội nghị Thượng đỉnh ASEZ Toàn cầu 2023

Nguồn động lực cho sự liên hiệp vững chắc: Hướng tới sự bền vững

Hàn Quốc

6/7/2023 9,091 lượt xem

Trong kỷ nguyên siêu kết nối, khi thế giới được kết nối chặt chẽ nhờ sự phát triển của nhiều công nghệ và ngành công nghiệp như hàng không, viễn thông và phương tiện truyền thông, nhân loại trong ngôi làng toàn cầu đang cùng chia sẻ vô số tiện ích của văn minh. Tuy nhiên, khi những tiện ích được hưởng cùng nhau ngày càng tăng lên thì cũng có thêm nhiều vấn đề cần được giải quyết cùng nhau. Đó là khủng hoảng khí hậu và các thảm họa do lượng khí thải carbon khổng lồ gây ra, nghèo đói do phân hóa xã hội, chiến tranh và tội phạm.

Vào ngày 6/7, Đoàn Phụng sự Sinh viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời (ASEZ) đã tổ chức “Hội nghị Thượng đỉnh ASEZ Toàn cầu 2023”, tạo ra diễn đàn đối thoại, là nơi các sinh viên từ khắp thế giới nhóm lại và thảo luận về các vấn đề mà ngôi làng toàn cầu đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất những phương án giải quyết. Đây là lần thứ hai ASEZ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu, sau Hội nghị vào năm 2019.

Với chủ đề “Nguồn động lực cho sự liên hiệp vững chắc: Hướng tới sự bền vững”, Hội nghị đã được tổ chức tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo ở Hàn Quốc với sự tham gia của hơn 1.500 người, gồm các hội viên ASEZ đến từ 500 trường đại học thuộc 40 quốc gia như: Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Columbia (Mỹ), Đại học Cape Town (Nam Phi)Đại học Sydney (Úc), và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như: Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Park Jong Gil, phó giáo sư Jeong Seung Wook thuộc trường Đại học Ngoại ngữ Hankuk và giáo sư Choi Chang Su thuộc trường Đại học Quốc gia Sakhalin, Nga.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu 2019, ASEZ đã thông qua “Nghị quyết của những người tạo ra sự biến hóa”, nhằm tạo ra thế giới không có tội phạm và tích cực tiến hành các hoạt động phòng chống tội phạm ở mỗi quốc gia. Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã đề cập đến thực tế này trong bài phát biểu khai mạc: “Các quý vị là những người tiên phong dẫn dắt những thay đổi lớn. Tôi hy vọng rằng ảnh hưởng tích cực của các quý vị sẽ mang đến thay đổi thiết thực, và đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các bên liên quan với nhau”. Thượng nghị sĩ bang New York, Mỹ, ông Neil D. Breslin và các chính khách của Philippines và Singapore đã gửi video diễn văn chúc mừng việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh và ủng hộ hoạt động của ASEZ.

Hội nghị Thượng đỉnh chính thức bắt đầu với bài thuyết trình của Chủ tịch Quốc hội Peru, ông José Daniel Williams Zepata và các danh sĩ trong và ngoài Hàn Quốc. Thông qua video thuyết trình, Chủ tịch Quốc hội Zepata đã giới thiệu về phương pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu mà không thể tránh khỏi của chính phủ Peru, và kêu gọi các thanh niên đi đầu trong việc tạo ra thay đổi và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.

Các hội viên ASEZ đã tìm kiếm các kế hoạch hành động thiết thực vì tương lai bền vững cho trái đất và nhân loại thông qua các cuộc thảo luận nhóm với các đại diện đến từ mỗi châu lục. 6 đại diện sinh viên đã chỉ ra các vấn đề môi trường và xã hội mà mỗi châu lục phải đối mặt, như hệ sinh thái Amazon bị tàn phá do hoạt động khai thác vàng trái phép, và đề xuất nhiều giải pháp đa dạng như: phục hồi hệ sinh thái Amazon thông qua dự án Greenship của ASEZ, chỉ định khu vực bảo vệ biển cho hệ sinh thái carbon xanh, giáo dục phòng chống tội phạm kết hợp PBL (Project Based Learning – Học tập dựa trên dự án).

Hội viên Matthew Watson (Đại học bang New York, Mỹ), đại diện khu vực Bắc Mỹ đề xuất xây dựng đội cứu hộ khẩn cấp để ứng phó với những thảm họa khí hậu thường xuyên, đồng thời đạt được sự đồng cảm của cộng đồng: “Để tạo ra xã hội bền vững, nơi mọi người đều hạnh phúc, không chỉ cần nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu mà cũng cần giảm thiểu biến đổi khí hậu”. Hội viên Renato Dsampaio, đại diện của châu Âu (Đại học Goldsmiths, London, Anh) phát biểu: “Tất cả các thành viên trong xã hội nên cùng hành động. Để làm được điều này, chúng ta cần mở rộng quan hệ đối tác từ địa phương đến đô thị, quốc gia và toàn cầu”.

Tại cuộc họp này, các hội viên ASEZ đến từ 500 trường đại học khắp thế giới đã thông qua và công bố “Tuyên bố chung U500” dựa trên các nội dung thảo luận. Trong Tuyên bố này, các sinh viên khắp thế giới bày tỏ mong muốn tạo ra thế giới bền vững vượt qua biên giới và văn hóa thông qua 6 kế hoạch hành động cụ thể trong 3 lĩnh vực: nhận thức, thực tiễn và hợp tác. Nhiều danh sĩ cũng đã ký tên ủng hộ vào Tuyên bố chung. ASEZ có kế hoạch gửi Tuyên bố chung U500 tới Liên Hiệp Quốc.

Hội viên Jasmine Rojas (Đại học Albany, Mỹ) phát biểu: “Đây là khoảng thời gian bổ ích để tôi tìm hiểu về những vấn đề không chỉ ở xung quanh tôi mà còn trên toàn thế giới. Tôi sẽ tìm phương pháp để thực hiện và quảng bá những nội dung mà các đại diện của từng châu lục đã trình bày”. Hội viên Cheon Jeong Wook (Đại học Kyonggi, Hàn Quốc) bày tỏ sự quan tâm và cam kết thực tiễn Tuyên bố chung U500: “Tôi tin rằng những hành động nhỏ của chúng ta sẽ là bước tiến mang lại thay đổi lớn trên thế giới”. Các hội viên ASEZ ở Hàn Quốc và khắp thế giới mong muốn mở rộng các hoạt động của họ cả trong và ngoài khuôn viên trường, dựa trên Tuyên bố chung vì tương lai bền vững.

Tuyên bố chung U500
  • Hướng tới sự bền vững
  • Hiện thực hóa trung hòa carbon thông qua bảo tồn các hệ sinh thái trên đất liền và hệ sinh thái biển
  • Giảm thiểu phạm tội thông qua giáo dục, nâng cao nhận thức và cải thiện môi trường
  • Ra mắt đội cứu hộ khẩn cấp để ứng phó với thảm họa
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của nhóm yếu thế thông qua các hoạt động phúc lợi xã hội
  • Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác quốc tế