Chọn ngôn ngữ

Close

Kinh Thánh là ngự lệnh của Đức Chúa Trời

3,630 lượt xem

Kinh Thánh được ghi chép bởi sự cảm động của Đức Chúa Trời, là sách ban cho loài người sự khôn ngoan để được cứu rỗi và dạy dỗ hầu cho biết sống một cách đúng đắn, công bình và thiện lành (II Timôthê 3:15-17). Có người cho rằng những lời tốt đẹp trong kinh sách thì có thể làm theo hoặc không làm theo tùy theo tình huống và hoàn cảnh. Tuy nhiên, Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời chí cao và là ngự lệnh (御命) mà người dân của Đức Chúa Trời phải tiếp nhận một cách tuyệt đối.

Ký giả sách Hêbơrơ đã làm chứng rằng người không vâng phục lời của Đức Chúa Trời thì chẳng thể nào được đi vào Nước Thiên Đàng (Hêbơrơ 3:18). Điều này không phải chỉ đơn thuần ở mức độ không vâng theo lời dạy mang tính đạo đức, mà là vì đã làm trái ngự lệnh rất quan trọng của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh – sách ghi chép ngự lệnh của Đức Chúa Trời

Trong các vương triều thời đại xưa, lời của vua chính là luật lệ và nguyên tắc. Sức mạnh của vương lệnh, tức ngự lệnh, là vô cùng lớn đến nỗi nếu ai đó chống lại hoặc bóp méo ngự lệnh thì bị coi là phản nghịch và phải chịu hình phạt nghiêm khắc. Kẻ làm trái ngự lệnh thì dù bị mất mạng sống ngay tại chỗ cũng được coi là thích đáng.

Người ta không dám đối xử tùy tiện với ngay cả ngự lệnh mà vua ở dưới đất này ban hành, thế thì chúng ta phải tiếp nhận như thế nào đối với lời của Đức Chúa Trời, là Vua thống trị cả vũ trụ đây?

“là sự mà Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa” I Timôthê 6:15

Đức Chúa Trời là Cha Mẹ phần linh hồn của chúng ta, nhưng địa vị vốn lẽ của Ngài ở trên trời là “Vua của mọi vua và Chúa của mọi chúa”. Vì vậy, 66 quyển sách trong Kinh Thánh ghi chép bởi các đấng tiên tri được nhận sự cảm động Thánh Linh từ Đức Chúa Trời, có thể được coi là ngự lệnh được ban hành bởi Đức Chúa Trời, là Vua của các vua (II Phierơ 1:21).

Kinh Thánh không phải là một cuốn sách lịch sử hay sách giáo huấn thông thường, mà từng chữ một trong đó đã được ghi chép như là ngự lệnh trang nghiêm của Đức Chúa Trời. Chúng ta tuyệt đối không được xem thường lời ấy, mà phải coi trọng và tiếp nhận một cách tuyệt đối.

Đức Chúa Trời, Đấng biết sự cuối cùng ngay từ buổi đầu tiên, đã chứa đựng trong Kinh Thánh mọi sự quan phòng của Ngài vì sự cứu rỗi của chúng ta bằng nhiều cách khác nhau như các ghi chép mang tính lịch sử, thơ ca (詩歌) và sự mặc thị. Vì thế, sứ đồ Giăng đã làm chứng rằng nếu ai thêm điều gì vào những lời trong Kinh Thánh thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn, còn kẻ nào bớt đi những lời trong Kinh Thánh thì Đức Chúa Trời sẽ cất đi đặc quyền được đi vào vương quốc chí thánh trên trời (Khải Huyền 22:18-19). Bởi vì hành vi thêm hoặc bớt lời của Đức Chúa Trời không khác gì với việc tùy tiện làm giả ngự lệnh.

“Ai ra bởi Đức Chúa Trời, thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe, tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời.” Giăng 8:47

Đức Chúa Jêsus đã phán rõ ràng rằng người không nghe lời của Đức Chúa Trời thì không thuộc về Đức Chúa Trời. Những người từ bỏ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua mà Kinh Thánh làm chứng, nhưng lại giữ thờ phượng Chủ nhật và lễ Nôen, tôn kính thập tự giá, v.v… không thể được xưng là người dân của Đức Chúa Trời, vì họ đã đối nghịch với ngự lệnh của Ngài. Đấng tiên tri Đaniên đã biểu hiện việc vi phạm điều răn là sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời (Đaniên 9:5).

Những người dân trên trời vâng theo ngự lệnh của Đức Chúa Trời

Ngày Sabát chúng ta giữ hàng tuần là ngự lệnh của Đức Chúa Trời. Lễ Vượt Qua chúng ta giữ hàng năm cũng là ngự lệnh do Đức Chúa Trời phán. Nếu Đức Chúa Trời phán rằng “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”, “Hãy cử hành Lễ Vượt Qua để nhớ đến Ta”, thì chúng ta chỉ cần làm theo như vậy là được. Không có lý do gì để thêm bất cứ suy nghĩ nào của loài người vào ngự lệnh của Đức Chúa Trời.

Chúng ta phải dò xem cẩn thận lời trong Kinh Thánh, là ngự lệnh của Đức Chúa Trời, và phải tuân theo y nguyên lời phán dặn của Ngài đã được ghi chép trong đó. Lời của Đức Chúa Trời – Vua của các vua, là nội dung cơ bản mà mọi người dân thuộc về vương quốc của Đức Chúa Trời đương nhiên phải tuân giữ.

“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu kẻ nào giữ lời ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ.” Giăng 8:51

Hết thảy mọi ngự lệnh của Đức Chúa Trời đều là những lời Ngài phán dặn để ban cho chúng ta sự sống đời đời (Giăng 12:50). Kinh Thánh dạy dỗ một cách nhất quán rằng người vâng giữ theo lời của Đức Chúa Trời thì dù đi ra hay đi vào cũng sẽ được phước, ngược lại, kẻ không vâng phục theo lời Ngài thì sẽ phải nhận sự rủa sả dù đi ra hay đi vào (Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:1-19).

Ngày nay, giữa vô số người xưng rằng mình tin vào Đức Chúa Trời, nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì không dễ để phân biệt ai mới là người dân thật của Đức Chúa Trời. Song, có thể biết được điều này một cách rõ ràng khi đứng ở ngã rẽ giữa thế gian và Đức Chúa Trời. Giống như bầy chiên nghe giọng tiếng của người chăn và làm theo sự dẫn dắt của người chăn ấy, người dân của Đức Chúa Trời đương nhiên cũng làm theo ngự lệnh của Đức Chúa Trời (Giăng 10:26-27). Việc có coi trọng ngự lệnh của Đức Chúa Trời hay không chính là tiêu chuẩn để phân biệt người đó có phải là người dân của Đức Chúa Trời hay không. Người dân của Đức Chúa Trời là người tôn trọng lời của Đức Chúa Trời, là Vua trên trời và làm theo bằng lòng vâng phục dù ở trong bất cứ tình huống nào chứ không e ngại tầm nhìn hoặc đánh giá của loài người.

Trên thế gian có rất nhiều người xưng mình tin vào Đức Chúa Trời, nhưng lại đặt suy nghĩ của bản thân lên trước và không vâng giữ theo lời Đức Chúa Trời. Họ cũng hợp lý hóa hành động của mình mà nói rằng “Tuy Ngài phán lời hãy làm thế này, nhưng để sống với những người thế gian thì chẳng phải cần thỏa hiệp một cách thích hợp hay sao?”. Song, việc làm trái ngự lệnh của Đức Chúa Trời là chứng cớ cho biết họ không phải là người dân của Đức Chúa Trời.

Trên con đường đức tin chúng ta đang bước đi trong khi trông mong Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, chúng ta hãy chỉ tiến bước đến con đường tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta chỉ nhìn trông và vâng phục giọng tiếng Đức Chúa Trời chứ không nhìn vào ai khác, thì Đức Chúa Trời sẽ công nhận chúng ta là người dân trên trời và hầu cho chúng ta được đi vào Nước Thiên Đàng cách rộng rãi (Mathiơ 7:21-23).

“Hãy làm phép Báptêm nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh!”

Trong số các ngự lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho thông qua Kinh Thánh, không chỉ có luật lệ về ngày Sabát, Lễ Vượt Qua và phép Báptêm mà còn có lời liên quan đến danh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã phán rằng “Dân Ta sẽ biết danh Ta” (Êsai 52:6). Vậy, danh của Đức Chúa Trời mà người dân của Đức Chúa Trời phải kêu cầu vào thời đại này là gì?

“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20

Phép Báptêm là nghi thức quan trọng và là dấu của sự cứu rỗi (I Phierơ 3:21). Ðức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy làm phép Báptêm nhân danh Ðức Cha, Ðức Con và Ðức Thánh Linh. Đây cũng là ngự lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho vì sự cứu rỗi của chúng ta, bởi vậy chúng ta không thể được cứu rỗi nếu không biết danh của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.

Danh của Đức Cha là Giêhôva, danh của Đức Con là Jêsus. Đây là sự thật được nhiều người biết đến. Nhưng vấn đề là danh của Đức Thánh Linh. Nhiều nhà thờ và hội thánh ngày nay không biết danh của Đức Thánh Linh, nên khi cử hành nghi thức Báptêm họ không đề cập đến danh mà chỉ nói rằng “Xin làm phép rửa nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Chúa Thánh Thần” mà thôi. Tuy nhiên, Đức Cha, Đức Con và Thánh Thần là chức vụ chứ không phải là danh.

Hơn nữa, họ đang tưởng rằng người kêu cầu danh Đức Chúa Jêsus và tin vào Đức Chúa Trời thì phải cầu nguyện chỉ với danh Đức Chúa Jêsus thôi. Thế thì, chúng ta hãy nghĩ xem những nhân vật đã sống trước khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện như Ápraham, Nôê, Môise, Giôsuê v.v… quả thật họ đã kêu cầu danh của ai.

“Nhưng tôi kêu cầu danh Đức Giêhôva, rằng: Đức Giêhôva ôi! cầu xin Ngài giải cứu linh hồn tôi.” Thi Thiên 116:4

Tác giả chính của sách Thi Thiên là Đavít, vị vua thứ hai của Ysơraên. Trong Thi Thiên, Đavít đã luôn cầu nguyện nhân danh Đức Giêhôva. Đấng tiên tri Êli cũng đã thắng lợi nhờ kêu cầu danh Đức Giêhôva khi đối đầu với 850 tiên tri giả trên núi Cạtmên (I Các Vua 18:36-38). Như thế, nhiều tổ phụ đức tin của thời đại Cựu Ước đã cầu nguyện nhân danh Đức Giêhôva trong khi tin và nhờ cậy vào danh ấy. Đức Chúa Jêsus cho biết rằng những người ấy đã được cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 8:11). Lời dạy dỗ của Kinh Thánh thể này mâu thuẫn trực diện với quan niệm chung của các hội thánh ngày nay đang nghĩ rằng phải cầu nguyện chỉ với danh Jêsus thì mới được cứu rỗi.

Đấng Cứu Chúa thời đại Đức Thánh Linh, danh mới của Đức Chúa Jêsus

Tại sao những người kêu cầu danh Đức Giêhôva trong Kinh Thánh Cựu Ước và những người kêu cầu danh Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh Tân Ước đã được cứu rỗi? Để có câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta phải biết chính xác mối quan hệ giữa Giêhôva Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus.

“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Ðấng Lạ lùng, là Ðấng Mưu luận, là Ðức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Ðời đời, là Chúa Bình an.” Êsai 9:5

Một con trai, con trẻ tại đây nghĩa là Đấng khiến cho sự sáng chiếu trên xứ thuộc về bóng sự chết và làm cho xứ Galilê của dân ngoại được vinh hiển. Đấng ấy chính là Đức Chúa Jêsus (Êsai 9:1-2). Thế mà, Kinh Thánh chỉ ra rằng Đức Chúa Jesus được xưng là “Cha đời đời”. Nói cách khác, Đức Chúa Jêsus chính là Đức Cha Giêhôva xuất hiện với tư cách là một con trai, vậy nên Giêhôva Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus vốn dĩ là một Đấng.

Trong các ghi chép của Kinh Thánh trước khi Đức Chúa Jêsus đến đất này, danh Jêsus chưa từng xuất hiện dù chỉ một lần. Kể cả các vua trong lịch sử của Ysơraên có lòng yêu mến Đức Chúa Trời như Đavít và Salômôn, hay các đấng tiên tri như Êsai và Êxêchiên, v.v… hết thảy đều đã kêu cầu danh Giêhôva. Song, khi Đức Chúa Trời đến trái đất này với tư cách là Đức Con, thì lịch sử lâu dài của Cựu Ước đã kết thúc và bắt đầu thời đại Đức Con. Khi thời đại thay đổi, thì ngự lệnh mới liên quan đến danh của Đức Chúa Trời mà người dân của Đức Chúa Trời phải kêu cầu cũng được ban hành.

“Đến bây giờ, các ngươi chưa từng nhân danh ta mà cầu xin điều chi hết. Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ được, hầu cho sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn.” Giăng 16:24

Ngài đã phán rằng, đến bây giờ các ngươi đã cầu nguyện nhân danh Giêhôva, nhưng vì Đức Chúa Trời ở thể thần ấy đã mặc xác thịt mà đến đất này với danh là Jêsus, nên từ giờ hãy cầu nguyện nhân danh Jêsus. Sau khi Đức Chúa Jêsus kết thúc 3 năm 6 tháng cuộc đời Tin Lành và lên trời, các môn đồ vâng theo ngự lệnh này đã cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Jêsus và dạn dĩ tuyên bố sự thật rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Con (Giăng 14:12-14, Công Vụ Các Sứ Đồ 16:25-32).

Khi thăng thiên về trời, Đức Chúa Jêsus đã tiên tri trước về sự tái lâm mà phán rằng Ngài sẽ đến lần thứ hai để cứu rỗi người dân của Ngài vào thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng (Công Vụ Các Sứ Ðồ 1:6-11, Hêbơrơ 9:28). Thế thì, khi đến lần thứ hai Ngài sẽ dùng danh nào?

“Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người.” Khải Huyền 3:12

Sứ đồ Giăng đã tiên tri rằng danh mới của Đức Chúa Jêsus sẽ được ban cho người dân của Đức Chúa Trời. Vào thời đại Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Jêsus tái lâm, chúng ta phải kêu cầu danh mới của Đức Chúa Jêsus chứ không phải danh Giêhôva hay Jêsus nữa. Đây là ngự lệnh của Đức Chúa Trời được ban cho vào thời đại này.

Đấng Christ An Xang Hồng – Đấng đến với danh mới

Những người Giuđa vào 2000 năm trước đã đối nghịch và gọi các sứ đồ là “phe người Naxarét” (Công Vụ Các Sứ Đồ 24:5). Lý do là vì các sứ đồ đã rao giảng rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa thay vì Giêhôva Đức Chúa Trời mà họ kêu cầu cho đến khi ấy, và các sứ đồ cũng rao truyền về giao ước mới là sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus khác với luật pháp Cựu Ước mà bản thân họ đã giữ cho đến bấy giờ. Ngay cả khi đích thân Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt và phán lệnh “Từ giờ, Ta sẽ làm trọn giao ước cũ và thiết lập giao ước mới” rồi, nhưng họ vẫn cố chấp với giao ước cũ.

Ngay cả ngự lệnh của Đức Chúa Trời thì cũng có kỳ hạn mà Đức Chúa Trời đã định. Khi lắng tai nghe và vâng theo ngự lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho vào mỗi thời đại thì mới được nhận sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời đã ban ngự lệnh cho chúng ta, những người đang sống trong thời đại Đức Thánh Linh chứ không phải thời đại Đức Cha hay thời đại Đức Con, là hãy tìm kiếm và gặp gỡ danh mới của Đức Chúa Jêsus. Dầu vậy, nếu phủ nhận danh mới và coi đó là tà đạo thì sẽ phải đón nhận kết quả vi phạm ngự lệnh của Đức Chúa Trời giống như những người Giuđa vào 2000 năm trước.

Đức Chúa Trời đã sớm đặt để những manh mối xuyên suốt trong Kinh Thánh để chúng ta có thể nhìn biết danh mới. Về thời kỳ tái lâm, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Khi cây vả có nhành non, lá mới đâm, khá biết Con người đương ở trước cửa” (Mathiơ 24:32-33). Lời này nghĩa là khi nước Ysơraên được biểu tượng bởi cây vả, lấy lại được chủ quyền đã mất khoảng 1900 năm và giành được độc lập, thì Đấng Christ Tái Lâm đến với danh mới sẽ bắt đầu công việc Tin Lành của Ngài. Đấng tiên tri Êsai đã chỉ về nhân vật chính của danh mới này mà ghi chép rằng ấy là “Đấng ban tiệc yến bởi rượu nho đã được lưu giữ lâu năm và hủy diệt sự chết đến đời đời”, còn đấng tiên tri Michê đã tiên tri rằng Đấng ấy sẽ đích thân dạy đỗ đường lối của sự cứu rỗi tại Siôn vào những ngày sau rốt, tức là vào thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng (Êsai 25:6-9, Michê 4:1-2).

Đấng làm ứng nghiệm tất thảy mọi lời tiên tri này chính là Đấng An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã bắt đầu công việc Tin Lành sau khi chịu phép Báptêm tại Đại Hàn Dân Quốc, xứ đầu cùng đất phương Đông vào năm 1948, là năm nước Ysơraên độc lập. Ngài đã lập lại Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể bằng cách khôi phục tất thảy mọi lẽ thật của giao ước mới, 3 kỳ 7 lễ trọng thể bao gồm Lễ Vượt Qua chứa đựng lời hứa về phước lành sự sống đời đời (tham khảo Khải Huyền 7:1-3, Êsai 33:20-22 và Thi Thiên 102:13-16).

Người dân của Đức Chúa Trời luôn làm chứng và tôn vinh danh của Đức Chúa Trời. Vào thời đại Đức Cha, họ đã công nhận và ngợi khen danh Đức Giêhôva là Đấng Cứu Chúa, và vào thời Đức Con, họ dạn dĩ rao truyền danh của Đức Chúa Jêsus Christ và tiến hành lịch sử lớn lao của Tin Lành (Êsai 43:11, Công Vụ Các Sứ Đồ 4:11-12). Vào thời đại Đức Thánh Linh ngày nay, với tư cách là người dân của Đức Chúa Trời đã tiếp nhận Đấng Cứu Chúa, chúng ta phải cho nhiều người biết đến danh của Đấng Cứu Chúa của thời đại này, tức là danh mới của Đức Chúa Jêsus. Khi muôn dân trên thế giới biết đến danh của Đấng Christ An Xang Hồng và danh của Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới, những người vốn bị giam cầm trong bóng tối phần linh hồn sẽ chạy đến với niềm vui được cứu rỗi.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh tin vào Đấng An Xang Hồng và Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới. Và là Hội Thánh coi trọng và vâng theo hết thảy mọi luật lệ, điều răn và phép đạo của giao ước mới theo ngự lệnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tự hào rao truyền về Cha Mẹ và cho muôn dân thiên hạ biết đến lẽ thật sự sống. Mong rằng hết thảy các người nhà Siôn đều vâng giữ trọn vẹn sự dạy dỗ của Kinh Thánh là ngự lệnh quý trọng của Đức Chúa Trời, bởi đó được hưởng phước lành và ân huệ lớn lao từ Đức Chúa Trời.