Quyền công dân là quyền lợi của công dân với tư cách là nhân dân của một quốc gia. Quyền lợi cơ bản như quyền tài sản là đương nhiên, người có quyền công dân có thể thực hiện quyền bầu cử đối với công chức như tổng thống, nghị sĩ quốc hội, và được ban cho tư cách tham gia chính trị và quyền lợi có thể được tuyển dụng v.v… “Công dân” là công dân trọn vẹn của đất nước đó, có nghĩa là người có thể tận hưởng những quyền lợi được đề cập ở trên.
Thời đại mà các sứ đồ rao truyền Tin Lành vào 2000 năm trước là thời đại đế quốc La Mã cai trị nước Ysơraên. Có quyền công dân La Mã vào thời đại đó, có nghĩa là người ấy đang nhận đặc quyền và sự ưu đãi đa dạng từ La Mã. Họ được giành quyền tham chính, quyền bỏ phiếu, quyền lợi có thể khởi tố khi tái phán quyết, và quyền lợi kháng cáo tại tòa án tối cao ở La Mã. Ngoài ra họ còn có thể thoát khỏi hình phạt tra tấn như đánh đòn và thập tự giá, thậm chí còn có thể thoát khỏi tuyên án tử hình nếu không phải là tội phản nghịch.
Phaolô là người xuất thân Tạtsơ trong xứ Silisi nằm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay (Công Vụ Các Sứ Đồ 22:3). Một số học giả Kinh Thánh giải thích về bối cảnh Phaolô, là người Giuđa có được quyền công dân La Mã từ khi sanh ra rằng “Khi Tạtsơ của xứ Silisi được nhập vào La Mã, thì những người dân tại nơi đó được công nhận là người dân La Mã, và tổ phụ của Phaolô là tầng lớp lãnh đạo vào đương thời đó cũng được nhận quyền công dân La Mã.” Sứ đồ Phaolô là công dân La Mã, sứ đồ từng chủ trương quyền lợi ấy khi rao truyền Tin Lành.
“Quản cơ… Họ đang căng người ra để đánh đòn, thì Phaolô nói cùng thầy đội đang đứng đó rằng: Ngươi được phép đánh đòn một người quốc dân Rôma, mặc dầu người đó chưa thành án, hay sao? Vừa nghe mấy lời đó, thầy đội đi thưa cùng quản cơ rằng: Ông toan làm chi? Vì người nầy là quốc dân Rôma.”Công Vụ Các Sứ Đồ 22:24-26
Sứ đồ Phaolô đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ trên đường đi Đamách và truyền bá Đức Chúa Trời đến trong xác thịt. Sứ đồ bị hình phạt đánh đòn. Thế rồi Phaolô bày tỏ sự thật rằng bản thân là “công dân La Mã” và biện hộ rằng “Đánh đòn một người quốc dân Rôma chưa thành án là sự hợp pháp chăng?” Thầy đội định đánh đòn Phaolô, quá đỗi ngạc nhiên, liền báo cáo quản cơ sự thật rằng Phaolô là công dân La Mã. Điều thú vị là hành động của quản cơ vào thời điểm này. Quản cơ sợ hãi chỉ bởi sự thật rằng ông đã trói buộc Phaolô, là công dân La Mã.
“Quản cơ đến, hỏi Phaolô rằng: Hãy nói cho ta biết, ngươi có phải là quốc dân Rôma chăng? Người trả lời rằng: Phải. Quản cơ lại nói: Ta đã mua được quyền lợi quốc dân đó cao giá lắm. Phaolô nói: Còn phần tôi thì có quyền lợi đó từ lúc mới sinh ra rồi… khi quản cơ biết người mình đã biểu trói lại đó là quốc dân Rôma, thì sợ hãi.”Công Vụ Các Sứ Đồ 22:27-29
Quyền công dân La Mã mà Phaolô sở hữu là quyền lợi hết sức đặc biệt trong xã hội đương thời, và đó là tượng trưng vị trí xã hội tuyệt vời. Họ còn thông qua dự thảo luật rằng “Trói buộc công dân La Mã là sự phạm tội, đánh đòn công dân La Mã là việc làm xấu ác, và tử hình công dân La Mã chẳng khác nào tội giết cha mẹ.”
Những người vào đương thời đó đã thấu biết giá trị của quyền công dân. Họ tin rằng nếu sở hữu quyền công dân La Mã thì cuộc sống sẽ bằng phẳng. Sứ đồ Phaolô dạy dỗ giá trị của sự cứu rỗi thông qua “quyền công dân” là mối quan tâm của họ.
“Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Ðức Chúa Jêsus Christ.”Philíp 3:20
Nếu nhận quyền công dân trên trời thì thế nào? Sứ đồ Phaolô đã rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ với tư cách là công dân trên trời và dù có sự khó khăn thì cũng không bị lung lay chút nào và đi trên con đường đức tin. Nếu là trở ngại trong việc rao truyền Tin Lành thì sứ đồ coi điều đó như “rơm rác” mặc dù đó là quyền công dân La Mã. Chúng ta có thể đoán được giá trị của quyền công dân trên trời thông qua thổ lộ của sứ đồ.
”Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài…”Philíp 3:8-9
Tin Lành mà sứ đồ Phaolô đã nhấn mạnh với tư cách là công dân trên trời chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới (I Côrinhtô 11:23-26). Lễ Vượt Qua giao ước mới là điều đặc biệt nhất trong công việc Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã để lại trong 3 năm. Ấy là vì thông qua bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, chúng ta có thể kế thừa huyết thống trên trời, được tha tội và nhận quyền công dân trên trời có thể tận hưởng phước lành sự sống đời đời (Giăng 6:53-56, Mathiơ 26:17-28).
Vì quyền công dân trên trời, không chỉ sứ đồ Phaolô nhưng Phierơ, Giăng và Luca cũng rao truyền Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, vâng phục lời của Đức Chúa Jêsus và giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Bây giờ ở trên Nước Thiên Đàng, họ đang tận hưởng đủ loại danh dự và quyền lợi mà quyền công dân La Mã không thể sánh nổi. Chúng ta cũng có cơ hội nếu chúng ta nhận biết giá trị của quyền công dân trên trời, nghe và nỗ lực làm theo lời của Đức Chúa Trời.