Cha mẹ luôn cầu mong con cái mình được hạnh phúc. Cha mẹ mong muốn con cái sống cuộc sống tốt hơn mình, và mong con cái nhận được nền giáo dục chất lượng tốt mà không thiếu thốn gì để có thể trở thành người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Nếu con cái đạt được sự nghiệp nổi trội, thì cha mẹ coi đó là niềm vui lớn nhất trong suốt cuộc đời mình.
Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ là Cha Mẹ phần linh hồn của chúng ta cũng giống như vậy. Ngài luôn lo nghĩ làm thế nào để các con cái được hạnh phúc. Cha Mẹ ban cho chúng ta tình yêu thương cháy bỏng đến nỗi nếu có con đường tốt lành cho các con cái, thì Ngài sẵn sàng bước đi con đường ấy cho dù thân thể Ngài bị bể vỡ. Đức Chúa Trời, Đấng dẫn dắt lịch sử Tin Lành bằng cách điều chỉnh mọi tiêu điểm tập trung vào sự hạnh phúc của chúng ta, vậy nên chúng ta cũng phải trở thành các con trai con gái trưởng thành, biết suy nghĩ xem bản thân có thể làm điều gì để Đức Chúa Trời được hạnh phúc.
Lời Kinh Thánh được ghi chép dưới nhiều hình thức khác nhau. Có lời được viết như là nội dung mang tính lịch sử, có lời được viết dưới dạng thơ ca, và cũng có lời được viết dưới dạng lời tiên tri hoặc sự mặc thị. Dù là lời được ghi chép dưới hình thức nào chăng nữa, thì bên trong đó đều chứa đựng tấm lòng khẩn thiết của Đức Chúa Trời luôn lo nghĩ cho sự an nguy của chúng ta mà phán dặn rằng “Đừng ở lại thế gian tội ác này, mà hãy nhận lãnh sự sống đời đời và trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu”.
Là con cái trên trời, chúng ta không được quên công ơn của Đức Chúa Trời, Đấng tạo ra hết thảy mọi sự này vì hạnh phúc đời đời của chúng ta, và đích thân bước đi trên con đường hy sinh. Cho dù Satan dùng bất cứ thủ đoạn nào hòng phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời Cha Mẹ và thử thách khiến chúng ta rời xa khỏi tình yêu thương Ngài thì hết thảy các con cái Siôn chúng ta cũng hãy có đức tin giống như Phierơ.
Phierơ là môn đồ được nhận lãnh sứ mệnh dẫn dắt Hội Thánh tiếp nối sau Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ một cách đặc biệt để Phierơ có được đức tin mạnh mẽ hơn. Khi Đức Chúa Jêsus báo trước về sự chết của Ngài, Phierơ đã lên tiếng vì Đức Chúa Jêsus theo cách riêng mình, nhưng Đức Chúa Jêsus đã không khen ngợi mà ngược lại đã khiển trách Phierơ rằng “Ớ Satan, hãy lui ra đằng sau ta!” (Mathiơ 16:21-23). Một lần nọ, vào khoảng canh tư ban đêm, Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển mà đến cùng các môn đồ. Trong khi các môn đồ khác đang sợ hãi vì tưởng Đức Chúa Jêsus là ma, thì Phierơ đã can đảm bước tới trước và thưa rằng “Nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa”, rồi Phierơ đã nhờ cậy vào lời của Đức Chúa Jêsus mà bước đi trên mặt nước. Song, khi thấy gió thổi và sóng động, Phierơ bắt đầu sợ hãi hòng sụp xuống nước. Đức Chúa Jêsus đã nắm lấy ông và mắng rằng “Hỡi người ít đức tin, sao người hồ nghi làm vậy?” (Mathiơ 14:25-32).
Hãy thử tưởng tượng chúng ta đã nghe lời phán giống như Phierơ đã nghe. Chắc chúng ta sẽ thất vọng mà rằng “Tôi đã yêu mến Đức Chúa Trời nhưng dường như Đức Chúa Trời không yêu thương tôi”, phải không? Dù phải nghe lời thể ấy, Phierơ cũng không hề cảm thấy thất vọng hay nản lòng. Ngược lại, đức tin của ông càng trở nên mạnh mẽ hơn nên đã đi theo Đấng Christ cho đến cuối cùng. Bởi vì Phierơ biết Đức Chúa Jêsus yêu thương mình biết bao.
Nếu Đức Chúa Trời không yêu thương chúng ta thì không có lý do gì để Ngài phải mặc xác thịt mà đến trái đất này. Đức Chúa Trời, Đấng đáng được ngàn ngàn vạn vạn thiên sứ tán dương và tôn kính nơi ngai trên trời, đã đến trái đất này trong khi không được chào đón bởi loài người mà lại bị chế giễu và miệt thị. Ngài đã vất vả làm công việc gian khổ và nặng nhọc, vào thời sơ lâm là thợ mộc, còn vào thời tái lâm thì làm nghề thợ đá. Tại sao Ngài đã làm như thế? Ấy là để cứu rỗi các con cái đã bị đuổi xuống đất này do phạm tội ở trên trời, và dẫn dắt chúng đến Nước Thiên Đàng.
Đức Chúa Trời với mong muốn chúng ta được hạnh phúc đã lập nên hết thảy mọi luật lệ, điều răn và phép đạo. Mọi lời Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đều là những bài học sự sống để chúng ta được hạnh phúc.
“Vậy, hỡi Ysơraên, bây giờ Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giêhôva, Ðức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giêhôva, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước?” Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:12-13
Sinh hoạt đức tin được thực hiện trong mối quan hệ giữa chúng ta và Đức Chúa Trời, là Cha Mẹ phần linh hồn của chúng ta. Một số người tưởng rằng toàn bộ việc sinh hoạt đức tin chỉ là đi đến Hội Thánh để thờ phượng và cầu nguyện. Trong số các thánh đồ Siôn, cũng có thể có một số vị suy nghĩ rằng “Vì là ngày Sabát hoặc vì là Lễ Vượt Qua nên chúng ta đến Hội Thánh và dâng thờ phượng”. Tuy nhiên, tất thảy những luật lệ của giao ước mới, kể cả ngày Sabát và 3 kỳ 7 lễ trọng thể đều là lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã lập nên trên nền tảng là sự hy sinh của Ngài vì hạnh phúc của chúng ta.
Làm sao ngày Sabát chứa đựng hy sinh chí thánh của Đức Chúa Trời, lại có thể không quý trọng bằng công việc thế gian? Làm sao giá trị của Lễ Vượt Qua giao ước mới có thể bị hạ xuống thấp hơn những thứ của thế gian được đây? Đời sống đức tin đích thực được bắt đầu bởi sự hiểu ra hy sinh mà Cha Mẹ trên trời đã chịu đựng vì sự hạnh phúc của con cái. Người không nhận thức được điều đó thì cảm thấy từng một yếu tố của sinh hoạt đức tin như cầu nguyện, truyền đạo, học lời, sự liên hiệp giữa anh em như là gánh nặng, nhưng đối với những người hiểu biết đúng đắn về tình yêu thương và sự hy sinh của Đức Chúa Trời thì không có lời nào là không thể làm theo được. Người ấy có thể làm được hết thảy bằng sự vui mừng.
Nếu Đức Chúa Trời không dẫn dắt chúng ta đến con đường sự sống thì chúng ta không thể tìm được con đường đức tin đúng đắn. Thế mà, chúng ta hãy nhìn lại xem liệu chúng ta có bao giờ khiến tấm lòng Đức Chúa Trời bị tổn thương vì chúng ta đi con đường sai lầm và trái ngược với con đường mà Đức Chúa Trời phán bảo chúng ta đi hay chăng.
Trong số nhiều sự dạy dỗ của Kinh Thánh, có thể có những lời mà chúng ta đôi khi khó làm theo. Những lúc như thế, chúng ta hãy nghĩ đến Đức Chúa Trời, Đấng đã nhịn nhục và bước đi trên con đường khổ nạn vì chúng ta, và cũng phải suy nghĩ xem chúng ta phải đi con đường thể nào vì Đức Chúa Trời. Mong rằng hết thảy anh chị em đều trở thành các con cái đi theo con đường mà Cha Mẹ trên trời đang đi với duy chỉ sự cảm tạ trong tấm lòng.
Đức Chúa Trời mong muốn nhân loại nhận lãnh sự cứu rỗi và đón chào một tương lai hạnh phúc trên Nước Thiên Đàng. Vì điều này, Ngài đã không ngần ngại kể cả việc đến thế gian này và dâng mình làm của lễ hy sinh chuộc tội.
Trước khi chịu khổ nạn trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã cầu nguyện rằng “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con!”, nhưng Ngài đã không lánh khỏi sự khổ nạn đang đến gần mà xin rằng “Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha” (Mathiơ 26:39). Ngài gánh vác thập tự giá lên tận đồi Gôgôtha, rồi bị treo lên thập tự giá giữa đủ mọi sự nhạo báng và miệt thị. Mong các quý vị đừng quên mất tình yêu thương cháy bỏng của Đức Chúa Trời, Đấng đã chịu nỗi đớn đau tủi nhục để đem lại cho các con cái cuộc sống hạnh phúc trên Nước Thiên Đàng.
“… Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng.” Êsai 53:1-9
Đức Chúa Trời Cha đã bị đâm, bị thương vết và đòn roi vì những vi phạm và tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời đã hy sinh cả mạng sống Ngài để mở ra con đường cứu rỗi cho các con cái đã trở nên kẻ tội nhân không có bất cứ thứ gì đáng để tự hào chứ không phải là con cái chỉ làm công việc đẹp đẽ. Dầu vậy, Ngài chưa bao giờ phán rằng “Vì các ngươi mà Ta đã hy sinh đến mức này, nên các ngươi cũng hãy vì Ta”.
Chúng ta không bao giờ được quên sự hy sinh của Cha, Đấng đã vác thập tự giá mà bước từng bước lên đồi Gôgôtha vì hạnh phúc của con cái, cùng tình yêu thương của Mẹ, Đấng vẫn đang lao khổ và gắng hết sức ngay cả giây phút này ở nơi mà chúng ta không trông thấy. Mong ước duy nhất của Cha Mẹ trên trời, Đấng đang tiếp nối cuộc đời hy sinh một cách thầm lặng kể cả vào hôm nay, chính là hạnh phúc của các con cái. Mỗi ngày, chúng ta phải ghi khắc trong lòng ân huệ của Cha Mẹ trên trời, Đấng đã để lại sau lưng vinh hiển, sự bình an và ngai trên trời mà đến tận đất này, không ngần ngại đi con đường chông gai duy chỉ hầu cho các con cái có thể đi vào Nước Thiên Đàng.
Từ thời đại của giao ước cũ đương thời Môise cách đây 3500 năm trước cho đến khi giao ước mới xuất hiện, vô số thú vật như chiên hay dê đã bị hy sinh làm của lễ chuộc tội trong suốt khoảng thời gian dài 1500 năm. Vào thời đại Tân Ước, đích thân Đức Chúa Trời đã trở nên con sinh tế. Với tư cách là thực thể của mọi của lễ ấy, Ngài đã đổ thịt và huyết báu hy sinh của Ngài (I Côrinhtô 5:7).
“Ðến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Ðức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn… Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:7-8, 19-20
Mỗi khi ăn bánh và uống rượu nho của Lễ Vượt Qua chứa đựng lời hứa là thịt và huyết của Đấng Christ, chúng ta phải nhớ đến sự hy sinh của Cha Mẹ trên trời đã ban thịt và huyết Ngài để cứu sống chúng ta. Chúng ta nếu không được Đức Chúa Trời hy sinh thay thế tội lỗi cho thì chỉ có tương lai là thế giới u ám của địa ngục. Vậy xin đừng quên sự thật rằng Cha Mẹ trên trời đã đảm đương nỗi đau đớn và khổ nạn để giao ước mới quý báu, bao gồm ngày Sabát và Lễ Vượt Qua, được truyền cho chúng ta nguyên vẹn mà không bị Satan cướp mất, và hãy trở thành các con cái sống xứng đáng với tình yêu thương ấy. Dù chỉ bởi sự Ngài cứu vớt khỏi vận mệnh đi vào địa ngục và khiến được trở về Nước Thiên Đàng, chỉ việc Ngài hầu cho chúng ta được đi vào trong lẽ thật giao ước mới, thì ấy thật là ân huệ lớn lao trong số các ân huệ.
Vì chúng ta đã nhận được ân huệ thể ấy cách nhưng không, nên không thể có chuyện xảy ra tranh cãi hoặc người này ghen ghét người kia do bất đồng ý kiến giữa anh chị em trong thành Siôn lẽ thật.
“Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.” Giăng 13:34
Điều răn mới có thể được biểu hiện là giao ước mới. Cốt lõi của giao ước mới mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là mọi con cái trong lẽ thật giao ước mới phải yêu thương lẫn nhau. 2000 năm trước, đích thân Ngài đã đến đất này và dạy dỗ rằng các người nhà Nước Thiên Đàng phải biết khích lệ, động viên và quan tâm lẫn nhau, nhường cho nhau những điều tốt đẹp thay vì một mối quan hệ ghét bỏ lẫn nhau, đố kị và muốn mình phải tốt hơn đối phương.
Hạt táo và quả táo có hình dạng hoàn toàn khác nhau. Song, khi gieo hạt táo xuống đất, nó sẽ nảy mầm và lớn lên, chẳng mấy chốc kết ra quả có hình dạng giống với quả táo. Đây là đặc trưng của hạt giống.
Chúng ta là hạt giống của Đức Chúa Trời (I Giăng 3:9). Vì là hạt giống của Đức Chúa Trời nên chúng ta phải giống với Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy trở thành các con cái mang lấy tấm lòng của Đức Chúa Trời trong khi nhận biết sự hy sinh Ngài và noi theo Ngài, là tình yêu thương (I Giăng 4:16). Như lời phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” (Sáng Thế Ký 1:26), không chỉ bề ngoài mà cả con người bên trong chúng ta cũng phải giống với hình ảnh của Đức Chúa Trời. Đối với các người nhà trở vào Siôn sau, chúng ta hãy thực tiễn theo y nguyên tấm gương của Cha Mẹ trên trời, Đấng đã hiến thân và hy sinh vì chúng ta, lấy tình yêu thương mà ôm ấp anh chị em ấy.
Giờ đây, chúng ta không còn là con trẻ nữa. Lương thực mà con trẻ phải ăn và lương thực mà người trưởng thành phải ăn là khác nhau. Hơn nữa, con trẻ và người trưởng thành phải khác nhau cả về suy nghĩ. Thay vì chỉ cầu xin Cha Mẹ làm việc này việc kia cho mình, thì giờ đây, chẳng phải chúng ta nên có đức tin chững chạc biết lo nghĩ xem mình có thể làm gì vì Đức Chúa Trời trước hay sao?
Chúng ta là những người được phước. Chúng ta đang được dẫn dắt để có thể đi vào Nước Thiên Đàng bởi lời của Đức Chúa Trời, và cũng được giáo huấn để trở thành thầy tế lễ nhà vua. Xin hãy nhớ rằng chúng ta đã đạt đến vị trí được kế tự cơ nghiệp Nước Thiên Đàng vĩnh cửu bởi cớ chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời Cha Mẹ.
“Ồ! Ysơraên, ngươi có phước dường bao! Hỡi dân được Đức Giêhôva cứu rỗi, ai giống như ngươi? Ngài là cái thuẫn giúp đỡ ngươi, Thanh gươm khiến cho ngươi nên vinh hiển. Kẻ thù nghịch ngươi sẽ đến dua nịnh ngươi; Còn ngươi, ngươi sẽ lấy chân giày đạp các nơi cao của chúng nó.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:29
Chúng ta đã nhận lãnh tình yêu thương quý báu với tư cách là con cái trên trời. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta giao ước mới chứa đựng lời hứa sự sống đời đời và xóa bỏ hết thảy mọi tội lỗi của chúng ta những ngày qua, Ngài cũng cho chúng ta làm thầy tế lễ nhà vua, trong toàn thể vũ trụ này có ai khác được nhận lãnh tình yêu thương và phước lành lớn lao như thế chăng? Dù chúng ta có dâng cảm tạ, vinh hiển và tán dương lên Đức Chúa Trời mỗi ngày cũng không đủ.
“Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi cách trung thành, cẩn thận làm theo mọi điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi sự trổi hơn mọi dân trên đất… Nếu ngươi gìn giữ những điều răn của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, và đi theo đường lối Ngài, thì Đức Giêhôva sẽ lập ngươi làm một dân thánh cho Ngài, y như Ngài đã thề cùng ngươi; muôn dân của thế gian sẽ thấy rằng ngươi được gọi theo danh Đức Giêhôva, và chúng nó sẽ sợ ngươi… Nếu ngươi nghe theo các điều răn của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà ngày nay ta truyền cho ngươi gìn giữ làm theo, và nếu không lìa bỏ một lời nào ta truyền cho ngươi ngày nay, mà xây qua bên hữu hoặc bên tả, đặng đi theo hầu việc các thần khác, thì Đức Giêhôva sẽ đặt ngươi ở đằng đầu, chớ chẳng phải đằng đuôi, ngươi sẽ ở trên cao luôn luôn, chớ chẳng hề ở dưới thấp.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:1-14
Lời hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ hầu cho các con cái trên trời được trổi hơn mọi dân tộc trên thế giới cũng là ước mơ và mong muốn của Cha Mẹ phần linh hồn chúng ta. Chúng ta là những người hạnh phúc được nhận lãnh sự cứu rỗi lớn lao từ Cha Mẹ trên trời. Nhờ sự nuôi dưỡng của Đức Chúa Trời Cha Mẹ, linh hồn chúng ta đang biến hóa một cách đẹp đẽ từng ngày.
Theo ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng mong muốn biến chúng ta thành cái được trọn vẹn, hoàn hảo và ân huệ nhất giữa các linh vật vũ trụ và muôn dân thế giới, chúng ta hãy đi theo cho đến cuối cùng bằng tấm lòng cảm tạ dù Đức Chúa Trời dẫn dắt đến bất cứ nơi nào. Bởi đó chúng ta sẽ được chứng kiến lịch sử của lời hứa ấy trở thành hiện thực. Mong chúng ta đều trở thành các con cái giống y nguyên hình ảnh và tấm lòng của Cha Mẹ trên trời với tư cách là hạt giống của Đức Chúa Trời trong mắt của mọi người, và trở thành các người nhà Siôn luôn chiếu sáng vinh hiển của Cha Mẹ trên trời cho cả thế giới.