Nghe nói rằng lịch sử của những người dân Ysơraên là giáo huấn cho chúng ta, mà Ysơraên đã bị diệt vong bởi La Mã vào năm 70 SCN rồi. Vì sao Ysơraên – đất nước có lòng tự hào là dân tộc được Đức Chúa Trời tuyển chọn, đã bị diệt vong và bị diệt vong như thế nào? Và sự diệt vong ấy để lại giáo huấn nào cho chúng ta sống vào thời đại này?
Những người lãnh đạo tôn giáo xưa ở Ysơraên đã kiện cáo Đức Chúa Jêsus – Đấng đến thế gian này với hình ảnh của loài người vì sự cứu rỗi của nhân loại, và bắt Ngài đứng trước quan tổng đốc Philát. Những người Giuđa đến nơi tòa án cũng hét lên mà nói rằng hãy đóng đinh Jêsus trên thập tự giá.
Philát đã không tìm được bất cứ tội lỗi nào của Đức Chúa Jêsus nhưng sợ rằng nếu không trừng phạt thì dân sự sẽ gây nổi loạn. Ông ta rửa tay mình, mà nói rằng “Ta không có tội về huyết của Jêsus; điều đó mặc kệ các ngươi.”
“Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi!” (Mathiơ 27:25)
Tiếng kêu của những người Giuđa đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, đã quay trở về cùng họ giống như cái Boomerang.
Hỗn loạn của Ysơraên và sự bao vây của Vespasianus
Sau sự kiện thập tự giá của Đức Chúa Jêsus, sự bất mãn của Ysơraên đã lên tới cao trào do sự đàn áp liên tục của La Mã. Bọn bạo loạn dấy lên tại Giêrusalem, và sự nổi loạn đã lan ra khắp xứ Giuđa. La Mã nhanh chóng cử quân đội đến để trấn áp bọn bạo loạn nhưng đã rút quân vì chúng chống đối thật mãnh liệt.
Ngạc nhiên do tình hình trở nên xấu, La Mã đã cất nhắc tướng quân Vespasianus – người lão luyện chiến tranh, làm nhân vật mới để trấn áp Ysơraên. Vespasianus đã dẫn đầu quân đội 60.000 người, tiến công Ysơraên, bao vây thành Giêrusalem và tăng cường thể chế tấn công.
Tình huống đối đầu, chạm vào là nổ tung. Nhưng bỗng nhiên quân đội La Mã rút quân mau chóng. Những người Giuđa đương ở trong thành Giêrusalem nghĩ rằng quân La Mã rút quân nhờ sự giúp đỡ của Đức Giêhôva. Những người Giuđa say mê sự thắng lợi chiến tranh, cầm cái thuẫn lên nhảy múa, kêu tiếng hoan hô. Thành Giêrusalem đã ở trong bầu không khí lễ hội.
Titus bao vây thành Giêrusalem
Lý do tướng quân Vespasianus rút quân là do vụ tự sát đột nhiên của hoàng đế Nero. Vespasianus đã được cất nhắc làm hoàng đế, và lên ngôi hoàng đế chính thức vào năm 70. Sau khi dọn dẹp chính biến La Mã, ông ta đã trao việc xử lý thành Giêrusalem – là thành phố gây rắc rối, cho con trai mình, là Titus. Dưới kế hoạch triệt để, Titus dẫn đầu đại quân 80.000 quân nhân, và tấn công Giêrusalem.
Giêrusalem là một pháo đài thiên nhiên vững chắc do đồi dốc đứng đỡ cho thành phố và tường thành 3 lớp. Hơn nữa, dầu bị cô lập nhưng có thể đảm bảo sự sinh tồn nhờ sông Ghihôn được chảy vào thành theo đường thủy mà vua Êxêchia đã làm nên đối phó sự công kích của Asiri.
Quân La Mã đã chặn đường thủy của sông Ghihôn trước hết, rồi cắt đứt đường cung cấp lương thực hướng về thành Giêrusalem, và phong tỏa mọi cửa ra.
Sự cô lập của thành Giêrusalem bị kéo dài, thì người dân bị chết vì đói. Mái thành đầy tràn người nữ cùng trẻ em bị kiệt sức, còn trên đường phố đầy dẫy người già. Những người trẻ tuổi đi lang thang trên đường như ma với khuôn mặt xấu xí da bọc xương, rồi ngã chết chỗ này chỗ kia do bị kiệt sức trong sự đớn đau.
Chẳng có nước mắt hoặc than khóc đối với sự chết như thế này. Kể cả gia đình cũng không còn sức để chôn nữa, và dầu còn sức nhưng lại từ bỏ việc chôn vì con số người chết quá nhiều. Giữa trầm lặng của sự chết đáng sợ, bạo lực của bọn bạo loạn càng thêm. Chúng xông vào nhà, lục soát mọi nơi kể cả những người chết, và cướp đoạt đồ ăn.
Mọi người bắt đầu ăn lấy bất cứ cái gì do cơn đói khắc nghiệt. Họ bóc kể cả thắt lưng, giày bốt, da trên thuẫn mà nhai, thậm chí còn lục soát thùng rác mà con thú cũng không động đến để kiếm đồ ăn.
Tuy nhiên, sự này vẫn chưa là gì cả. Nỗi đau của cơn đói vỗ vào đến tận đáy lòng và tủy xương đã gây ra chuyện kinh khủng đến nỗi không thể nói ra được; đó là người mẹ lấy đứa trẻ bú sữa mình làm đồ ăn của mình.
Hình ảnh của thành Giêrusalem bị bao vây bởi quân La Mã thật đúng như lời tiên tri của Kinh Thánh.
“Dân đó sẽ vây ngươi trong các thành của cả xứ mà Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, cho đến chừng nào những vách cao lớn và vững bền kia mà ngươi nhờ cậy đó, sẽ bị ngã xuống. Trong lúc bị vây, và khi quân nghịch làm cho túng thế cùng đường, ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt của con trai và con gái mình, mà Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi…” Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:52-57
Thành Giêrusalem bị sụp đổ vào năm 70
Titus công kích thành Giêrusalem cách dữ dội. Những người Giuđa còn sống sót tại thành Giêrusalem đã chống lại với thân xác suy nhược, rồi đã chết mất bởi quân La Mã. Kể cả tường thành, kể cả đền thờ, kể cả đô thành, hết thảy đã bị đốt cháy, và những xác chết lấp đầy trên mọi đường phố đến nỗi máu chảy ra từ thi thể đã dập tắt ngọn lửa cháy lên.
Ngày 8 tháng 9 năm 70, thành Giêrusalem bị thất thủ. Trong thời gian chiến tranh, số người dân Giuđa bị bắt làm phu tù là 97.000 người, còn số người Giuđa tử vong trong thời kỳ bao vây thành Giêrusalem đạt tới 1.100.000 người, ấy chỉ là con số có thể thống kê được.
Thành Giêrusalem đã bị hoang tàn đến mức khó nghĩ rằng con người từng sống ở đó. Đó là kết cục của đô thành danh tiếng rực rỡ.
Sự cứu rỗi của những Cơ Đốc nhân
Song, không phải tất thảy mọi người đã bị diệt vong đâu. Khi những người Giuđa tận hưởng niềm vui của sự thắng lợi bởi sự rút quân của Vespasianus, thì hết thảy mọi Cơ Đốc nhân tại thành Giêrusalem đã ra khỏi thành Giêrusalem.
Làm sao những Cơ Đốc nhân đã định ra khỏi thành Giêrusalem vậy? Tại vì Đức Chúa Jêsus đã tiên tri trước về sự diệt vong của thành Giêrusalem và cho biết “điềm báo” của sự diệt vong. Điềm báo là “sự quân lính vây thành Giêrusalem”.
“Vả, khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giêrusalem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến. Lúc đó, ai ở trong xứ Giuđê hãy trốn lên núi; ai ở trong thành phải đi ra ngoài, ai ở ngoài đồng đừng trở vào thành. Vì những ngày đó là ngày báo thù, hầu cho mọi lời đã chép được ứng nghiệm.” Luca 21:20-22
Trong vòng 40 năm kể từ khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, thế gian đã quên mất Đức Chúa Jêsus. Lẽ nào họ nhớ đến lời phán của Đức Chúa Jêsus. Duy chỉ trong tấm lòng của Cơ Đốc nhân, lời phán của Đức Chúa Jêus đã sống lại như ngọn lửa không bao giờ bị dập tắt. Chính vì thế, khi quân lính vây thành Giêrusalem vào năm 68 thì các Cơ Đốc nhân đã nhận biết rằng đó là thời điểm phải trốn tránh theo như lời tiên tri và họ đã trốn vào thành Pella. Vào ngày thành Giêrusalem bị diệt vong thì các Cơ Đốc nhân đã đạt được sự cứu rỗi đáng ngạc nhiên nhờ tin vào lời phán của Đấng Christ.
Điềm báo của lời tiên tri và sự cứu rỗi
“Ngài cũng phán cùng họ rằng: Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời.” Luca 21:10-11
Chúng ta có thể nghe thấy tin đồn của chiến tranh và tai nạn tại khắp mọi nơi trên làng địa cầu. Đây cũng là điềm báo mà Đức Chúa Jêsus đã tiên tri trước. Điềm báo xảy ra vào ngày nay cho chúng ta biết rằng bây giờ chính là thời điểm phải trốn vào Siôn.
“Hãy rao ra trong Giuđa; hãy truyền trong Giêrusalem rằng: Hãy thổi kèn trong đất. Hãy kêu lớn tiếng rằng: Khá nhóm nhau lại và đi vào các thành bền vững. Khá dựng cờ hướng về Siôn! Hãy trốn đi, đừng dừng lại! Vì ta khiến từ phương bắc đến một tai nạn, tức là một sự hư hại lớn.” Giêrêmi 4:5-6
Siôn là Hội Thánh giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời (Êsai 33:20, Hêbơrơ 12:22). Lễ trọng thể của Đức Chúa Trời được gìn giữ tại Siôn là 3 kỳ 7 lễ trọng thể của giao ước mới, được bắt đầu từ Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng 1 (buổi chiều tối) Thánh Lịch. Lễ Vượt Qua có chứa đựng lời hứa của sự cứu rỗi làm cho vượt qua tai nạn (Xuất Êdíptô Ký 12:11-14).
Đức Chúa Trời tha thiết mong ước rằng tất thảy mọi người giữ Lễ Vượt Qua – giao ước của sự sống tại Siôn và nhận lấy sự cứu rỗi.
“Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén (rượu nho) đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén (rượu nho) nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:15, 19-20
Vào năm 70, những kẻ coi thường lời phán của Đức Chúa Jêsus đã bị chết mất cách bi thảm tại hiện trường sự diệt vong của thành Giêrusalem. Rút ra bài học từ kết quả khác biệt giữa các Cơ Đốc nhân và những người Giuđa – những người đã không nhận biết Đấng Christ và quay lưng lại với lời phán của Ngài, chúng ta hãy lắng tai nghe lời tiên tri, và có đức tin làm theo lời tiên tri.
Hãy nhìn hiện thực của hôm qua và hôm nay, chớ dừng lại mà nhóm nhau lại tại Siôn. Các thánh đồ đã được kêu gọi trước làm con cái của Siôn phải thổi kèn của sự cứu rỗi lớn tiếng lên hướng về muôn dân. Chúng ta phải kêu lớn Lễ Vượt Qua giao ước mới để muôn dân trên thế giới nhanh chóng trốn vào Siôn, thành kiên cố. Đây là sứ mệnh của lời tiên tri mà chúng ta phải thực hiện ngay bây giờ.