Giá trị quan của Nước Thiên Đàng và phương pháp tính của Nước Thiên Đàng

9,821 lượt xem

Khi sống ở đời này, loài người ai cũng có tiêu chuẩn giá trị khác nhau. Có người thì đặt giá trị vào vật chất hoặc tài sản, lại có người thì đặt giá trị vào học vấn, lại có những người thì đặt giá trị vào thú vui và tiêu khiển trong khi sinh sống.

Khác với những người thế gian, điều mà chúng ta mong đợi là thứ đời đời không trông thấy. Với tư cách là “người có quyền công dân trên trời”, chúng ta hãy suy nghĩ trước tới tiêu chuẩn giá trị của Nước Thiên Đàng trên khía cạnh “Đức Chúa Trời suy nghĩ thế nào về việc này?” hơn là “Loài người suy nghĩ thế nào về việc này?” (Tham khảo: II Côrinhtô 4:18, Philíp 3:20).

Theo tiêu chuẩn giá trị của Nước Thiên Đàng, thì hết thảy mọi chúng ta đều là những người có giá trị cả. Khi sáng tạo ra dù chỉ là một hòn đá lăn bên lề đường thì Đức Chúa Trời cũng đã đặt vào nó giá trị phải ở vị trí ấy, huống chi là loài người chúng ta, Đức Chúa Trời há lãng phí thời gian để sáng tạo ra loài người không có giá trị hay chăng? Hơn nữa, Đức Chúa Trời coi chúng ta là xứng đáng, và Ngài đã giao phó cho chúng ta sứ mệnh rao truyền Tin Lành cho 7 tỷ nhân loại trên cả thế gian, nên có thể coi rằng chúng ta thật sự là những người có giá trị, được giao phó cho công việc có giá trị nhất.

Đừng tự hạ thấp mình với ý nghĩ rằng “Những người khác đều kết được nhiều trái mà sao tôi lại không kết được?” nhưng hãy làm hết sức mình trong mọi sự. Đức Chúa Trời coi là lớn lao đối với kể cả cầu nguyện và lòng nhiệt tình nho nhỏ, và rồi cuối cùng, bởi sự ấy, Ngài sẽ hầu cho kết được trái đẹp đẽ ở đâu đó.

Giá trị của Nước Thiên Đàng được phân định tùy theo lòng nhiệt tình

Giá trị quan của Nước Thiên Đàng là gì, và phương pháp tính của Nước Thiên Đàng là thể nào? Chúng ta hãy cùng tìm ra lời đáp ấy thông qua Luca chương 21.

“Đức Chúa Jêsus vừa ngó lên, thấy những kẻ giàu bỏ tiền lễ vào rương, lại thấy một mụ góa nghèo bỏ vào hai đồng tiền. Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mụ góa nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn hết mọi người khác. Vì mọi người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng; nhưng mụ nầy thiếu thốn, mà đã dâng hết của mình có để nuôi mình.” Luca 21:1-4

Hai đồng tiền, theo giá trị của thế gian này, là số tiền thật ít ỏi đến mức không một ai quan tâm tới. Dù vậy mà Đức Chúa Jêsus đã quan tâm tới hai đồng tiền của người đàn bà góa nghèo, và Ngài đã đích thân làm chứng rằng Ngài coi hai đồng tiền ấy là nhiều hơn hết so với số tiền lễ lớn mà những kẻ giàu đã bỏ vào rương. Theo phương pháp tính của trái đất này thì hai đồng tiền rõ ràng là số tiền ít, nhưng Đức Chúa Jêsus đã đẹp lòng với đức tin và lòng nhiệt tình của người đàn bà được ẩn chứa trong đó, chẳng phải vậy sao?

Tại sao Đức Chúa Jêsus đã đề cập đến cảnh này, và sao Ngài đã hầu cho ghi chép cảnh này trong Kinh Thánh và hầu cho truyền bá tới tận ngày nay vậy? Chúng ta cần phải ngẫm nghĩ về điều này. Dù ít ỏi đi nữa, nhưng Đức Chúa Trời đẹp lòng với điều có ở trong tấm lòng chúng ta, và với sự chúng ta làm hết nhiệt tình với niềm tin hướng về Đức Chúa Trời. Ngài cũng coi là lớn lao đối với nỗ lực nhỏ bé muốn vâng phục theo lời Ngài. Ngài coi người tuy có ít năng lực nhưng làm hết sức mình là có giá trị hơn người để lại sự nghiệp đồ sộ bởi có nhiều năng lực (Khải Huyền 3:8).

Xét theo tiêu chuẩn giá trị của trái đất này thì chúng ta thật yếu đuối, thật khó coi và chẳng là gì cả, nhưng xét theo tiêu chuẩn và phương pháp tính giá trị của Nước Thiên Đàng, thì Đức Chúa Trời quan tâm tới chúng ta như là sự tồn tại hết sức có giá trị. Nên khi cầu nguyện nhỏ bé của chúng ta và tấm lòng nhỏ bé quyết tâm dâng niềm vui lên Cha Mẹ vì công việc Tin Lành được nhóm lại, thì ấy chẳng trở nên niềm vui lớn đối với Đức Chúa Trời hay sao? Cầu nguyện khẩn thiết dâng lên Đức Chúa Trời bởi dù có ít năng lực nhưng lại nghĩ xem bằng cách nào để có thể sử dụng năng lực ấy một cách có giá trị vì Đức Chúa Trời, lòng nhiệt tình dù là nhỏ bé nhưng nỗ lực để được biến hóa, rồi các tấm lòng gắng sức làm theo lời của Đức Chúa Trời, hết thảy mọi điều này tuy không tài giỏi và hoành tráng trong mắt người khác, nhưng rất có giá trị xét theo giá trị quan và phương pháp tính của Nước Thiên Đàng. Chúng ta hãy ghi nhớ sự thật này.

Các sứ đồ nhận biết giá trị của Nước Thiên Đàng

Với tấm lòng thể này, các sứ đồ đã trung thành hết sức với Đức Chúa Trời kể từ việc làm cực kỳ nhỏ. Chúng ta hãy dò xem công việc xảy ra trong Hội Thánh Sơ Khai, để biết những người nhận biết ngay thẳng giá trị của Nước Thiên Đàng, đã cho thấy tư thế đức tin như thế nào.

“Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phierơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus. Nhưng vì thấy người được chữa lành đứng bên hai người, nên chúng không có lời gì để bẻ bác được hết. Chúng biểu hai người ra khỏi tòa công luận rồi, bèn bàn luận cùng nhau, rằng: Chúng ta xử với hai người nầy làm sao? Vì cả dân thành Giêrusalem đều biết rõ thật họ đã làm ra một phép lạ sờ sờ; chúng ta chối không nổi. Dầu vậy, hầu cho việc khỏi đồn ra trong dân nữa, chúng ta nên lấy lời ngăm dọa, cấm họ, từ rày về sau, chớ lấy danh đó dạy dỗ không cứ là ai. Họ bèn đòi hai người vào, rồi cấm tiệt, chẳng cho nhân danh Đức Chúa Jêsus mà nói hay là dạy. Nhưng Phierơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe.” Công Vụ Các Sứ Đồ 4:13-20

Tiếp nhận mệnh lệnh cuối cùng của Đức Chúa Jêsus, các sứ đồ đã toàn tâm toàn ý dồn hết sức trong việc rao truyền Tin Lành tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất. Dù đã được biết rõ là người bình phàm và không học, nhưng những lời ra từ miệng của các sứ đồ đã được nghe thấy có uy lực hơn lời uyên bác của những người học hành nhiều. Ngạc nhiên trước điều này, những người lãnh đạo giáo Giuđa đã ngăm dọa rằng tuyệt đối không được rao truyền lời này cho đại chúng, nhưng các sứ đồ đã bác bỏ lời của bọn chúng bằng cách nói rằng “Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe.” Bằng cách đó, họ đã bày tỏ rõ ràng ý muốn rằng sẽ làm theo tiêu chuẩn giá trị của Đức Chúa Trời, chứ không theo tiêu chuẩn giá trị của thế gian.

Vì đã lập tiêu chuẩn của giá trị ở bên phía Đức Chúa Trời, nên họ mới không chịu khuất phục dù có sự ngăm dọa và phương hại bên ngoài nào. Như vậy, Tin Lành đã được truyền bá mau chóng hơn nữa bởi những người hiểu đúng đắn về giá trị của Nước Thiên Đàng và phương pháp tính của Nước Thiên Đàng.

“Nếu là Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ phán đoán như thế nào?”, đây chính là phương pháp tính của Nước Thiên Đàng, và là tiêu chuẩn giá trị của Nước Thiên Đàng. Nếu như suy nghĩ trước rằng “Người ta sẽ suy nghĩ như thế nào?” thì tiêu chuẩn rằng “Đức Chúa Trời sẽ phán đoán như thế nào?” sẽ bị đẩy lùi lại phía sau. “Đức Chúa Trời suy nghĩ như thế nào về hành vi này mà tôi đang làm hôm nay đây?”, “Đức Chúa Trời suy nghĩ như thế nào về suy nghĩ này mà tôi đang có hôm nay đây?” Khi chúng ta luôn suy nghĩ trước tới Đức Chúa Trời bằng suy nghĩ thể này thì mới có thể có được giá trị quan ngay thẳng của Nước Thiên Đàng.

“Chúng ta đã cấm ngặt các ngươi, không cho lấy danh đó mà dạy dỗ, song các ngươi lại làm cho thành Giêrusalem đầy dẫy đạo giáo mình. Vậy, các ngươi muốn khiến máu người ấy đổ lại trên chúng ta sao! Phierơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta… Họ nghe mấy lời thì nghiến ngầm, giận hoảng, bàn mưu giết các sứ đồ. Nhưng một người Pharisi, tên là Gamaliên, làm luật sư, được dân sự tôn kính, đứng lên giữa tòa công luận, truyền lịnh đem các sứ đồ ra ngoài một lát. Kế đó, người nói rằng:… Nay ta khuyên các ngươi: Hãy lánh xa những người đó để mặc họ đi. Vì nếu mưu luận và công cuộc nầy ra bởi người ta, thì sẽ tự hư đi; nhưng nếu bởi Đức Chúa Trời ra, thì các ngươi phá diệt những người đó chẳng nổi, và lại là liều mình đánh giặc cùng Đức Chúa Trời. Chúng nghe theo lời người, đòi các sứ đồ trở vào, sai đánh đòn, rồi cấm không được lấy danh Đức Chúa Jêsus mà giảng dạy; đoạn tha ra. Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus. Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.” Công Vụ Các Sứ Đồ 5:28-42

Tin Lành Hội Thánh Sơ Khai dần dần được thịnh vượng, trong một ngày có tới 3 nghìn người, 5 nghìn người ăn năn hối cải mà đi vào lẽ thật, khiến giáo Giuđa căng thẳng tức thì, nên bọn chúng đã liên tiếp phương lại và bắt bớ các sứ đồ rao truyền Tin Lành. Song các sứ đồ đã coi sự vâng phục Đức Chúa Trời là thích đáng hơn sự vâng lời loài người, nên đã đứng về phía Đức Chúa Trời, và ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, họ cứ dạy dỗ và rao truyền mãi rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ.

Vào thời đại Đức Cha, các đấng tiên tri đã truyền bá danh của Giêhôva, còn vào thời đại Đức Con, các sứ đồ đã truyền bá danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Giống như vậy, chúng ta sống vào thời đại Đức Thánh Linh phải không ngừng dạy dỗ và truyền đạo về vinh hiển của Đức Thánh Linh Đấng An Xang Hồng và Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới, là Vợ Mới. Kể cả thời Hội Thánh Sơ Khai lẫn bây giờ, Satan luôn phương hại lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể coi rằng đó là bởi công việc của Đức Thánh Linh dấy lên như ngọn lửa, nên Satan đang sợ hãi và run rẩy đến mức ấy. Thế nhưng, dù có sự hủy báng của Satan, nhưng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh mạnh mẽ hơn gấp 7 lần so với đương thời Hội Thánh Sơ Khai, các con cái của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới đang trở về lòng Cha Mẹ mau chóng hơn nữa.

Mưu luận và công cuộc ra bởi Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không thể bị đổ sụp. Cũng vậy, chúng ta hãy giữ ngay thẳng giá trị quan của Nước Thiên Đàng và phương pháp tính của Nước Thiên Đàng thể này, và hãy làm hết sức mình trong sứ mệnh Tin Lành mà mỗi người được giao phó.

Môise và Nôê nhìn trông giá trị của Nước Thiên Đàng

Không chỉ trong riêng lịch sử Hội Thánh Sơ Khai, nhưng chúng ta hãy dò xem các điển hình tiêu biểu có tiêu chuẩn giá trị trên trời kể cả trong thời đại Đức Cha, và hãy suy nghĩ ít nhất một lần về sự rằng khi sinh sống trên đời này thì chúng ta đặt tiêu chuẩn giá trị ở đâu.

“Bởi đức tin, Môise lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pharaôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Êdíptô, vì người ngửa trông sự ban thưởng.” Hêbơrơ 11:24-26

Đương thời ấy, tại Êdíptô, con trai của công chúa Pharaôn là thân phận cao quý có thể chờ đợi thậm chí địa vị người thừa kế được thừa kế vương quốc. Thế mà, Môise đã từ chối vinh hiển thể ấy, mà ngược lại đã sẵn lòng chịu khổ nạn cùng với dân của Đức Chúa Trời, và đã coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn hết thảy của châu báu xứ Êdíptô.

Tại đây chúng ta cũng có thể tìm thấy giá trị quan của Môise, người đã từng lựa chọn giá trị của Nước Thiên Đàng hơn là giá trị của thế gian này. Môise đã cùng chịu khổ nạn với người dân của Đức Chúa Trời, và đặt giá trị lớn lao vào cuộc sống với tư cách đấng tiên tri dẫn dắt họ, hơn là vinh hiển sẽ được hưởng chốc lát trên trái đất này. Đối với Môise thể ấy, Đức Chúa Trời đã ban cho danh dự và vinh hiển lớn lao trên Nước Thiên Đàng.

“Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.” Hêbơrơ 11:7

Xét theo giá trị quan hoặc phương pháp tính của những người thế gian này thì không chỉ riêng Môise mà kể cả Nôê cũng bị xem như đã làm công việc thật hão huyền và không có ích lợi gì mấy. Đức Chúa Trời đã phán bảo Nôê hãy đóng một con tàu 3 tầng có bề dài khoảng độ 135 mét. Nôê đã đóng tàu theo y như Đức Chúa Trời đã thiết kế. Con tàu lớn như thế được đóng không phải ở sông hoặc cũng không phải ở biển, cũng không phải là được đóng thành tàu buôn hoặc tàu chở khách nhằm để lại lợi nhuận. Trên con tàu ấy không có tay lái để điều chỉnh phương hướng, cũng không có cánh buồm trở nên nguồn động lực để di chuyển con tàu. Xét theo phương pháp tính của thế gian thì dường như Nôê đã hao tốn chi phí và nỗ lực khổng lồ vào công việc vô tích sự.

Song Nôê đã tin tuyệt đối vào sự rằng trong lời phán bảo của Đức Chúa Trời – Đấng trông thấy sự cuối cùng ngay từ buổi đầu tiên, nhất định có chứa đựng sự quan phòng vì lợi ích của chúng ta, nên ông đã đồng tham vào công việc đáng ngạc nhiên mà Đức Chúa Trời dẫn dắt bởi lòng vâng phục. Dù bị chịu nhiều phỉ báng và hủy báng của rất nhiều người xung quanh, nhưng lý do Nôê đã có thể làm công việc ấy cho đến cuối cùng là bởi ông đã đặt tiêu chuẩn giá trị trên trời, và áp dụng phương pháp tính của Nước Thiên Đàng. Ông đã thực hiện công việc với đức tin tuyệt đối rằng khi vâng phục lời của Đức Chúa Trời thì nhất định sẽ được nhận phước lành lớn lao. Kết quả ấy là ông ấy đã đóng được con tàu của sự cứu rỗi, nhờ đó cứu rỗi được nhân loại khỏi cái chết, và ngăn chặn được sự tuyệt chủng của các động vật thế gian.

Phương pháp tính của Nước Thiên Đàng là sự nhỏ không hề nhỏ

Cuộc sống của Môise, người đã bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pharaôn, lựa chọn chịu bị hà hiếp cùng dân Đức Chúa Trời, và cuộc sống của Nôê, người cống hiến nhiều năm tháng và nỗ lực trong công việc đóng tàu, đã là cuộc sống mà người thế gian không tài nào hiểu nổi. Vì thế Kinh Thánh đã phán rằng cả thế gian không thể đảm đương nổi đức tin của họ.

“Những người đó bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bịnh tật, tỏ sự bạo dạn nơi chiến tranh, khiến đạo binh nước thù chạy trốn. Có người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại, có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi trong hang, trong những hầm dưới đất.” Hêbơrơ 11:33-38

Hết thảy các đấng tiên tri đức tin đều thấu đáo giá trị quan của Nước Thiên Đàng. Các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai cũng vậy, vì kiên định vào giá trị quan của Nước Thiên Đàng nên đã thực tiễn lời của Đức Chúa Trời cho hết thảy mọi người xung quanh, và dạn dĩ rao truyền Tin Lành, nhờ đó Tin Lành của Đấng Christ được truyền bá nhanh chóng không chỉ trong riêng Giêrusalem và cả xứ Giuđa, mà còn được truyền tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.

Giống như họ, chúng ta ngày nay cũng vậy, đang truyền đạo với vai trò cho vô số nhân sinh đang sinh sống trên trái đất này được biết tới Nước Thiên Đàng vĩnh cửu và đẹp đẽ, và chiếu sáng màu sắc sáng láng của Nước Thiên Đàng vào tấm lòng của họ. Để truyền bá Tin Lành cho 7 tỷ nhân loại trên khắp thế giới theo sứ mệnh mang tính thời đại, thì chúng ta cần phải thiết lập trước giá trị quan của Nước Thiên Đàng mà các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã sở hữu. Hãy đắn đo hành vi và hành động của bản thân trong khi luôn nghĩ xem Đức Chúa Trời phán đoán như thế nào về việc này. Sự ra bởi người ta, dù không động tay vào thì tự khắc cũng bị sụp đổ, nhưng sự ra bởi Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không thể bị phá diệt.

Giống như Nôê đã đóng tàu theo như mệnh lệnh mà Đức Chúa Trời đã ban cho, chúng ta ngày nay cũng truyền bá Tin Lành tới xứ Samari cho đến cùng trái đất, đó là công việc làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Trong công việc ấy có chứa đựng ý muốn rằng muốn nhận lấy ân điển và phước lành lớn hơn nữa từ Đức Chúa Trời mà sẽ được ban cho sau này tại thế giới vinh hiển hơn nữa, bằng cách chịu khổ nạn một chốc một lát giống như Môise, trong khi nhìn trông phần thưởng của sự kêu gọi mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho.

Đã được phán rằng người dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ được nhận vinh hiển tỏa sáng đời đời mãi mãi như các ngôi sao trên vòng khung (Đaniên 12:3). Mong chúng ta đều ăn ở cuộc sống vâng phục hơn nữa ý muốn của Đức Chúa Trời, với đức tin thể ấy và giá trị quan ngay thẳng về Nước Thiên Đàng. Khi có được đức tin coi vinh hiển Nước Thiên Đàng là lớn hơn vinh hiển trên trái đất này thì chúng ta mới có thể dốc sức trong công việc truyền đạo, và mới có thể làm hết nhiệt tình bằng tấm lòng của Mẹ đối với từng một linh hồn nghe lời Đức Chúa Trời.

Đừng sao nhãng dù là một lời cầu nguyện nhỏ nhoi, một sự ăn năn hối cải nhỏ nhoi, một sự nhiệt tình nhỏ nhoi. Chẳng phải nhỏ bé vì cớ nhỏ bé đâu. Dù nhỏ bé đi chăng nữa, nhưng có đức tin và lòng nhiệt tình chân thật trong đó, thì Đức Chúa Trời coi là lớn hơn so với lượng nhiều được tỏ ra bằng mắt. Những sự nhỏ bé ấy nhóm lại và nhóm lại, rồi sanh ra kết quả là ngày nay kết được trái nghìn người, trái vạn người, trái mấy vạn người.

Vì đã dự phần chung vào một bánh và dự phần chung vào một huyết mà toàn bộ chúng ta được trở nên một (I Côrinhtô 10:16, 12:12-27). Khi xúc tiến công việc nào đó, dù có phần thiếu sót và thiếu thốn đi chăng nữa, nhưng lòng nhiệt tình nhỏ bé được thực hiện bởi ai đó ở đâu đó, sẽ trở nên một thể trung gian, một yếu tố tốt đẹp, và có thể đóng vai trò lớn trong hoàn thành Tin Lành thế giới. Hãy ghi nhớ sự thật rằng khi xét theo phương pháp tính của Nước Thiên Đàng chứ không phán đoán số lượng trông thấy ngay bằng mắt, thì kể cả sự nhỏ cũng tuyệt đối không nhỏ. Mong chúng ta sống tín ngưỡng hôm nay một cách đẹp đẽ theo lời Đức Chúa Trời, trong khi coi phán đoán và giá trị quan trên trời là lớn hơn phán đoán và giá trị quan của loài người.