Về sự sợ hãi, trong Kinh Thánh có hai lời như sau. Một là “Hãy sợ Đức Chúa Trời”, hai là “Đừng sợ!”. Không phải vì Đức Chúa Trời là đối tượng đáng kinh hãi nên Kinh Thánh phán chúng ta phải sợ Ngài đâu, mà chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Sáng Tạo và Đấng Cứu Chúa của chúng ta. Mặt khác, Kinh Thánh phán chúng ta đừng sợ. Câu này có nghĩa là hãy mang đức tin không sợ hãi bất kỳ đối tượng nào khác ngoài Đức Chúa Trời.
Trong ví dụ về talâng mà Đức Chúa Jêsus đã phán, người nhận một talâng đã giấu talâng ấy dưới đất bởi vì sợ hãi. Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta đừng sợ hãi như vậy mà hãy mang đức tin dạn dĩ.
Sống trên đời này, loài người phải đối mặt với rất nhiều nỗi sợ hãi. Nghe nói rằng hầu hết loài người sợ hãi vì không hoàn hảo, và họ cũng sợ những điều mới mẻ.
Những người sạch sẽ sợ vi khuẩn. Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, những người như thế còn ngại cầm cả tay nắm, và họ thường lấy khăn tay lau sạch sẽ tay nắm rồi mới cầm.
Còn nỗi sợ hãi sự thất bại khiến cho người ta do dự. Ngoài ra còn có rất nhiều nỗi sợ hãi như sợ người khác chỉ trích, sợ sự thay đổi sinh hoạt của bản thân, sợ sự thành công, sợ phải chịu trách nhiệm nặng nề quá sức của bản thân, sợ sự kết thúc, sợ bị từ chối, sợ đưa ra quyết định sai lầm… Thật không quá lời khi nói rằng loài người hằng ngày phải sống trong những nỗi sợ hãi này.
Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta sứ mệnh của người canh rao truyền Tin Lành cuối cùng, và phán rằng đừng sợ bất cứ thứ gì. Đức Chúa Trời đã phán dặn chúng ta phải răn bảo thế gian, nhưng có những người thậm chí không rao truyền về điều răn của Đức Chúa Trời một cách chính xác, không mạnh dạn rao truyền về Tên Mới một lần nào, hoặc không từ chối việc tôn kính thần tượng. Tất thảy những điều này xuất phát từ tấm lòng đầy sợ hãi.
Khi loài người bị trói buộc vào vòng quay là nỗi sợ hãi sự thất bại, thì không thể tiến về phía trước mà cũng không thể làm được điều gì cả. Ngay cả thông qua ví dụ về động vật, chúng ta cũng có thể biết được điều này.
Có một người trông thấy cảnh kỳ lạ trong rạp xiếc. Khi kết thúc buổi biểu diễn, người ta buộc các con voi lại. Tuy nhiên, người ta buộc con voi mẹ bằng sợi dây mỏng vào cây cột mảnh mai, mà rất dễ giựt đứt, ngược lại, người ta buộc chắc con voi con bằng sợi dây dầy vào cây cột to hơn gấp nhiều lần.
Thấy lạ, người ấy liền hỏi người huấn luyện thú rằng tại sao lại buộc chắc voi con gấp mấy lần voi mẹ như vậy. Người huấn luyện thú trả lời rằng “Vì voi con vẫn chưa được thuần phục hoàn toàn và trong một khoảng thời gian nó cứ hết sức vùng vẫy để thoát ra khỏi cây cột mà nó bị trói, nên tôi không thể không buộc nó bằng sợi dây dầy vào cây cột to. Tuy nhiên, vì con voi mẹ nhớ rằng khi nó còn nhỏ, dù nó có vùng vẫy nhiều đến đâu cũng không thể chạy thoát được, nên chỉ cần thấy mình đang bị buộc vào đâu đó, thì nó chẳng hề định chạy trốn. Cho nên, tôi buộc chắc con voi con, ngược lại buộc lỏng con voi mẹ, mặc dù nó mạnh khỏe hơn voi con nhiều lần.” Như vậy, nỗi sợ hãi sự thất bại cũng được sử dụng bởi những người huấn luyện thú.
Một trường đại học nọ đã tiến hành thí nghiệm với loài cá nhuồng. Họ đổ đầy nước vào một cái thùng, và đặt một tấm kính chặn ngang giữa thùng, rồi một bên đặt cá nhuồng, một bên đặt cá trạch, là mồi mà cá nhuồng thích ăn. Ban đầu, khi trông thấy mồi ở phía bên kia, cá nhuồng đã hăng hái lao ra, nhưng rồi đều bị đập vào kính. Cứ bị đập vào kính liên tiếp một lần, hai lần như vậy, rồi chẳng bao lâu cá nhuồng đã từ bỏ hoàn toàn việc săn mồi. Kể cả sau khi rút tấm kính ra, thì sự việc vẫn diễn ra như vậy. Và sau đó, dù cá trạch bơi lướt qua bên cạnh, mà cá nhuồng cũng không thử tấn công nó.
Khi chúng ta bị chi phối bởi nỗi sợ hãi sự thất bại, và suy nghĩ rằng dù gắng sức thử làm cũng không làm được, thì Tin Lành của Đức Chúa Trời sẽ không được hoàn thành một cách ân điển. Ngay trước khi thăng thiên, Đấng Christ đã dặn chúng ta rao truyền Tin Lành cho đến cùng trái đất. Tuy nhiên khi cứ nhớ đến những sự thất bại của chúng ta, thì chúng ta sẽ nghĩ rằng mình sẽ thất bại và dễ dàng từ bỏ mặc dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh và điều kiện có thể rao truyền Tin Lành. “Nếu cứ hăng hái đuổi theo thứ đó, thì thể nào tôi cũng bị va đập vào đâu đó”, “Tôi không thể tiến về phía trước được nữa.” Hãy loại bỏ tất thảy những suy nghĩ tiêu cực như thế này ra khỏi lòng chúng ta. Nếu chúng ta cứ chỉ nhớ đến sự thất bại của ngày hôm qua, và không định thử làm lại vào ngày hôm nay, thì chúng ta chẳng khác nào voi mẹ và cá nhuồng, phải không?
Chúng ta có thể thất bại vào ngày hôm qua. Tuy nhiên tình huống của ngày hôm nay khác rất nhiều với ngày hôm qua. Tấm lòng của mọi người đã được mở rộng nhiều hơn để nghe lời Tin Lành, và chúng ta cũng nhận từ Đức Chúa Trời sức lực mạnh mẽ từ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sứ mệnh phước lành của người canh giao ước mới. Việc chúng ta đón nhận ý muốn ấy và làm theo một cách ân huệ chính là cách loại bỏ nỗi sợ hãi sự thất bại trong lòng chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta tấm lòng không sợ hãi.
“… Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình yêu thương và dè giữ. Vậy, con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin lành.” II Timôthê 1:6-9
Kinh Thánh đã nói rằng tâm thần nhút nhát, sợ hãi không đến bởi Đức Chúa Trời, vậy thì chúng ta không cần phải sợ hãi thêm nữa. “Khi tôi rao truyền lời mà người đó chỉ trích tôi thì sao?” hoặc “Nếu tôi không truyền đạt lời chứng này một cách ân điển và thất bại thì làm sao?”. Nỗi sợ hãi sự chỉ trích và sự thất bại chính là yếu tố cản trở việc thổi kèn Tin Lành một cách dạn dĩ. Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta tâm thần sợ hãi, mà chỉ ban cho chúng ta tâm thần yêu thương và dũng khí với suy nghĩ rằng “Làm thế nào để tôi có thể dẫn dắt linh hồn ấy vào lòng Đức Chúa Trời để đưa họ đi vào Nước Thiên Đàng đây?”
Trong qúa trình nỗ lực kết trái Tin Lành, đôi khi chúng ta thất bại hoặc phạm phải sai lầm. Tuy nhiên, nếu sự thất bại hoặc sai lầm đó không phải là cố ý thì Đức Chúa Trời nhất định sẽ ban cho kết quả tốt hơn. Chúng ta phải trở thành những người canh của Tin Lành, những người gặt phần linh hồn thi hành mệnh lệnh và điều răn chí thánh của chỉ riêng Đức Chúa Trời.
“…Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con của Đức Chúa Trời. Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta được kêu rằng: Aba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ…” Rôma 8:12-17
Kinh Thánh dạy dỗ rằng chúng ta đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta nhận được đặc ân và tư cách được gọi Đức Chúa Trời là Aba, Cha. Đức Chúa Trời Toàn Tri Toàn Năng là Cha chúng ta, là Mẹ chúng ta. Lẽ nào Ngài lại không giúp công việc của chúng ta, là con cái Ngài sao? Đức Chúa Trời giúp đỡ tất thảy. Chúng ta phải tin vào điều này.
Chúng ta đã trở thành những kẻ kế tự, được hưởng tất thảy cơ nghiệp Nước Thiên Đàng với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời, được công nhận bởi Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, chúng ta không nên do dự, sợ hãi và lo lắng giống người nhận lấy thần trí của tôi mọi. Từ nay, không phải là chúng ta sống trong chúng ta, nhưng Đấng Christ sống trong chúng ta (Galati 2:20). Trước tiên, hãy loại bỏ tấm lòng sợ hãi, rồi chứa Thánh Linh của Đức Chúa Trời trong chúng ta và rao truyền Tin Lành thì chúng ta mới có thể dẫn dắt muôn dân thế gian vào đường cứu rỗi và Nước Thiên Đàng.
Hãy tìm hiểu về câu chuyện của người đầy tớ ngu dại, là người đã sợ hãi mà giấu một talâng của chủ dưới đất, rồi chỉ trả lại cho chủ một talâng khi chủ quay trở về.
“… Tức thì, người đã được nhận năm talâng đi làm lợi ra, và được năm talâng khác. Người đã nhận hai talâng cũng vậy, làm lợi ra được hai talâng nữa. Song người chỉ nhận một thì đi đào lỗ dưới đất mà giấu tiền của chủ. Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. Người đã nhận năm talâng bèn đến, đem năm talâng khác nữa… Người đã nhận hai talâng cũng đến… Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. Người chỉ nhận một talâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, tôi biết chúa là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không không rải ra; nên tôi sợ mà đi giấu talâng của chúa ở dưới đất; đây nầy, vật của chúa xin trả cho chúa. Song chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia… Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.” Mathiơ 25:14-30
Trong ví dụ trên, người nhận một talâng đã sợ hãi. Đó chính là lý do người đó chỉ giữ nguyên một talâng. Sự sợ hãi và một talâng có mối quan hệ không thể tách rời. Chỉ cần rao truyền thì người đó đã có thể gặt hái được nhiều gấp mười lần, một trăm lần. Thế nhưng nếu có nỗi sợ hãi sự thất bại như “Người đó không nghe lời thì sao?”, thì sẽ mắc phải hành động ngốc nghếch là để một talâng sang một bên mà không đạt được gì hết.
Khi đẩy lùi nỗi sợ hãi thì một talâng đổi thành hai talâng, hai talâng đổi thành năm talâng, mười talâng. Talâng mà Đức Chúa Trời ban cho có đặc tính là càng sử dụng thì càng tăng nhiều thêm. Nếu đầy tớ dồn tâm trí vào talâng mà chủ ban cho, và nỗ lực đi làm lợi nó ra thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả nhiều hơn. Tuy nhiên, đầy tớ ấy đã không làm gì hết với một talâng, nên không nhận được lợi nhuận. Do đó, đầy tớ ấy đã bị chủ lên án là đầy tớ dữ và biếng nhác.
Một hạt giống được gieo, sẽ kết trái gấp mười lần, một trăm lần. Giống như vậy, hạt giống lời của Đức Chúa Trời sẽ kết nhiều trái nếu được gieo trồng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Hạt giống được trồng trên đất cằn cỗi có thể không kết trái, tuy nhiên ấy không phải là sự thất bại. Chúng ta chỉ cần vâng phục theo lời của Đức Chúa Trời, nếu Ngài phán gieo thì hãy gieo, Ngài phán tưới nước thì hãy tưới nước. Bởi Đấng làm cho hạt giống trưởng thành là Đức Chúa Trời. Nên với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy thực tiễn một cách trung thành sứ mệnh của mỗi người, và chờ đợi kết trái ân huệ.
Với tấm lòng sợ hãi, chúng ta chỉ luôn mang theo một talâng bên mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm chứng Tin Lành với tấm lòng yêu thương, vui mừng và bình an theo lời dạy của Đức Chúa Trời, thì talâng của chúng ta sẽ dần dần tăng nhiều lên. Hãy ghi nhớ kỹ sự thật này, và mạnh mẽ rao truyền Tin Lành tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.
“Có lời Đức Giêhôva phán cho Giôna con trai Amitai như vầy: Ngươi khá chỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ninive, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta. Nhưng Giôna chỗi dậy đặng trốn qua Tarêsi, để lánh khỏi mặt Đức Giêhôva. Người xuống đến Giaphô, gặp một chiếc tàu đi Tarêsi. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Tarêsi với họ, để khỏi mặt Đức Giêhôva. Nhưng Đức Chúa Giêhôva khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ… Đoạn họ bắt Giôna, quăng xuống biển, thì sự giận dữ của biển yên lặng… Đức Giêhôva sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giôna; Giôna ở trong bụng cá ba ngày và ba đêm.” Giôna 1:1-2:1
Đức Chúa Trời đã phán đấng tiên tri Giôna hãy đến thành lớn Ninive và rao truyền lời của Ngài. Ninive là thủ đô của Asiri, là nước đã tấn công Ysơraên, là nơi thù nghịch Đức Chúa Trời và đàn áp người dân của Ngài. Giôna lo sợ phải chịu chết khi rao truyền lời của Đức Chúa Trời ở Ninive, nên đã xuống tàu định chạy trốn sang đất nước xa xôi.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm thay đổi lòng của Giôna bằng quyền năng siêu nhiên. Sau khi Giôna được ra khỏi bụng cá, Đức Chúa Trời đã phán với Giôna lần thứ hai rằng hãy rao truyền lời của Ngài, và Giôna đã hướng về thành Ninive.
“… Giôna khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống! Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai… Đoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ninive, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng:… Mọi người khá ra sức kêu cùng Đức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại ăn năn, xây bỏ cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.” Giôna 3:1-10
Sau khi được trải nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời, Giôna đã đi vào trung tâm thủ đô của quân địch và mạnh mẽ kêu la về lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời. Đáng ngạc nhiên là những người dân thành Ninive vốn làm ngơ và không tin Đức Chúa Trời, lại tin lời cảnh cáo của Ngài và ăn năn bằng việc kiêng ăn. Đây chính là sự khác biệt giữ ý tưởng của loài người và ý tưởng của Đức Chúa Trời. Giôna đã nghĩ rằng họ sẽ không nghe lời cảnh cáo vì rất cứng cỏi, tuy nhiên thực ra vấn đề là ở chỗ tấm lòng sợ hãi sự thất bại của Giôna.
Sau khi người dân thành Ninive ăn năn, Đức Chúa Trời đã đổi ý, rút lại sự họa mà Ngài định giáng xuống họ. Tuy nhiên, Giôna bị rơi vào tình huống khó xử hơn ai hết, vì người dân sẽ nhạo báng và gọi ông ấy là tiên tri giả vì đã cảnh báo sai rằng Ninive sẽ bị hủy diệt sau bốn mươi ngày nữa. Tuy nhiên, ý muốn thật sự của Đức Chúa Trời là cứu sống hơn 120.000 người dân thành Ninive.
Khi Giôna đẩy lùi nỗi sợ hãi và rao truyền lời của Đức Chúa Trời, thì 120.000 người đã ăn năn và trở về với Đức Chúa Trời. Nếu Giôna trốn tránh sứ mệnh của bản thân và chạy trốn cho đến cùng thì số phận những người này sẽ ra sao? Lịch sử này chính là bài học cho chúng ta vào ngày nay.
Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta rằng: “Đừng sợ, vì ta ở với ngươi” (Êsai 41:10). Đừng chỉ hiểu lời phán này bằng chữ nghĩa, mà hãy thực tiễn lời ấy. Tôi mong tất thảy chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời làm lợi ra nhiều talâng nhờ đức tin rằng Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, trong khi hoàn thành công việc cuối cùng của Đức Chúa Trời.
“Hãy dấy lên, và sáng loè ra! Vì sự sáng ngươi đã đến, và vinh quang Đức Giêhôva đã mọc lên trên ngươi. Nầy, sự tối tăm vây phủ đất, sự u ám bao bọc các dân; song Đức Giêhôva dấy lên trên ngươi, vinh quang Ngài tỏ rạng trên ngươi. Các dân tộc sẽ đến nơi sự sáng ngươi, các vua sẽ đến nơi sự chói sáng đã mọc lên trên ngươi.” Êsai 60:1-3
Nếu không lòe sáng thì các dân tộc sao có thể đến nơi sự chói sáng đã mọc lên. Khi chúng ta chiếu sự sáng Tin Lành thì sẽ đạt được kết quả ân huệ là các dân tộc đến với sự sáng của Đức Chúa Trời.
Giờ các trái được kết ở tất thảy mọi nơi đã được gieo. Chúng ta nghe nhiều tin tức tốt lành từ nước ngoài rằng, trái của Tin Lành liên tục được gặt hái kể cả ở những quốc gia mà mới bắt đầu truyền giáo. Mỗi khi nghe tin tức ân huệ này, chúng ta được nhắc nhở lần nữa sự thật rằng vì chúng ta không rao truyền nên mới không gặt hái được, chứ nếu chúng ta cứ rao truyền thì Tin Lành Nước Thiên Đàng nhất định sẽ được hoàn thành.
Hãy xóa bỏ sạch sẽ trong lòng chúng ta nỗi sợ hãi sự phạm phải sai lầm, nỗi sợ hãi sự thất bại v.v… Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi” (I Giăng 4:18). Khi gắng sức cứu rỗi từng linh hồn với tấm lòng yêu thương mà Đức Chúa Trời ban cho, thì chúng ta sẽ làm lợi được nhiều talâng của Tin Lành. Tôi mong tất thảy thánh đồ của Siôn đều loại bỏ mọi nỗi sợ hãi trong lòng, và hãy đảm đương sứ mệnh Tin Lành mà Đức Chúa Trời giao phó để được hưởng phước lành Nước Thiên Đàng đời đời.