Vào thời đại hậu-sự thật, người ta tin vào sự giả dối

12,715 lượt xem

“Bạn có biết cây mọc ra mỳ ống không?”

Tin giả này được đưa tin bởi BBC, Anh vào ngày nói dối, ngày mùng 1 tháng 4 năm 1957. Đầu tiên, người ta làm tin giả bởi thú vị nhưng gần đây nó đã làm rung chuyển toàn xã hội. Tin giả với hình thức bài báo chứa thông tin hư cấu nhưng như thật, đang làm mưa làm gió và trên thực tế đang đánh lừa rất nhiều người.

Vào mùa hè năm ngoái khi cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, có rất nhiều tin giả có lợi đối với một ứng cử viên và gây hại đối với ứng cử viên đối thủ. Thấy đáng nghi, các tòa ngôn luận lần tìm dấu vết và phát hiện ra rằng hầu hết nơi bắt nguồn tin giả này là tại một ngôi làng nhỏ gọi là “Veles” ở Macedonia, một quốc gia ở Đông Nam Âu; một số thanh thiếu niên tuổi teen đã sản xuất tin giả giật gân đề cập đến những điều này như là một “cơn sốt vàng kỹ thuật số” nhằm thu lợi nhuận.

Các tòa ngôn luận nhấn mạnh rằng những tin giả này thật sự đã ảnh hưởng thậm chí đến bầu cử tổng thống Mỹ. Tin giả như giấu một con dao găm sắc được chế tạo với ý định không tốt và đang lan rộng với số lượng lớn. Kể cả ở Pháp – nơi đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và ở Đức – nơi cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra, trên thực tế cũng đang lo ngại về sự bùng phát của tin giả. Tại Hàn Quốc, cũng có nhiều nhóm người lợi dụng tình hình chính trị hỗn loạn mà sử dụng tin giả để lan truyền thông tin hư cấu.

Những tin giả lan truyền nhanh chóng qua dịch vụ mạng xã hội. Trong khi nó truyền qua nhiều người, nó đã được coi là sự thật. Điều làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn là các ứng dụng tạo tin giả với một vài cú nhấp chuột và trang web được trang trí như trang chủ truyền thông thực sự. Báo chí Hàn Quốc thậm chí từng trích dẫn một số tin giả ở nước ngoài và đã phải cho đăng tin xin lỗi.

Các chuyên gia chỉ ra rằng các tin giả làm tăng thành kiến của cá nhân và gây ra sự thù hận đối với đối phương. Họ nói rằng nguyên nhân lớn nhất làm phổ biến tin giả là “thiên kiến xác nhận”, là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ. Từ điển Oxford của Anh chọn “post-truth” (hậu-sự thật) là từ của năm 2016 không phải là không liên quan đến điều này. Hậu-sự thật có nghĩa là tình huống mà trong đó các sự thật khách quan ít ảnh hưởng trong việc hình thành ý kiến công chúng hơn là cảm xúc và niềm tin cá nhân. Thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến bỏ phiếu Brexit mà quyết định việc Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Để thoát khỏi lo lắng về khủng hoảng kinh tế và để đạt được sự ổn định tâm lý bằng cách đổ lỗi cho người tị nạn và người nhập cư, tin giả phù hợp với điều đó đã thu được lòng tin, thậm chí gây ảnh hướng đến cả chính sách.

Con người muốn tin và nghe chỉ những điều họ muốn tin và nghe. Họ muốn nghe thông tin giả dối nghe êm tai hơn là sự thật nghe không hài lòng họ. Thậm chí dù không phải là chủ trương logic căn cứ trên sự thật, nhưng những chủ trung giả thu hút sự đồng cảm của người ta và được đổi mặt nạ thành ra sự thật. Chính phủ và ngôn luận đang cố lọc ra tin giả, nhưng không dễ gì. Các chuyên gia khuyên rằng từng mỗi người chúng ta cần phải nuôi dưỡng năng lực phân biệt để chọn lọc ra sự thật trong số các thông tin đầy dẫy.

Tác hại của hậu-sự thật cũng xuất hiện trong lịch sử Kinh Thánh. 2000 năm trước đây, người Giuđa đang chờ đợi Đấng Mêsi. Tuy nhiên, họ đã tin vào sự giả dối mà họ muốn tin thay vì tin vào Đấng Cứu Chúa đến thế gian này trong xác thịt. Thậm chí dù Đức Chúa Jêsus truyền lẽ thật, nhưng họ phán xét Đấng Christ trên cơ sở suy nghĩ của họ, miệt thị Đức Chúa Jêsus rằng “Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” (Giăng 10:30-33) và đóng đinh Ngài trên thập tự giá.

Vì họ không thể hiểu lời của Đức Chúa Jêsus phán rằng Ngài ban sự sống đời đời thông qua thịt và huyết của Ngài, nên họ chỉ trích Ngài rằng “Lẽ nào người này lấy thịt cho chúng ta ăn?” (Giăng 6:51-52). Tin giả tiếp tục lan truyền và khiến những người La Mã xuyên tạc rằng Hội Thánh sơ khai là nhóm người ăn thịt người và dẫn đến kết quả là bắt bớ Cơ Đốc giáo. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo tôn giáo thời điểm đó thậm chí hối lộ những tên lính bằng tiền và làm cho việc Đức Chúa Jêsus phục sinh vốn xảy ra theo lời tiên tri của Kinh Thánh trông như một lời nói dối (Mathiơ 28:11-15). Đối với họ, sự thật không quan trọng mấy.

Thời đại hậu-sự thật cũng tiếp tục vào thời đại Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta không học từ quá khứ, thì bi kịch sẽ lặp lại. Nếu chúng ta muốn nhận sự cứu rỗi, chúng ta cần biết làm thế nào để phân biệt giữa lẽ thật và sự giả dối. Bây giờ là thời gian suy ngẫm lại bản thân xem liệu chúng ta đang cố gắng tin điều giả dối phù hợp sở thích chúng ta trong khi quay lưng với lẽ thật mà Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta không.