Tôi biết rằng mỗi người chúng ta đều có linh hồn và có tồn tại thế giới phần linh hồn, nhưng tôi không có cách nào tưởng tượng được thế giới đó sẽ như thế nào. Liệu có cách nào để tôi có thể tưởng tượng dù là một chút về thế giới phần linh hồn chăng?

25,181 lượt xem

Con người là sự kết hợp của bụi đất và sanh khí, tức là xác thịt và linh hồn. Khi một người chết đi, xác thịt của họ trở vào đất còn thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời. Nói cách khác, trong cuộc sống sau khi chết của chúng ta, chắc chắn có tồn tại Nước Thiên Đàng, là thế giới phần linh hồn mà chúng ta sẽ ở cùng với Đức Chúa Trời. Chỉ là Nước Thiên Đàng không thể trông thấy được bằng mắt thường và thật khó để giải thích về thế giới ấy.

Song le, như có chép rằng: Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.I Côrinhtô 2:9

Không gian thuộc chiều cao nhất được khám phá bởi khoa học hiện đại cho đến nay chính là vũ trụ. Bằng trí tuệ và kiến ​​thức của con người thì không bao giờ có thể hiểu hết mọi thứ về Nước Thiên Đàng, nhưng chúng ta hãy dành thời gian để hình dung về Nước Thiên Đàng là nơi như thế nào thông qua vũ trụ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trái đất chỉ giống như mảy bụi trong vũ trụ mênh mông

Hiện nay, 7,9 tỷ người sống trên trái đất là nhà của mọi loài cây và các sinh vật sống. Khi nhìn từ không gian, Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời với đường kính 12.760 ㎞. Trái đất có vẻ lớn trong mắt chúng ta, nhưng so với Mặt trời có đường kính 1.392.000 ㎞, thì Trái đất chỉ là một chấm nhỏ mà thôi. Và trong vũ trụ, có vô số ngôi sao lớn hơn Trái đất hàng chục triệu lần.

Sao Sirius thuộc chòm sao Canis Major là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, có đường kính 2.335.000 ㎞; và sao Arcturus thuộc chòm sao Beta là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời đêm, có đường kính 22.101.000 ㎞, gấp 1.727 lần so với Trái đất. Sao Betelgeuse là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Orionis, có đường kính 903.500.000 ㎞, gấp khoảng 70.000 lần Trái đất; và sao VV Cephei là ngôi sao siêu khổng lồ có đường kính 2.644.800.000 ㎞, gấp khoảng 200.000 lần so với Trái đất.

Nếu chúng ta quy đổi kích thước của mỗi ngôi sao thành thể tích, thì sự khác biệt so với trái đất là rất lớn. Mặt trời lớn hơn trái đất 1,3 triệu lần và sao VV Cephei lớn hơn trái đất 8.900 nghìn tỷ lần, nghĩa là chúng ta có thể tạo ra khoảng 8.900 nghìn tỷ Trái đất chỉ với một ngôi sao VV Cephei. Thật ngoài sức tưởng tượng! Tuy nhiên, những ngôi sao siêu khổng lồ đó chỉ là một vài trong số vô hạn các ngôi sao lấp lánh trong vũ trụ. Có rất nhiều ngôi sao khác trong vũ trụ mà chúng ta vẫn chưa khám phá ra, mà vũ trụ thì vô cùng rộng lớn.

Hệ mặt trời của chúng ta, nơi tám hành tinh bao gồm cả Trái đất đang quay quanh Mặt trời, có đường kính 40 nghìn tỷ ㎞. Dải ngân hà của chúng ta chứa khoảng 200 tỷ hệ mặt trời. Tiếp nữa, các dải ngân hà tập hợp lại và tạo thành đại vũ trụ. Trong mắt chúng ta, chỉ riêng một dải ngân hà thôi dường như đã có kích thước vô hạn, thế mà nhìn từ quan điểm của đại vũ trụ thì chỉ là một hạt bụi hầu như không nhìn thấy được. Vậy còn Trái đất nơi chúng ta đang sống thì sao? Nó có thể trông tầm thường như thế nào từ quan điểm của toàn bộ vũ trụ?

Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân; nầy, Ngài giở các cù lao lên như đồ vật nhỏ… Mọi dân tộc ở trước mặt Đức Giêhôva thảy đều như không, Ngài xem như trống không và hư vô vậy.Êsai 40:15-17

Vũ trụ vô tận mà thời gian cũng không thể chinh phục được

Giả sử rằng chúng ta có thể đếm một ngôi sao trong một giây. Thế thì, chúng ta sẽ đếm được 3.600 ngôi sao trong một giờ, và 86.400 ngôi sao trong một ngày; và mất 1.157 ngày (ba năm một tháng) để đếm được 100 triệu ngôi sao.

Để đếm các ngôi sao trong dải ngân hà chứa 200 tỷ hệ mặt trời của chúng ta thì sẽ mất 6000 năm. Tuy nhiên, chúng ta có hơn 200 tỷ dải ngân hà, mỗi dải ngân hà lại chứa 200 tỷ ngôi sao, nên chúng ta không bao giờ có thể đếm hết các ngôi sao bằng thời gian của con người được.

Chỉ riêng ngôi sao VV Cephei đã giúp chúng ta nhận ra rằng thời gian trong thế giới loài người thật sự là vô nghĩa. Sao VV Cephei có đường kính 2 648 triệu ㎞. Nếu một người đi bộ với tốc độ 4 ㎞/h thì sẽ mất 755.480 năm mà vẫn chưa đi được đến điểm cuối của đường kính, và sẽ mất 3.019 năm để đi bằng ô tô với tốc độ 100 ㎞/h để đi hết đường kính của sao VV Cephei.

Cho đến ngày nay, được cho biết rằng tốc độ ánh sáng [tốc độ ánh sáng trong môi trường chân không] là nhanh nhất. Ánh sáng truyền đi với tốc độ 300.000 ㎞/s, là tốc độ mà chúng ta có thể đi vòng quanh Trái đất 7,5 lần trong một giây.

Bằng tốc độ của ánh sáng thì mất 1,26 giây để đi từ Trái đất đến Mặt trăng và 8 phút 11 giây để tới Mặt trời.

Dù tốc độ của ánh sáng nhanh đến mức không thể tưởng tượng được như vậy, nhưng phải mất 4,5 năm để đến được sao Alpha Centauri trong chòm sao Centaurus, là ngôi sao gần Mặt trời nhất. Và nếu tên lửa di chuyển với tốc độ 300.000 ㎞/giờ, thì sẽ phải mất khoảng 200.000 năm để đến được ngôi sao gần nhất.

Nếu chúng ta đi tham quan đại vũ trụ ấy thì cần bao nhiêu thời gian? Ngay cả khi chúng ta di chuyển với tốc độ của ánh sáng thì sẽ mất khoảng 15 tỷ năm chỉ để du hành trong bán kính của đại vũ trụ. Đó là khoảng thời gian dài đến mức một người sống đến tám mươi tuổi có thể sống trọn đời mình thêm 187,5 triệu lần nữa.

Không gian của vũ trụ là vô hạn nên chúng ta không bao giờ có thể hiểu biết trọn vẹn về vũ trụ bằng trí tuệ của con người.

Thế giới phần linh hồn mà chúng ta có thể tưởng tượng ra thông qua thế giới của các hạt quắc

Bây giờ, chúng ta hãy tưởng tượng rằng kích thước của vũ trụ thu nhỏ thành kích thước của Trái đất. Khi đó Trái đất trở thành một hạt quắc mà ngay cả kính hiển vi cũng không thể nhìn thấy được. Hạt quắc là thành phần nhỏ nhất tạo nên vật chất.

Hạt nhỏ nhất có thể tách ra khỏi một vật chất mà không bị mất dạng hóa học được gọi là “phân tử”. Thông thường, phân tử bao gồm hai hoặc nhiều nguyên tử; và nguyên tử lại bao gồm các electron, proton và neutron. Trong đó, proton hoặc neutron thì được cấu tạo từ các hạt quắc.

Một số hạt quắc chỉ tồn tại trong khoảng 10 đến 23 giây. Nói một cách đơn giản, vô số hạt quắc sinh ra và chết đi trong 0, 00000000000000000000001 giây (10-22 giây). Thời gian ngắn đến nỗi người ta thậm chí không thể cảm nhận được là bao nhiêu thời gian, chỉ là khoảnh khắc trong khoảnh khắc.

Mặt khác, một giây trong thế giới loài người tương đương với 300 nghìn tỷ năm trong thế giới của hạt quắc. 300 nghìn tỷ năm là khoảng thời gian dài đến mức trong khoảng thời gian đó trái đất 4,5 tỷ năm tuổi có thể hình thành và biến mất 600.000 lần, và vũ trụ 15 tỷ năm tuổi có thể hình thành và biến mất 200.000 lần. Từ quan điểm của các hạt quắc, thế giới loài người sẽ giống như thế giới của các vị thần sống trong vô tận 300 nghìn tỷ năm.

Thế giới của các hạt quắc và thế giới của con người chúng ta là các chiều không gian hoàn toàn khác nhau. Cũng vậy, Nước Thiên Đàng là thế giới nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Vậy ta còn nói trong khi cầu nguyện, nầy, Gápriên, người mà ta đã thấy trong sự hiện thấy lúc đầu tiên, được sai bay mau đến đụng ta độ lúc dâng lễ chiều hôm… Hỡi Đaniên, bây giờ ta ra để ban sự khôn ngoan và thông sáng cho ngươi. Lời phán dặn đã ra từ khi ngươi bắt đầu nài xin; và ta đến để tỏ lời đó cho ngươi.Đaniên 9:21-23

Ngay khi Đaniên bắt đầu cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã phán lệnh cho thiên sứ Gápriên ban mệnh lệnh của Ngài cho Đaniên.

Ở trung tâm của đại vũ trụ chứa 200 tỷ dải ngân hà ấy, có Giêrusalem trên trời là thành của Đức Chúa Trời hằng sống; và trong thành Giêrusalem ấy, có thành trung ương nơi đặt ngai của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 12:22-23).

Khi thiên sứ Gápriên từ ​​ngai của Đức Chúa Trời là thành trung ương của cả đại vũ trụ, nơi cách trái đất hàng tỷ năm ánh sáng đến cùng Đaniên, thì Đaniên thậm chí còn chưa cầu nguyện xong. Qua đây, chúng ta có thể hiểu rằng trong thế giới phần linh hồn, các thiên sứ du hành nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng xuyên thời gian và không gian.

Chúng ta có thể nghĩ rằng cuộc đời nhân sinh bảy mươi, tám mươi năm có nhiều niềm vui và nỗi buồn ấy là khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, theo quan điểm của thế giới phần linh hồn, nơi vượt xa giới hạn thời gian và không gian, thì cuộc sống của chúng ta trên Trái đất chỉ là khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi và qua đi ngay lập tức.

Cuộc sống mà chúng ta cần theo đuổi

Tôi biết một người trong Đấng Christ, cách mười bốn năm trước, đã được đem lên đến từng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết). Tôi biết người đó (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi cũng chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết) được đem lên đến chốn Barađi, ở đó, nghe những lời không thể nói, mà không có phép cho người nào nói ra.II Côrinhtô 12:2-4

Được nhìn thấy thế giới phần linh hồn, sứ đồ Phaolô đã nhận ra rằng thời gian và không gian của cuộc sống nhân sinh chẳng có ý nghĩa gì cả. Sứ đồ đã đặt giá trị vào thế giới phần linh hồn, đã sống cuộc đời của người truyền đạo không biết mệt mỏi bất kể những khổ nạn và bắt bớ không ngừng.

Ban đầu, linh hồn của chúng ta là các thiên sứ cao quý – các con trai của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bởi tội lỗi mà chúng ta đã phải mặc áo xác thịt mà đến thế gian này, chúng ta không thể thấy được những thứ thuộc về nước trên trời, bị giới hạn bởi thời gian và không gian, và sống như thể thế giới chúng ta trông thấy là tất cả.

Chẳng phải bạn không thể nhìn thấy thứ gì đó mà chúng không tồn tại đâu. Dù chúng ta không thể tận mắt trông thấy, nhưng chắc chắn thế giới phần linh hồn rộng lớn hơn có tồn tại. Để giúp chúng ta nhận ra điều này, Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng trị vì cả đại vũ trụ đã bỏ lại quyền năng và vinh quang của Đấng Tạo Hóa ở sau lưng mà đến tận hành tinh trái đất nhỏ hơn một hạt bụi này (Philíp 2:5-8). Đó là bởi Nước Thiên đàng là quê hương vĩnh cửu mà chúng ta phải trở về.

… Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.Hêbơrơ 11:13-16

2000 năm trước, Đấng Christ đã đến Trái đất này, cho loài người biết đến Nước Thiên Đàng và rao truyền Tin Lành để hầu cho mọi người có thể trở về Thiên Đàng. Vào thời đại này, Ngài lại đã hiện ra lần thứ hai để dạy dỗ và giúp chúng ta giành lại niềm trông mong về Nước Thiên Đàng, vì hết thảy chúng ta đều đã bị mất đi ký ức về Nước Thiên Đàng bởi tội lỗi.

Nước Thiên Đàng chắc chắn sẽ đến trước mặt chúng ta. Đương nhiên, chúng ta phải nỗ lực hết mình và làm việc chăm chỉ một cách trung thành vì cuộc sống hiện tại, nhưng chúng ta cũng cần khôn ngoan để chuẩn bị cho thế giới phần linh hồn sắp trải bày ra trong tương lai. Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta cảm nhận được Nước Thiên Đàng thông qua Kinh Thánh. Chúng ta nhất định phải luôn luôn gần gũi với lời của Đức Chúa Trời để nhận ra Nước Thiên Đàng và nỗ lực nhiều để nhìn biết Nước Thiên Đàng bằng cả tấm lòng. Niềm trông mong về thế giới rộng lớn hơn sẽ trở thành nguồn vui và sức mạnh có thể giúp chúng ta vượt qua hết thảy khó khăn của cuộc sống hiện tại.

bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.II Côrinhtô 4:18