Tư tưởng của các sứ đồ về vấn đề linh hồn

18,965 lượt xem

“Việc gì sẽ xảy ra khi loài người qua đời? Liệu loài người thật sự có linh hồn? Sau khi qua đời, loài người sẽ đi đâu?” Đây là những mối quan tâm và thắc mắc chưa được giải quyết của rất nhiều người trong suốt thời gian dài.

Vô số người nghĩ và nghiên cứu về sự tồn tại của “bản thân mình” nhưng không ai có thể tìm thấy câu trả lời. Chẳng nhận ra rằng ai đã sáng tạo “bản thân mình” mà họ đặt ra nhiều lý thuyết và triết học về linh hồn chỉ bởi lòng ham muốn biết. Song tri thức về linh hồn được dạy bởi Đấng Christ cho nhân loại biết họ là ai và dạy giá trị của sự tồn tại và mục đích chính xác của cuộc sống loài người.

1. Linh hồn xuất hiện trong quá trình tạo nên loài người

“Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sanh linh.” Sáng Thế Ký 2:7

Tại đây, một loài sanh linh có nghĩa là “sinh vật có sự sống”. Bụi đất không phải là bản chất của sự sống. Kinh Thánh không gọi loài người là “loài sanh linh” khi chỉ làm từ bụi đất. Chỉ khi sanh khí của Đức Chúa Trời vào trong bụi đất thì mới được gọi là một sanh linh. Vì thế, bản chất của sự sống không phải là xác thịt mà là sanh khí ra từ Đức Chúa Trời, tức là linh hồn (thần). Xác thịt loài người có nguồn gốc từ bụi đất, nhưng linh hồn (thần) bên trong thì được tạo bởi Đức Chúa Trời và đến từ Đức Chúa Trời. Salômôn nói rằng “Bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ và thần linh (sanh khí) trở về nơi Đức Chúa Trời là Đấng đã ban nó (Truyền Đạo 12:7).

2. Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus về linh hồn

Đến thời đại Tân Ước, quan niệm về linh hồn trở nên rõ ràng hơn.

“Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn, song thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.” ​Mathiơ 10:28

Những lời của Đức Chúa Jêsus cho thấy y nguyên quá trình loài người được dựng nên mà đã được chép trong sách Sáng Thế Ký chương 2. Đó là vì Đức Chúa Jêsus phân biệt giữa sự chết của xác thịt và sự chết của linh hồn. Tại đây, từ “linh hồn” trong tiếng Hy Lạp được chép là “pneuma” có nghĩa là “thần linh (Spirit)”.

“Đức Chúa Trời là Thần (pneuma).” ​Giăng 4:24

“Chúa tức là Thánh Linh (pneuma).” ​II Côrinhtô 3:17

“Các thiên sứ đều là thần (pneuma).” ​Hêbơrơ 1:14

Đức Chúa Trời là Thần, không thuộc về xác thịt. Đức Chúa Jêsus cũng là Thần không thuộc về xác thịt. Các thiên sứ cũng đều là thần không thuộc về xác thịt. Đó là lý do sự chết của loài người được chia ra làm sự chết của xác thịt và sự chết của linh hồn. Loài người hay ma quỉ có thể giết xác thịt chúng ta nhưng Đấng có thể hủy diệt linh hồn duy chỉ là Đức Chúa Trời thôi.

Trong thư gửi cho Hội Thánh tại Côrinhtô, sứ đồ Phaolô đã chép như sau.

“Vả nếu không phải thần linh (pneuma) trong lòng người thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh (pneuma) của Đức Chúa Trời thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.” I Côrinhtô 2:11

Điều mà chúng ta nên học từ sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus là sự thật rằng bản chất của cuộc sống chúng ta không nằm ở xác thịt mà ở linh hồn.

3. Tư tưởng của sứ đồ Phaolô và linh hồn

Lý do chúng ta muốn biết tư tưởng của các sứ đồ là vì tư tưởng của họ đã được thiết lập ra thông qua giáo huấn của Đức Chúa Jêsus, được lập nên thông qua sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

Có một sự thật đã được ghi khắc trong suy nghĩ của các sứ đồ rằng thể xác chúng ta là nhà tạm của linh hồn.

“Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát (nếu xác thịt qua đời), thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra.” ​II Côrinhtô 5:1

Bây giờ linh hồn chúng ta đang sống tạm thời trong nhà tạm (xác thịt) một lát nhưng khi được cứu rỗi và trở về Nước Thiên Đàng, thì chúng ta sẽ sống trong nhà đời đời bởi Đức Chúa Trời dựng nên chứ không sống ở nhà tạm thời nữa.

“Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể này thì cách xa Chúa… Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể này đặng ở cùng Chúa thì hơn. Cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể nầy, dầu ra khỏi, cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.” II Côrinhtô 5:6-9

Sứ đồ Phaolô viết thư cho các thánh đồ Hội Thánh Côrinhtô rằng Chúa (Đức Chúa Jêsus) ngự tại thế giới linh hồn còn chúng ta ở tại thế giới xác thịt. Vậy nên khi chúng ta còn ở trong xác thịt thì cách xa Chúa. Và việc mà Phaolô và các thánh đồ muốn làm là rời khỏi xác thịt này mau chóng và sống cùng với Chúa. Tại đây, ai ở trong xác thịt? Và ai rời khỏi xác thịt?

Người mà muốn rời khỏi xác thịt chính là bản thân sứ đồ Phaolô, tức là linh hồn của Phaolô. Điều này có nghĩa là xác thịt mà Phaolô đang mặc lấy không phải là bản chất của sự sống nhưng linh hồn bên trong xác thịt mới là bản thân Phaolô. Nói cách khác, sứ đồ Phaolô không sống vì nhà tạm (xác thịt) nhưng vì nhà đời đời mà được Đức Chúa Trời ban cho khi linh hồn người rời khỏi nhà tạm; và người đã chuẩn bị cho giây phút ấy. Người viết ra những điều đó trong thư gửi thánh đồ Hội Thánh Philíp.

“Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy… Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em.” Philíp 1:21-24

Lời trong II Côrinhtô chương 5 rằng “Chúng ta muốn lìa bỏ thân thể nầy” và lời trong Philíp chương 1 “Tôi đi” đều có cùng một nghĩa. Rời đi có nghĩa là rời khỏi xác thịt mà có thể được giải thích thông qua nội dung tiếp theo “cứ ở trong xác thịt”.

Vậy, cái gì ở lại trong xác thịt hay là rời khỏi nó? Đó là bản thân Phaolô, chính là linh hồn của Phaolô. Người nói rằng việc cần thiết hơn cho các thánh đồ là người còn ở trong xác thịt hơn là rời khỏi. Điều này có nghĩa là khi Phaolô rời khỏi xác thịt, người sẽ đi đến Đấng Christ là điều tốt cho người; nhưng vì các thánh đồ, tốt hơn là Phaolô ở lại trong xác thịt cùng họ để dạy họ lẽ thật của Đức Chúa Trời và dẫn dắt họ đi đường đúng đắn.

Và khi Phaolô giải thích trong sự mặc thị người nhận được từ Đức Chúa Trời, người chép như sau.

“Tôi cần phải khoe mình, dầu chẳng có ích gì; nhưng tôi sẽ nói đến các sự hiện thấy và sự Chúa đã tỏ ra. Tôi biết một người trong Đấng Christ, cách mười bốn năm trước, đã được đem lên đến từng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết). Tôi biết người đó (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi cũng chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết).” ​II Côrinhtô 12:1-3

Khi Phaolô thấy sự mặc thị, người nói lặp đi lặp lại rằng “người này (là linh hồn Phaolô) – hoặc trong xác thịt hay là ngoài xác thịt, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết.” Lời này có nghĩa rằng khi Phaolô nhận sự mặc thị, người không biết rằng linh hồn mình đã rời khỏi xác thịt và đi đến Barađi hay là người còn ở trong xác thịt. Thông qua những lời này, chúng ta có thể hiểu là Phaolô có quan điểm rằng linh hồn có tồn tại riêng lẻ với xác thịt. Nếu người đã nghĩ rằng linh hồn không tồn tại thì người không cần sử dụng câu nhấn mạnh rằng “hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết.”

4. Tư tưởng của sứ đồ Phierơ và linh hồn

Phierơ luôn ghi nhớ những lời mà Đức Chúa Jêsus ban cho trước khi Ngài thăng thiên.

“Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng lấy, muốn đi đâu thì đi; nhưng khi ngươi già, sẽ giơ bàn tay ra, người khác thắt lưng cho và dẫn ngươi đến nơi mình không muốn. Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa Trời…” ​Giăng 21:18-19

Trước khi Phierơ kết thúc cuộc đời Tin Lành, người nhớ lời Đức Chúa Jêsus đã bảo cho và lo lắng những việc các thánh đồ sẽ đối mặt sau khi người qua đời và chép như sau.

“Bởi vậy cho nên tôi sẽ nhắc lại những điều đó cho anh em chẳng thôi… Nhưng tôi còn ở trong nhà tạm này bao lâu, thì coi sự lấy lời răn bảo mà tỉnh thức anh em, là bổn phận của tôi vậy; vì tôi biết tôi phải vội lìa nhà tạm này, như Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đã bảo cho tôi. Nhưng tôi ân cần rằng sau khi tôi đi, anh em có thể hằng nhớ điều tôi đã nói.” II Phierơ 1:12-15

Phierơ miêu tả sự qua đời của mình là “lìa nhà tạm này” và cũng miêu tả việc “lìa nhà tạm này” như là sự mình rời đi. Tại đây, điều mà rời đi từ nhà tạm xác thịt chẳng phải là linh hồn của người hay sao? Khi linh hồn của Phierơ còn ở trong xác thịt, thì xác thịt là nhà tạm của Phierơ; nhưng khi linh hồn rời khỏi, thì xác thịt (nhà tạm) bị hủy diệt và trở về đất.

Lý do chúng ta muốn biết tư tưởng của các sứ đồ là để hiểu biết họ đã nhận được sự dạy dỗ nào từ Đức Chúa Jêsus. Thông qua tư tưởng các những sứ đồ mà chúng ta đã nghiên cứu cho đến nay, chúng ta có thể hiểu họ đã nhận sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus rằng linh hồn loài người có tồn tại.

5. Cuộc sống vì con người thật của “tôi”

Khi chúng ta sống ở đời này, nhiều khi loài người chúng ta tự hỏi “Tôi là gì?”

Chủ nhân của “tôi” không phải là xác thịt mà là linh hồn đang bị giam giữ trong xác thịt. Sự thật rằng tôi – nói một cách rõ hơn là linh hồn tôi sống trong nhà tạm (Tent) gọi là “xác thịt” này có nghĩa là cuộc sống trên đất này không phải là tất cả. Khi chúng ta đi cắm trại, chúng ta tạm thời ở trong nhà lều một vài ngày. Giống như vậy, cuộc sống trong xác thịt này chỉ giống như đang sống trong nhà tạm một thời gian.

Nếu chúng ta sống cho xác thịt, đó là sống cho nhà tạm, cái nhà. Chẳng phải chúng ta nên sống cho bản thân thật thay vì cho cái nhà sao?

Trong khi sống cuộc đời đức tin, đôi khi chúng ta nghiêng về cuộc sống phần xác. Khi chúng ta còn sống trong xác thịt thì không thể phủ nhận cuộc sống xác thịt. Tuy nhiên, thật vô nghĩa và ngu ngốc biết bao nếu chúng ta chỉ sống vì nhà tạm chỉ tồn tại một chốc lát rồi biến mất.

Dù đang sống trong nhà tạm vì tội lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta đã được nhận sự cứu chuộc, sự tha tội thông qua công lao Lễ Vượt Qua của Đấng Christ; và nhà đời đời được chuẩn bị bởi Đức Chúa Trời đang chờ đợi chúng ta. Vậy, thật quá rõ ràng là chúng ta nên tập trung vào việc gì trong khi sống trên đất này.

“Bởi chúng ta chẳng chăm (trông cậy và mong muốn) sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.” ​II Côrinhtô 4:18