Lễ Bánh Không Men

34,959 lượt xem

Lễ Bánh Không Men là lễ trọng thể đến vào ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, tên gọi trong thời đại Tân Ước là Lễ Hoạn Nạn. Thông qua Kinh Thánh Tân Cựu Ước, lễ trọng thể gắn liền với cay đắng, đau khổ và đau đớn kể từ đau khổ mà người dân Ysơraên đã trải qua cho đến khổ nạn mà Đấng Christ chịu đựng, chính là Lễ Bánh Không Men.

Bản thân tên gọi của lễ trọng thể biểu hiện sự khổ nạn với ý nghĩa là lễ trọng thể ăn bánh không men, tức là bánh không bỏ men. Về nghi thức của Lễ Bánh Không Men thì vào thời đại Cựu Ước đã ăn bánh không men trong 7 ngày, còn vào thời đại Tân Ước thì đồng tham vào khổ nạn bằng cách kiêng ăn vào ngày ấy.

Ở mặt sau sự Đức Chúa Trời chế định lễ trọng thể của sự khổ nạn và hầu cho giữ như là luật lệ, không chỉ đơn thuần hầu cho ghi nhớ khổ nạn của người dân Ysơraên và Đấng Christ, mà hơn nữa còn chứa đựng ý muốn Ngài làm thức tỉnh rằng chúng ta phải bước đi con đường đức tin bằng tư thế tấm lòng thể nào. Hãy cùng nhau nhận thức thông qua Kinh Thánh về ý nghĩa chân chính của Lễ Bánh Không Men giữa các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời.

Khởi nguyên của Lễ Bánh Không Men và nghi thức lễ trọng thể của Cựu Ước

Người dân Ysơraên đã di cư đến Êdíptô bởi cơn hạn hán tại Canaan, rồi suốt khoảng 400 năm sau đó, đã phải đảm đương lao dịch khổ nhọc và nguy hiểm như xây dựng thành Phithom và Ramse dùng làm kho tàng cho Êdíptô. Tiếng kêu của họ thấu đến tận trời, nên Đức Chúa Trời đã sai đấng tiên tri Môise đến, và cứu rỗi người dân Ysơraên bởi quyền năng lớn lao của Lễ Vượt Qua.

Ở trước tai nạn lớn mà mọi con đầu lòng của các gia đình Êdíptô đều bị chết, Pharaôn, vua Êdíptô, đã khuất phục trước quyền năng của Đức Chúa Trời và giải phóng người dân Ysơraên. Vì những người dân Êdíptô muốn tống họ đi gấp, nên những người dân Ysơraên bọc những thùng nhồi bột chưa kịp lên men trong áo tơi, vác lên vai mình, và ra khỏi Êdíptô. Vì ra khỏi gấp gáp nên họ chẳng sắm kịp lương thực khác được, nên đã hấp bánh không men bởi bột nhồi chưa kịp lên men mà dùng làm lương thực (Xuất Êdíptô Ký 12:29-39).

Người dân Ysơraên đi từ Ramse vào đêm Lễ Vượt Qua, đến bờ biển trước mặt Biển Đỏ thì họ đóng trại tại đó. Tuy nhiên, khi mất đi nhân lực lao động lên đến 60 vạn người dù chỉ tính nam đinh, lòng vua Pharaôn liền đột biến, hạ lệnh bắt lại họ, rồi trực tiếp thắng xe và đem quân đội Êdíptô đuổi theo họ.

“Đức Giêhôva làm cho Pharaôn, vua của xứ Êdíptô, cứng lòng, đuổi theo dân Ysơraên; nhưng dân nầy đã ra đi một cách dạn dĩ. Người Êdíptô và cả ngựa xe, lính kỵ, cùng toán binh của Pharaôn đều đuổi theo dân Ysơraên, gặp đương đóng đồn nơi bờ biển, gần Phi Hahirốt, ngang Baanh Sêphôn. Vả, khi Pharaôn đến gần, dân Ysơraên ngước mắt lên, thấy dân Êdíptô đuổi theo, bèn lấy làm hãi hùng, kêu van Đức Giêhôva… Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Sao ngươi kêu van ta? Hãy bảo dân Ysơraên cứ đi; còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay trên mặt biển, phân rẽ nước ra, thì dân Ysơraên sẽ xuống biển đi như trên đất cạn. Còn ta sẽ làm cho dân Êdíptô cứng lòng theo dân Ysơraên xuống biển…” Xuất Êdíptô Ký 14:8-18

Tận mắt chứng kiến Pharaôn và quân đội Êdíptô đuổi kịp sát phía sau, người dân Ysơraên đã run rẩy bởi sợ hãi. Bản thân họ thì có trẻ nhỏ, phụ nữ, người già, gia súc và đủ loại đồ đạc nên tốc độ di chuyển không thể không chậm chạp, thế mà phía trước thì Biển Đỏ chặn ngang, còn phía sau thì binh sĩ Êdíptô đuổi theo, nên ấy chính là tình huống tiến thoái lưỡng nan. Khoảng thời gian khổ nạn bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi, lo lắng, căng thẳng cứ tiếp diễn cho đến tận khi Biển Đỏ được phân rẽ bởi quyền năng của Đức Chúa Trời và cả dân Ysơraên đi vượt qua biển như đi trên đất cạn.

Đức Chúa Trời đã chế định Lễ Bánh Không Men theo công việc thể này, và hàng năm hầu cho người dân ăn bánh không men suốt 7 ngày để ghi nhớ đau đớn mà họ đã trải qua cho đến khi vượt qua Biển Đỏ. Với ý nghĩa thể này, bánh không men còn được gọi là “bánh hoạn nạn” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:3).

Ứng nghiệm lời tiên tri về Lễ Bánh Không Men và nghi thức lễ trọng thể trong Tân Ước

Nghi thức lễ trọng thể như thế này là mô hình. Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus bị bắt vào đêm Lễ Vượt Qua, rồi chịu khổ nạn cho đến tận khi qua đời trên thập tự giá vào Lễ Bánh Không Men, là ngày thứ hai, nhờ đó làm ứng nghiệm lời tiên tri ấy.

“Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm… Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Ðức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy…” Êsai 53:3-8

Đức Chúa Jêsus đã bị vết, bị thương, bị lằn roi, bị ức hiếp và xử đoán theo như lời tiên tri của Êsai. Ngài vừa giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ, vừa đóng ấn cho giao ước mới bằng thịt của Ngài sẽ bị xé và huyết của Ngài sẽ bị đổ trên thập tự giá vào ngày mai. Sau đó, Ngài bị bắt vào đêm hôm ấy, rồi đã chịu đựng đủ loại đau đớn cho đến tận khi bị treo và qua đời trên thập tự giá vào Lễ Bánh Không Men, là ngày hôm sau.

Khi khổ nạn của Đức Chúa Jêsus xuất hiện với ngữ pháp uyển ngữ trong Kinh Thánh được miêu tả sống động bằng phương tiện video thông qua bộ phim “Cuộc khổ nạn của Chúa”, thì rất nhiều người đã bị sốc bởi đau đớn thảm thiết mà Đấng Christ đã chịu đựng. Để hầu cho biết đến đau đớn mà Đấng Christ đảm đương, Đức Chúa Trời đã hầu cho người dân Ysơraên giữ Lễ Bánh Không Men bằng bánh không men suốt thời gian dài đằng đẵng 1.500 năm. Và vào thời đại Tân Ước mà Đức Chúa Jêsus làm ứng nghiệm lời tiên tri, thì Ngài hầu cho nhớ đến khổ nạn của Đấng Christ bằng cách kiêng ăn vào ngày này.

“Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Bạn hữu của chàng rể có kiêng ăn được trong khi chàng rể còn ở cùng mình chăng? Hễ chàng rể còn ở với họ đến chừng nào, thì họ không thể kiêng ăn được đến chừng nấy. Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.” Mác 2:19-20

Kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ chính là chỉ ra Lễ Bánh Không Men, là ngày Đức Chúa Jêsus qua đời trên thập tự giá. Vào Lễ Bánh Không Men, Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta trải qua dù là một lát sự đau đớn phần thể xác thông qua kiêng ăn, bởi đó mà hầu cho đoán biết được khổ nạn mà Đức Chúa Jêsus đã trải qua và đồng tham vào sự ấy.

Theo dấu vết khổ nạn của Đấng Christ

Khi sống trên đời này có những người chịu đau đớn bởi lòng tham hoặc hư vinh của bản thân mình. Nhưng khổ nạn mà Đức Chúa Jêsus đã chịu, thì bắt nguồn từ tình yêu thương cực kỳ vị tha, một mực gánh vác thay thế gánh nặng tội lỗi của các con cái để cứu sống các con cái đáng phải chết.

Trong sự Ngài chịu đựng khổ nạn và hy sinh cho đến chết, ngoài sự quan phòng lớn lao muốn cứu rỗi chúng ta, còn chứa đựng ý muốn hầu cho chúng ta đi theo sau con đường khổ nạn đẹp đẽ ấy. Như thể Đức Chúa Trời đã bước đi con đường khổ nạn vì sự cứu rỗi của các con cái, Ngài cũng mong muốn chúng ta – những người đã bước đi duy chỉ con đường vì bản thân mình, giờ được đi theo sau dấu vết của Đấng Christ mà bước đi trên con đường đức tin có giá trị vì sự cứu rỗi của anh em chị em.

“Vì nhân cớ lương tâm đối với Ðức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước. Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì? Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài.” I Phierơ 2:19-21

Con đường mà chúng ta phải bước đi theo sau dấu vết của Đấng Christ trên đất này không phải là con đường vinh hiển và bình an, nhưng là con đường hiểm hóc mà có yếu tố khổ nạn nhất thiết đi đôi với. Bởi vậy, Kinh Thánh ghi chép rằng người muốn sống cách nhân đức trong Đấng Christ, thì sẽ bị bắt bớ, tức là bị chịu khổ nạn.

“Về phần con, con đã noi theo ta trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta, trong những sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành Antiốt, Ycôni và Líttrơ. Những sự bắt bớ đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn. Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ.” II Timôthê 3:10-12

Các sứ đồ Hội Thánh sơ khai muốn truyền bá Tin Lành noi theo cuộc đời của Đức Chúa Jêsus Christ và giáo huấn của Ngài, nên đã bị bắt bớ nhiều. Giống như vậy, các thánh đồ của Hội Thánh lẽ thật mà Đấng Christ Tái Lâm lập ra, muốn sống theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời thì cũng sẽ bị chịu khổ nạn. Thế thì tại sao Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta bước đi trên con đường khổ nạn thể này vậy?

Ý muốn của Đức Chúa Trời đặt bên trong khổ nạn

Đức Chúa Trời muốn nhào nặn chúng ta thành cái được trọn vẹn thượng hạng. Như lời phán rằng “Ta luyện ngươi, nhưng không phải như luyện bạc; Ta đã thử ngươi trong lò hoạn nạn.” (Êsai 48:10), không phải Ngài hầu cho chúng ta sinh sống cuộc đời đức tin an nhàn, tĩnh lặng, bình an, nhưng hầu cho bước đi trên con đường đức tin giữa lò hoạn nạn.

Hãy dò xem chứng cớ của Gióp, người đã được nhận lãnh phước lành vì nhịn nhục bởi đức tin giữa rất nhiều khổ nạn và thử thách.

“Nhưng Chúa biết con đường tôi đi; Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng.” Gióp 23:10

Bến ga cuối của con đường khổ nạn mà chúng ta bước đi là vương quốc trên trời. Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta trải qua nhiều rèn luyện khổ nạn để được đứng ở trước mặt Đức Chúa Trời như là vàng ròng tỏa sáng không lẫn bất cứ tạp chất nào. Đức Chúa Trời tạo dựng con đường rèn luyện cho từng người: đặt thử thách nhỏ ở trước mặt người cần thử thách nhỏ, khổ nạn lớn ở trước mặt người cần khổ nạn lớn. Và cho tới tận khoảnh khắc này bây giờ, Ngài vẫn đang giúp đỡ và khích lệ chúng ta hầu cho có thể chiến thắng nghịch cảnh.

“Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình. Ðức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Ðấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho. Nguyền xin quyền phép về nơi Ngài, đời đời vô cùng! Amen.” I Phierơ 5:8-11

“Con rồng giận người đàn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Ðức Chúa Trời và lời chứng của Ðức Chúa Jêsus. Con rồng đứng trên bãi cát của biển.” Khải Huyền 12:17-18

Khi chiến thắng đủ loại khổ nạn trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, thì lúc ấy chúng ta trở nên kiên cường đến mức có thể đối địch ma quỉ. Thông qua khổ nạn mới có được đức tin vững chắc và kiên cường, rồi rốt cuộc có thể trở nên con cái sót lại của Người Đàn Bà mà sẽ đối địch con rồng đứng trên bãi cát của biển theo như lời tiên tri.

Ở trong khổ nạn thể này có chứa đựng ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời. Khi khổ nạn ập đến, chúng ta đừng phạm phải sự ngốc nghếch lằm bằm Đức Chúa Trời và từ bỏ đức tin vì không đong đếm được ý muốn của Ngài, nhưng chúng ta phải phát hiện ra ở giữa đó tình yêu thương da diết của Đức Chúa Trời – Đấng hy sinh để dẫn dắt chúng ta vào Nước Thiên Đàng và hầu cho hưởng tình yêu thương, hạnh phúc và niềm vui đời đời.

Các sứ đồ chiến thắng khổ nạn bởi niềm vui và cảm tạ

Các sứ đồ đã nhận thức bằng tấm lòng về tình yêu thương lớn lao của Đức Chúa Trời được đặt giữa khổ nạn, nên đã chỉ ra khổ nạn phải chịu trong quá trình truyền bá Tin Lành mà gọi là “một ơn phước được nhận bởi làm việc lành” (I Phierơ 2:19-20). Hơn nữa, họ cảm tạ bởi mình đã được Đức Chúa Trời kể là xứng đáng chịu khổ nạn, vừa coi khổ nạn như là huân chương lớn, vừa xem như danh dự và thứ để khoe khoang.

“Nhưng nếu bởi Ðức Chúa Trời ra, thì các ngươi phá diệt những người đó chẳng nổi, và lại là liều mình đánh giặc cùng Ðức Chúa Trời. Chúng nghe theo lời người, đòi các sứ đồ trở vào, sai đánh đòn, rồi cấm không được lấy danh Đức Chúa Jêsus mà giảng dạy; đoạn tha ra. Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus. Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.” Công Vụ Các Sứ Đồ 5:39-42

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em… Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn.” I Phierơ 4:12-16

Các sứ đồ gánh thập tự giá của mình theo sau dấu vết của Đức Chúa Jêsus, vui vẻ bước đi trên con đường khổ nạn thiện lành và đẹp đẽ để cứu rỗi anh em chị em. Họ vừa hớn hở về sự mình dự phần vào khổ nạn của Đấng Christ, vừa không ngừng dạy dỗ lời và truyền đạo. Kết quả là họ được vớt ra thể như vàng ròng khỏi lò hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc và niềm vui vĩnh hằng trên thiên thượng đẹp đẽ, và đang cổ vũ bước chân của chúng ta đang tiến tới trong lộ trình đức tin ngày nay.

Để đảm đương tội ác của chúng ta, cùng vì sự bình an và lành bệnh của chúng ta, Đức Chúa Trời không từ chối kể cả khổ nạn thập tự giá. Hơn nữa, để dẫn dắt các con cái vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, một lần nữa Ngài lại ngụ đến đất này và để lại dấu vết khổ nạn. Và kể cả khoảnh khắc này bây giờ cũng vậy, ở bên cạnh chúng ta, Đức Chúa Trời Mẹ đang đồng hành trên con đường khổ nạn này để đảm đương gánh nặng tội lỗi nặng nề của các con cái.

Chúng ta – những người đang được nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời lớn hơn so với các sứ đồ 2.000 năm trước, giờ phải có đức tin chín chắn. Chúng ta vừa bước đi trên con đường đức tin lại vừa vứt bỏ gánh nặng khổ nạn thì Mẹ trên trời chắc chắn sẽ gánh vác gánh nặng ấy. Chúng ta đừng phạm phải lỗi bất hiếu khiến Mẹ phải gánh vác thập tự giá của từng cá nhân chúng ta.

Hãy đi theo bằng lòng vui mừng và cảm tạ dấu vết của Đấng Christ – Đấng bước đi trên con đường khổ nạn. Trong khi nghĩ tới khoảnh khắc bước đến với Đức Chúa Trời trong hình ảnh sáng láng thể như vàng ròng, hãy luôn dâng khói hương cảm tạ về tình yêu thương của Đức Chúa Trời – Đấng làm cho các con cái Ngài trở nên trọn vẹn và kiên cường bởi khổ nạn. Mong các người nhà Siôn thực tiễn tình yêu thương hy sinh cao quý của Đấng Christ được chứa đựng trong khổ nạn, cứu rỗi cả thế gian, nhờ đó bước đi trên con đường đức tin thật sự thiện lành và đẹp đẽ trong mắt Đức Chúa Trời.