[Triển lãm Talk Talk] Tình yêu thương của Cha Mẹ, ôm trọn trái tim

Tham quan Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ chúng ta” và Triển lãm “Đọc chân tình của Cha” của 22 người chăn từ Nepal

Hàn Quốc

2/1/2024 1,896 lượt xem

Sertung, Nepal – vùng núi hiểm trở nằm giữa dãy Himalaya, là nơi không dễ leo ngay cả đối với những người đam mê leo núi. Tuy nhiên, ở đó có Hội Thánh của Đức Chúa Trời và một gia đình Siôn yêu mến Đức Chúa Trời Êlôhim. Ấy là nhờ ai đó đã bước đi hết lần này đến lần khác để truyền bá Tin Lành giao ước mới.

Vào ngày 2 tháng 1, khi năm mới bắt đầu, 19 người chăn đang thực hiện sứ mệnh Tin Lành ở nhiều nơi trong Nepal và 3 người chăn Nepal đang tận tâm với sứ mệnh truyền giáo ở nước láng giềng Ấn Độ đã đến thăm Hàn Quốc. Dù nỗi mệt nhọc do đi đường còn chưa vơi giảm, nhưng ngay ngày hôm sau, họ đã háo hức đến tham quan Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ chúng ta” (Triển lãm Mẹ) và Triển lãm “Đọc chân tình của Cha” (Triển lãm Cha) mà họ mới chỉ được nghe nói đến.

Vào 9:30 sáng, khuôn mặt của các người chăn đến thăm Hội Thánh Gwanak ở Seoul, nơi tổ chức Triển lãm Mẹ, đều đầy tràn vui mừng. Họ nhận được bản dịch của tác phẩm và bước vào phòng triển lãm một cách có trật tự, và xác tín về sự hy sinh của thế hệ đi trước ẩn đằng sau sự phát triển của Hàn Quốc. Dù khăn tay và khăn giấy thấm ướt sau mỗi bước đi, họ vẫn không thể rời mắt khỏi bản dịch của tác phẩm.

“Bức ảnh người mẹ Hàn Quốc lặn xuống biển đánh bắt hải sản thật ấn tượng. Tôi không thể tưởng tượng được việc ở trong vùng nước tối tăm, không thể thở được sẽ đáng sợ đến thế nào. Tình yêu thương của người mẹ không sợ hãi kể cả sự chết ấy đến từ đâu? Tôi có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự hy sinh của Mẹ Trên Trời đối với chúng ta”. Truyền đạo sư Subas KC từ Tulsipur, Nepal

Một người chăn đã rất vui mừng khi nhìn thấy yeomnang (một chiếc túi nhỏ đeo ở thắt lưng) và nói rằng mẹ của mình cũng đeo thứ gì đó giống như thế này dưới lớp trang phục của bà và thỉnh thoảng lấy nó ra để cho ông tiền tiêu vặt.

Tràn đầy cảm động sâu sắc, các người chăn di chuyển đến Đền Thánh Giêrusalem Mới Imae để xem Triển lãm Cha và suy ngẫm về tình yêu thương của cha trong ký ức tuổi thơ của họ. So với Triển lãm Mẹ, nơi ngay từ đầu đã có thể nghe thấy tiếng khóc thổn thức, tại Triển lãm Cha, mọi người đều bận rộn lau đi những giọt nước mắt đang lặng lẽ trào ra. Một số người hồi tưởng khi thấy cái liềm và cái cuốc, trong khi những người khác nhớ lại khi thấy quân phục… Điều khiến mỗi người cảm động đến “rơi nước mắt” là khác nhau nhưng ý nghĩa thì giống nhau.

Chúng tôi đã hỏi các người chăn tham quan hai cuộc triển lãm về ấn tượng của họ.

“Dù khó khăn đến đâu thì mẹ cũng luôn cố gắng cho con nhiều nhất có thể. Tôi cảm thấy tình yêu thương của mẹ dành cho con cái đều giống nhau, dù ở Hàn Quốc hay Nepal”. Truyền đạo sư Sudeep Pathak từ Sundarharaicha, Nepal

“Những người cha Hàn Quốc đến những nơi thực sự nóng như Ả Rập Saudi và Việt Nam, bất chấp nguy hiểm để chu cấp cho gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn cũng rất giống những người cha ở Nepal. Dù công việc của họ có thể khác nhau nhưng dường như như sự hy sinh của những người cha ở đất nước nào cũng như nhau”. Truyền đạo sư Umes Thokar từ Nilkantha, Nepal

Ấn tượng của các người chăn khi xem triển lãm có điểm chung. Tình yêu thương của cha mẹ trên khắp thế giới, dù là theo những cách khác nhau, đều không thể đong đếm được. Các người chăn một lần nữa ghi khắc rằng cội nguồn của tình yêu thương đó chính là Cha Mẹ Trên Trời. Sự nhận thức đã thăng hoa thành quyết tâm Tin Lành.

“Tại phần trưng bày cuối cùng của Triển lãm Cha, có phần giải thích về sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá. Cha Trên Trời lại đến thế gian này, nơi Ngài đã chịu đựng vô số thống khổ, để khôi phục giao ước mới dù trong những ngày tháng khó khăn. Tôi sẽ trở thành đấng tiên tri truyền bá tình yêu thương đó ra khắp thế giới”. Truyền đạo sư Suresh Bayalkoti từ Ralletpur Sunakothi, Nepal

“Khi đi thăm viếng một người nhà ở vùng núi, tôi suy nghĩ rất nhiều về Cha Mẹ Trên Trời. Chúng tôi phải đi bộ 4-5 tiếng mới gặp được người nhà vì không thể đến được bằng ô tô. Vì Cha Mẹ đã làm gương trước nên tôi có thể đi theo con đường ấy với tấm lòng cảm tạ. Tôi muốn trở thành người chăn đi theo Cha Mẹ cho đến cuối cùng trong bất kể hoàn cảnh nào”. Truyền đạo sư Amod Kumar Bhandari từ Kirtipur, Nepal

Các người chăn đã lấp đầy trái tim mình bằng tình yêu thương vô hạn của Cha Mẹ Trên Trời, đang nóng lòng muốn truyền đạt cho các anh chị em tại Nepal và Ấn Độ. Tôi thực sự mong đợi lịch sử Tin Lành mà họ sẽ viết tiếp ở khắp mọi nơi.