Chọn ngôn ngữ

Close

Chuyến lưu đày đẹp đẽ – Câu chuyện thứ nhất của Trà Sơn Đinh Nhược Dong

3,058 lượt xem

“Ở nhà không có sách à? Con không có tài năng gì sao? Con không có sự thông sáng trong mắt và tai sao? Sao lại định từ bỏ chính mình chứ?” Trích từ bức thư Đinh Nhược Dong viết cho hai con trai

Trà Sơn Đinh Nhược Dong – một học giả và nhà cải cách Thực học, người đã biên soạn tư tưởng Thực học vào thế kỷ 18. Ông đỗ khoa cử lúc 22 tuổi và dường như đang đi trên quan lộ thênh thang. Thế nhưng, sau cái chết của vua Chính Tổ, là người coi trọng ông, ông đã phải chịu cảnh lưu đày trong suốt 18 năm. Đối với một vị quan, cuộc sống lưu đày lâu dài thực sự là những năm tháng cùng cực, nhưng ông ấy chấp nhận đó là ý Trời và coi đó như một cơ hội để tập trung hết sức cho việc nghiên cứu học thuật.

Có những giai thoại nổi tiếng về việc ông ấy vật lộn với sách trong khi sống cảnh lưu đày. Có khi mông bị mưng mủ vì ngồi một chỗ lâu ngày, mắt cá chân tiếp xúc với sàn nhà đã bị thủng ba lần, bởi vậy đã có cố sự gọi là “Khỏa Cốt Tam Xuyên (踝骨三穿)”. Cũng có chuyện kể rằng, vì quá đau đớn nên ông đã làm một cái kệ rồi dựng trên tường để đứng viết đến nỗi khuỷu tay phải hằn vết chai sần.

Hầu hết trong số hơn 500 cuốn sách mà ông để lại, bao gồm Mục Dân Tâm Thư, Trà Sơn Vấn Đáp, Kinh Thế Di Biểu, v.v… đều được viết trong thời gian lưu đày. Những nỗ lực không ngừng cùng phong thái chân thành của ông trong khi bị lưu đày đã trở nên nền tảng giúp ông trở thành một nhà Thực học hàng đầu. Những bước chân của ông làm thăng hoa quãng thời gian mà lẽ ra đã kết thúc trong oán hận và than khóc, vẫn đang tỏa sáng cho đến hậu thế.