Người bị thiệt mạng hoặc bị thương trong khi làm công tác cứu hộ hoặc bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng và thân thể mình để cứu lấy sự sống cùng thân thể của người khác đang gặp nguy hiểm hoặc tai nạn dù không phải trách nhiệm của mình, thì được gọi là “nghĩa tử giả” (義死者) và “nghĩa thương giả” (義傷者).
Lee Soo Hyun, người đã lập tức lao đến cứu người bị rơi xuống đường ray tại một ga tàu điện ngầm ở Nhật Bản; Ahn Chi Beom, người đã chạy vào tòa nhà chung cư đang bốc cháy và sơ tán mọi người bằng cách nhấn chuông cửa từng nhà: Họ đều là những “nghĩa tử giả” được nhiều người biết đến. Nimal, một người Sri Lanka đã bị bỏng khi cứu bà lão hàng xóm khỏi đám cháy, cũng được bình chọn là “nghĩa thương giả”.
Những “nghĩa tử giả” và “nghĩa thương giả” sẽ lưu lại lâu dài trong ký ức của mọi người với danh là “người nghĩa”. Việc cứu người khác trong khi chấp nhận mối nguy hiểm sẽ đến với bản thân mình trong tình huống cấp bách từng giây từng phút là việc bất khả năng nếu chỉ có dũng khí thông thường. Có điều gì tốt đẹp hơn việc cứu lấy sự sống của người khác nữa chăng? Tinh thần hy sinh cao cả ấy trở thành tấm gương cho nhiều người và tạo nên một xã hội ấm ấp hơn.