Vì bây giờ tôi là người tự do

6,424 lượt xem

Vào đầu những năm 1820, Harriet Tubman sinh ra với thân phận nô lệ trong một trang trại ở Maryland, Mỹ. Thời đó, người da đen bị người da trắng đối xử tệ hơn cả súc vật, bị bắt đi lao động khổ sai cho đến chết. Ngay từ thuở còn nhỏ, việc phải sống trong cảnh chịu đựng hết ngày này qua ngày khác đã thôi thúc niềm khao khát tự do trong Harriet. Cuối cùng, đến năm 1849, cô đã có được tự do nhờ sự giúp đỡ của “Đường sắt ngầm.”1

1. Tổ chức bí mật được thành lập để giải phóng nô lệ Mỹ vào thế kỷ 19. Sử dụng thuật ngữ của ngành đường sắt, họ gọi lối để chạy trốn là “đường sắt”; nhà của những người che giấu các nô lệ đã trốn thoát là “nhà ga”, và những người giúp họ trốn thoát an toàn đến phương Bắc là “người phục vụ hành khách”.

Cô đã trốn đến miền Bắc – nơi không có chế độ nô lệ và kiếm tiền bằng cách làm việc nhà. Cuộc sống ấy thoải mái hơn nhiều so với đời sống nô lệ. Tuy nhiên, bỏ lại phía sau cuộc sống thoải mái, cô đã bí mật đặt chân đến vùng phía Nam ngay khi dành dụm được tiền. Cô tình nguyện đảm nhận vai trò “người phục vụ hành khách” trong “Đường sắt ngầm”. Mặc dù phải bí mật di chuyển trong nguy hiểm, nhưng mong muốn duy nhất của cô là giúp những người khác được tự do giống như mình. Trong nội chiến, cô thậm chí còn hoạt động với tư cách là điệp viên miền Bắc. Tổng số nô lệ được cô giúp đỡ trốn thoát là hơn một nghìn người.

Cô đã làm cho những người đang sống cuộc đời không có hy vọng và tự do được biết đến niềm vui của sự tự do. Cô đã lựa chọn công việc giá trị nhất mà mình có thể làm. Và rồi ảnh của cô đã được chọn để in lên tờ 20 đôla Mỹ là tờ tiền sử dụng phổ biến nhất.