
Vào tháng 11 năm 2016, một trường trung học phổ thông nhỏ ở vùng quê đã được nhận Giải thưởng của Bộ trưởng tại “Lễ trao giải Giáo dục nhân cách Hàn Quốc lần thứ 4” do Bộ Giáo dục cùng Bộ bình đẳng giới và Gia đình đồng tổ chức.
Khoảng một nửa số học sinh đang theo học là con của các gia đình nhận trợ cấp sinh hoạt cơ bản, nông dân và ngư dân nghèo, gia đình bố mẹ đơn thân hoặc gia đình do ông bà nuôi cháu. Cho đến 10 năm trước, ngôi trường này là nơi mà đại đa số các học sinh phải đảm nhiệm việc sinh kế từ sớm, được biết đến như “trường học kém chất lượng”. Đó là vì các học sinh không chỉ đi học muộn, gục xuống ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ học, mà không ít học sinh còn cãi lại lời nhắc nhở của giáo viên.
Điều khiến cho các học sinh thể này được biến hóa chính là chương trình “Kết nối gia đình”. Khoảng hơn 10 học sinh cùng một giáo viên hợp thành một gia đình. Khi trở thành một gia đình, các học sinh gọi giáo viên là “bố, mẹ”, còn giáo viên gọi các học sinh là “con trai, con gái”. Các học sinh đóng vai con cái, trở thành anh, chị hoặc em tùy theo niên khóa. Không chỉ cách xưng hô trong gia đình mà còn có cả những bài học gia đình và họp mặt gia đình nữa. Họ tổ chức sinh nhật cho nhau, cùng nhau học tập và hoạt động câu lạc bộ. Sau khi chương trình được tiến hành, thái độ học tập của các học sinh đã đổi khác, thành tích học tập cũng được nâng cao, đồng thời không còn thấy tình trạng bạo lực và bắt nạt nữa.
Sự quan tâm và tình cảm mà giáo viên dành cho học sinh dưới danh nghĩa được gọi là gia đình đã trở thành nền tảng tuyệt vời trong việc giáo dục nhân cách.