![](/wp-content/uploads/2024/04/thum_power_and_empathy.jpg)
Giáo sư Adam D. Galinsky của Đại học Northwestern, Mỹ đã chia những người tham gia thực nghiệm thành hai nhóm, rồi cho nhóm A nhớ đến trải nghiệm bản thân từng ra lệnh cho người khác, và nhóm B thì nhớ lại trải nghiệm khi nhận mệnh lệnh từ người khác. Sau đó, ông yêu cầu họ thử viết chữ “E” lên trán của mình. Thế rồi, khi họ viết chữ E sao cho phía đối phương có thể nhìn thấy thì kết quả của nhóm B là 88%, còn nhóm A là 67%. Trong một thí nghiệm tương tự khác, họ gợi nhớ cho hai nhóm về trải nghiệm như trên, rồi quan sát tế bào thần kinh gương, là tế bào liên quan đến khả năng đồng cảm. Kết quả là tế bào thần kinh gương của nhóm B di chuyển một cách tích cực, nhưng tế bào thần kinh gương của nhóm A hầu như không hoạt động.
Kết quả thực nghiệm trên cho thấy sự thật rằng khi một người đạt đến vị trí đưa ra chỉ thị cho người khác thì khuynh hướng tự cho mình là trung tâm tăng cao. Giống như bổ sung cho câu nói của tác giả Henry Adams, người đã nói rằng “Quyền lực là một loại khối u giết chết sự đồng cảm của con người”, cũng có nghiên cứu cho thấy rằng khi địa vị tăng lên thì khả năng đồng cảm bị giảm sút do thay đổi hormone và chất dẫn truyền thần kinh.
Khi thuộc về và sống trong một tập thể lớn hay nhỏ, đôi khi cũng có trường hợp đứng ở vị trí cao trong đó. Song, nếu không nhận thức được tâm lý trên, rất dễ trở thành người vô lễ trong khi bản thân không hề nhận ra. Đây là lý do chúng ta phải suy ngẫm về hình ảnh của bản thân khi đối xử với người yếu thế, ngay cả khi đó là một lời vô ý hay một hành động nhỏ nhặt.