
Nhà văn người Pháp Romain Roland (1866-1944), khi còn trẻ đã từng rơi vào sự khổ não vì những mâu thuẫn mang tính văn học và nỗi bất an về tương lai. Ông muốn tìm một lời khuyên cho mình nhưng thực sự không ai có thể cho ông một lời khuyên đúng đắn. Sau khi cân nhắc, ông ấy quyết định viết một lá thư cho đại văn hào của nước Nga Tolstoy, là người mà ông luôn ngưỡng mộ. Dù không có lý nào một nhà văn tầm cỡ thế giới lại đáp lời cho một tác giả vô danh, dầu vậy, ông vẫn muốn giãi bày tâm sự của mình.
Thế nhưng, một việc không ngờ tới đã xảy đến. Ông ấy đã nhận được thư hồi đáp từ Tolstoy. Bức thư là một bài viết dài chứa đựng những lời khuyên nhủ và khích lệ ấm áp, ân cần với tư cách là một người cố vấn văn học và như một người anh trong cuộc sống. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Roland. Đặc biệt, lời dạy dỗ rằng “Tình yêu thương đối với nhân loại chính là điều kiện để trở thành người nghệ sĩ chân chính.”, đã đọng lại trong trái tim của Roland. Như thế, ông ấy đã tiếp bước trên con đường của một nhà văn và được nhận giải Nobel Văn học vào năm 1915 với tác phẩm “Jean Christophe”, ông cũng thực tiễn chủ nghĩa nhân đạo thông qua nhiều tác phẩm.
Việc thành tâm hết lòng nói một điều gì đó giúp ích cho đối phương tuyệt đối không phải là việc nhỏ. Vì điều đó có thể trở thành kim chỉ nam đối với những người đang lạc lối, giữ lại những người đang bị nghiêng ngả vì đánh mất trọng tâm, và thậm chí nâng đỡ những người vấp ngã được đứng dậy.