![](/wp-content/uploads/2019/11/Self-Handicapping.jpg)
Một ngày trước khi thi, bạn cố gắng nhồi nhét tất cả các kiến thức nhưng không có gì lọt vào đầu được cả và cảm thấy không muốn học nữa. Lựa chọn dễ dàng nhất mà bạn có thể làm trong tình huống này là đi ngủ. Vậy thì chí ít là bạn có thể bao biện với bố mẹ hoặc bạn bè rằng lý do mà bạn đã không đạt điểm cao là vì bạn đã đi ngủ sớm vào ngày trước khi thi chứ không phải vì bản thân kém cỏi. Điều này không chỉ áp dụng được cho những học sinh phải đi thi. Khi phải thể hiện khả năng của mình với người khác, người ta thường viện cớ trước cho sự thất bại để đề phòng trường hợp họ không đạt được kết quả tốt bằng những lời biện minh như: “Tôi không có đủ thời gian luyện tập”, “Tôi không khỏe”, “Tôi không có điều kiện thuận lợi”, v.v… Loại chiến lược nhận thức này được gọi là “khuyết tật hóa bản thân” (Self-handicapping).
Mọi người đều muốn được người khác thừa nhận, bảo vệ lòng tự tôn và né tránh thất bại. Đây là lý do mọi người sử dụng chiến lược khuyết tật hóa bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục đổ trách nhiệm cho người khác hay hoàn cảnh, thì sẽ để lại những kết quả không tốt. Vì không có lý do gì để cố gắng hết sức nên bạn sẽ không nỗ lực hết mình và tự nhiên là kết quả tốt đẹp sẽ ngày càng trở nên xa vời.
Nếu không muốn vấp phải thói quen xấu luôn khuyết tật hóa bản thân thì bạn phải thành thật với chính mình. Và hãy tự động viên bản thân để nỗ lực hết sức. Đó là phương pháp sáng suốt nhất để bảo vệ lòng tự tôn của bạn.