Có một phương thức canh tác mà thổ dân châu Mỹ sử dụng một cách hữu dụng tại vùng đất cằn cỗi, có tên là “Phương pháp canh tác ba chị em”. Khi gieo trồng ngô, các thổ dân còn gieo trồng hạt đậu và bí ngô cùng. Bởi vì tác động tương hỗ của ba loại cây trồng làm cho sản lượng thu hoạch tăng nhiều hơn và kể cả hương vị lẫn chất lượng cũng vượt trội hơn lúc chỉ gieo trồng một loại.
Nguyên lý rất đơn giản. Cây ngô có thân cây rắn chắc tạo điều kiện cho dây bí ngô và cây đậu leo lên; cây đậu hấp thụ nitơ trong không khí, sau đó truyền xuống rễ, cung cấp phân bón thiên nhiên tốt không gì bằng cho kể cả bí ngô lẫn ngô cần thiết nhiều phân bón. Bí ngô bao phủ đất bởi lá to, làm cho đất không trở nên khô cằn, và chặn ánh sáng khiến cho cỏ dại không phát triển được. Các thổ dân trông thấy ngô, bí ngô, đậu vừa giúp đỡ lẫn nhau, vừa chín muồi đầy đặn như thể các chị em tình thân thắm thiết, nên gọi chúng là “ba chị em”.
Trong mối quan hệ cộng sinh, không có trường hợp duy chỉ một phía cho đi hoặc nhận lấy sự giúp đỡ toàn bộ. Tràn đầy thì chia sẻ, thiếu thốn thì lấp đầy, sinh sống trong khi giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng phải đó là tư thế mà các anh em chị em Siôn cùng chung cuộc sống đời đời nhất định phải học hỏi hay sao?
“Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!… Vì tại đó Đức Giêhôva đã ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời.” Thi Thiên 133:1-3