Tại Mỹ, người ta xem những người dẫn dắt “Đường sắt ngầm (Underground Railroad)” là những anh hùng. Lý do là họ đã bất chấp sự sống của mình để giải phóng cho những người nô lệ bởi động lực chân chính mà không nhận bất kỳ sự đền đáp nào.
Từ những năm 1600 cho đến năm 1865, chế độ nô lệ người Mỹ gốc Phi là hợp pháp tại Mỹ. Vào những năm 1800, chế độ nô lệ bị cấm ở các tiểu bang miền Bắc nước Mỹ nhưng lại hợp pháp ở các tiểu bang miền Nam. Trong suốt giai đoạn đó, rất nhiều nô lệ đã cố gắng trốn lên phía Bắc để có thể sống tự do, nhưng điều đó vô cùng khó khăn để thực hiện. Để trợ giúp trong việc dẫn dắt những người nô lệ này đến sự tự do, rất nhiều cá nhân tự phát, cả người da đen lẫn người da trắng tự do đã cùng hợp tác với nhau để thành lập nên phong trào được biết đến là “Đường sắt ngầm”. Đường sắt ngầm là một tổ chức để dẫn dắt một cách an toàn và hiệu quả các nô lệ lên phía Bắc. Các thành viên đã gọi con đường trốn chạy là “tuyến đường sắt (trails)”, căn nhà ẩn thân là “trạm (station)”, người chỉ đạo mà dẫn nhóm người nô lệ đến miền Bắc một cách an toàn là “người dẫn đường (conductor)”.
Hoạt động này vô cùng nguy hiểm, và những người dẫn đường của các tuyến đường sắt bất chấp tính mạng của mình hết lần này rồi đến lần khác để giải phóng cho những người nô lệ. Những cựu nô lệ, mà đã từng trốn thoát lên miền Bắc trước, đã mạo hiểm quay lại miền Nam để giải cứu cho các nô lệ khác, bất chấp nguy cơ bị bắt làm nô lệ trở lại hay thậm chí bị giết chết.
“Người dẫn đường” nổi tiếng nhất và được kính trọng nhiều nhất là Harriet Tubman. Vốn là một cựu nô lệ đã trốn thoát lên miền Bắc, bà đáng lẽ có thể hưởng thụ cuộc sống còn lại cách dễ dàng mà không có sự rắc rối nào tại đó. Tuy nhiên, bà đã tự nguyện quay trở lại miền Nam hàng chục lần để dẫn dắt nhiều người đến sự tự do. Harriet mạo hiểm sự sống của bà nhiều lần và thậm chí bị truy bắt bởi những người da trắng ở miền Nam, và được treo giải là 40.000 đô la cho việc bắt giữ hoặc giết bà. Sự đe dọa lớn như thế đã không làm chậm bước của bà, mà khiến cho công việc của bà thêm nhiệt huyết và trung tín để tiến hành nhiệm vụ dẫn dắt mọi người đến sự tự do.
Dường như Harriet Tubman còn lo lắng cho sự sống và tự do của những người nô lệ nhiều hơn cả họ tự lo lắng cho bản thân họ. Trong khi Harriet dẫn dắt họ đến miền Bắc, rất nhiều người tỏ ra lo sợ và muốn trở về với chủ của họ, bà quở trách và thúc đẩy họ phải tiếp tục và cuối cùng giúp họ hưởng được sự tự do. Bà thậm chí còn dùng hết tài sản của bà vì sự tự do của họ dù cho những người nô lệ chẳng có gì để đền đáp lại ngoại trừ từ “cám ơn”. Bởi sự hy sinh của bà, hơn 300 nô lệ nhận được sự tự do.
Không chỉ Harriet Tubman, mà còn nhiều người cũng đã hy sinh cuộc sống của họ, mạo hiểm sự an toàn của bản thân, để dẫn dắt những người bị ách nô lệ đến sự tự do. Ngày nay, họ được mọi người xem là những anh hùng.
Khi học về lịch sử này, tôi không thể không nghĩ đến Đức Chúa Trời Cha Mẹ, Đấng đã sẵn sàng xuống trái đất này – nơi các nô lệ phần linh hồn bị giam cầm. Cha đã bỏ vinh hiển trên trời để giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Chính Cha là Đấng Tự Do và không có nghĩa vụ nào nhưng Ngài đến trái đất này lần thứ hai. Nếu Cha không đến trái đất này thì là Đức Chúa Trời đáng sống cuộc sống vinh hiển ở Nước Thiên Đàng không có sự đau đớn, nhưng Ngài đã hy sinh sự sống của Ngài để cho chúng ta được tự do khỏi sự chết.
“Chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà chúng ta đã chuộc, bèn là bởi huyết báu Ðấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít.” Như lời chép này, Cha đã không trả tiền để chuộc lại chúng ta. Tuy nhiên, Ngài đã chuộc lại chúng ta bằng chính huyết của Ngài – bởi chính mạng sống của Ngài – để giải thoát chúng ta khỏi sự chết. Người tự do nào có thể sẵn sàng cho đi cuộc sống của mình để giải phóng cho một người nô lệ đây?
Ngày nay ở Mỹ, những người dẫn đường của phong trào Đường sắt ngầm được xem như là những anh hùng, được tôn vinh và ca ngợi. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời Cha đến trái đất để cứu chúng ta, ai là người đang chờ đợi để chào đón Anh Hùng của chúng ta bằng sự cảm tạ, dâng lên Ngài sự ngợi khen tán dương đây? Ngược lại, những kẻ ác thì cứ phỉ báng Cha và kết tội Ngài như thể Ngài đã làm điều gì sai trái. Dù sự đối xử có thế nào đi nữa, nhưng Cha chẳng than phiền, mà lại nhịn nhục và tha thiết tìm kiếm để giải thoát cho chúng ta, những kẻ tôi mọi phần linh hồn.
Đức Chúa Trời Mẹ – Người Nữ Tự Chủ cũng vậy, giờ đây Mẹ đang chịu đựng mọi gánh nặng và đau đớn, đang mặc áo của tội nhân duy chỉ vì sự tự do của các con cái Ngài, những người đã trở nên tôi mọi của tội lỗi, dù cho Ngài không có sự ràng buộc nào hết. Bởi sự hy sinh như thế của Cha Mẹ, vô số linh hồn đang hướng đến cái chết lại giành được sự tự do.
Đối với Đức Chúa Trời là Đấng đã giải cứu chúng ta, chúng ta không có gì để báo đáp mà chỉ có thể dâng lên lời “cảm tạ”. Mặc dù Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta được tự do, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục ngoái lại thế gian; thật đáng xấu hổ thay những lúc chúng ta mong muốn quay trở lại cuộc sống tôi mọi. Tuy nhiên, mỗi lúc ấy, Cha kêu gọi khẩn thiết chúng ta bằng lời động viên của Ngài và lời sự sống đời đời quý báu mà Cha để lại trong Sách Lẽ Thật, lại lo lắng cho sự tự do của chúng ta hơn cả chúng ta quan tâm đến. Mẹ cũng thế, vẫn đang cho chúng ta sự động viên và dũng khí bằng lời sự sống của Ngài.
Bởi sự hy sinh vô tận của Ngài, Đức Chúa Trời đã giải thoát biết bao nhiêu linh hồn bị định cho sự chết. Giờ đây, tôi muốn bù đắp lại sự thiếu thốn trong việc cảm tạ mà chúng ta đã quên dâng lên Ngài vì Ngài đã đến trái đất để cứu chúng ta. Tôi sẽ sốt sắng đi hướng tới Nước Thiên Đàng và không nhìn hướng về thế gian này thêm nữa. Tôi sẽ đi theo Đức Chúa Trời Mẹ theo ý muốn của Cha. Tôi sẽ luôn vui mừng và cảm tạ, rao truyền Tin Lành một cách siêng năng cho đến tận ngày trở về quê hương trên trời là thế giới tự do.
Thưa Đức Chúa Trời Cha Mẹ! Ngài thật là Anh Hùng của chúng con. Xin hãy nhận lấy sự cảm tạ và tán dương đời đời của chúng con!