Tướng MacArthur, người nổi tiếng với chiến dịch đổ bộ Incheon, đã 70 tuổi khi tham gia Chiến tranh Triều Tiên 25/6. Có một bài thơ ông luôn treo trong phòng làm việc và đọc như phương châm sống. Đó là bài thơ “Thanh xuân” của Samuel Ullman.
“Thanh xuân không phải là một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời
mà là trạng thái của tâm hồn
(Tỉnh lược)
Thanh xuân là lòng dũng cảm đẩy lùi nỗi sợ hãi,
lòng mạo hiểm rũ bỏ sự an yên,
là sức mạnh tinh thần vượt trội
Đôi khi người ta có thể thấy thanh xuân ở lão niên 60 tuổi hơn là thanh niên 20 tuổi
Không ai già đi chỉ vì tăng số tuổi
Người ta già đi khi đánh mất lý tưởng của mình
(Tỉnh lược)
Vẻ đẹp, niềm hy vọng, niềm vui, dũng khí,
linh cảm về sức mạnh từ con người hoặc từ cõi Thần
Lúc nào cũng có thể là thanh xuân…”
Tôi nhìn lại xem liệu niềm vui, hy vọng, dũng khí và lòng nhiệt tình của mình khi mới tiếp nhận lẽ thật có đang bị phai nhạt theo thời gian hay không, và giờ đây tôi có đang dừng lại trong sự an yên ở mức chỉ giữ theo thói quen hay không. Khi niềm vui, sự trông mong và lòng nhiệt tình bị mất đi thì cũng đồng nghĩa với việc cả xác thịt lẫn linh hồn đều già đi và nhăn nheo. Không có gì đáng buồn hơn điều này.
Khi nhìn thấy những người lớn tuổi vui mừng sinh hoạt đức tin mỗi ngày trong Siôn, tôi thấy rằng tuổi trẻ phần linh hồn không nằm ở việc rèn luyện đức tin. Vì vẫn là thanh xuân nếu có nhiệt huyết, ý chí và dũng khí hướng đến Nước Thiên Đàng, ngay cả khi nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ khi bắt đầu đời sống đức tin. Hôm nay, khi nghĩ đến Đức Chúa Trời Cha Mẹ vẫn đang làm việc vì các con cái bằng tình yêu thương và lòng nhiệt tình lớn lao hơn bất cứ ai, linh hồn tôi lại hát vang bài ca thanh xuân.