Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh 2024

Ân huệ cứu rỗi được ban cho toàn nhân loại cách nhưng không

31/3/2024 7,245 lượt xem

Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua năm 2024 được tổ chức nhất loạt tại 7500 Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại 175 quốc gia vào buổi chiều tối ngày 24 tháng 3 (ngày 14 tháng 1 thánh lịch). Ngày hôm sau (ngày 25), Lễ Bánh Không Men được cử hành, và vào ngày 31, “ngày sau ngày Sabát đầu tiên sau Lễ Bánh Không Men”, Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh đã được cử hành theo các nghi thức được chép trong Kinh thánh. Các thánh đồ trong và ngoài nước đã tham dự Lễ trọng thể này, trong khi bày tỏ lòng cảm tạ đối với Đấng Christ, Đấng đã ban sự tha tội qua sự hy sinh trên thập tự giá, đã sống lại vào ngày thứ ba và ban cho họ niềm trông mong về sự phục sinh.

Hội Thánh Davao, Philippines
Hội Thánh Jorpati, Nepal
Hội Thánh Madrid, Tây Ban Nha
Hội Thánh Cotonou, Benin

Sự cứu rỗi nhận được nhờ tình yêu thương của Đức Chúa Trời_Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua

Bữa ăn tối cuối cùng” là bức họa nổi tiếng do họa sĩ người Ý Leonardo da Vinci vẽ trong khoảng 4 năm, bắt đầu từ năm 1495. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng tác phẩm này là cảnh Đức Chúa Jêsus cử hành Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới cùng các môn đồ và hứa tha tội cho nhân loại thông qua Lễ Vượt Qua.

Trong “Bữa ăn tối cuối cùng”, bánh và rượu nho được đặt trước mặt Đức Chúa Jêsus và các môn đồ. Bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, Đấng đã phán “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời” và thiết lập khoảnh khắc này là “giao ước mới” (Mathiơ 26:17-28; Luca 22:7-20; Giăng 6:53-54).

Trong Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua được cử hành tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Đức Chúa Trời Mẹ đã cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Chúa Trời Cha, Đấng đã mở ra con đường sự cứu rỗi cho nhân loại không thể tránh khỏi sự chết vì tội lỗi trên trời thông qua huyết quý báu của Ngài. Mẹ khẩn thiết cầu nguyện rằng tất cả các con cái tham dự Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Trời đã lập bởi tình yêu thương và nhận được lời hứa về sự sống đời đời, sẽ giống Đức Chúa Trời và dẫn dắt nhiều người đang sợ hãi bởi các thảm họa đến với sự cứu rỗi.

Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo
Hội Thánh New Windsor, NY, Mỹ
Hội Thánh New Windsor, NY, Mỹ
Hội Thánh Durham, Mỹ

Lễ Vượt Qua được chia thành nghi thức rửa chân và lễ tiệc thánh. Noi gương Đức Chúa Jêsus, Đấng khiêm nhường rửa chân cho các môn đồ, các thánh đồ đã rửa chân cho nhau và tham dự lễ tiệc thánh (Giăng 13:3-15).

Mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua là “di sản quý giá Đức Chúa Jêsus để lại vì sự cứu rỗi của nhân loại”, “dù biết trước khổ nạn Ngài sẽ phải chịu trên thập giá, Đức Chúa Jêsus vẫn tha thiết mong muốn giữ Lễ Vượt Qua để cứu các con cái”. Mục sư tiếp rằng “Con đường dẫn đến Nước Thiên Đàng là sự tiếp nối lẽ thật do Đức Chúa Jêsus lập và các sứ đồ đã đi theo”, và “dù lẽ thật giao ước mới đã bị mất sau thời đại các sứ đồ, nhưng Đấng Christ An Xang Hồng đã khôi phục Lễ Vượt Qua và thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào năm 1964”. Mục sư làm tỉnh thức về tinh thần sứ mệnh khi nói “Chúng ta hãy làm theo ý muốn của Ðức Chúa Trời để cứu rỗi toàn nhân loại và dẫn 8 tỷ người trên khắp thế giới đến Nước Thiên Đàng, nơi không có nỗi buồn, đau đớn hay sự chết (Mathiơ 7:21-23; Xuất Êdíptô Ký 12:21-44; 13:8-10; Giôsuê 5:10-12).

Các thánh đồ đã ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua đã khắc sâu trong lòng tình yêu thương vô bờ bến của Đấng Christ và giá trị của lẽ thật giao ước mới.

Tinh thần của Lễ Bánh Không Men suy ngẫm về khổ nạn thập tự giá_Đại nhóm hiệp thánh Lễ Bánh Không Men

Đối diện với bức tranh tường nguyên bản của “Bữa ăn tối cuối cùng” là tác phẩm “Sự đóng đinh” của Giambattista Tiepolo. Đây là cảnh Đức Chúa Jêsus chịu khổ nạn trên thập tự giá cùng với tên trộm cướp bên hữu và bên tả. Một ngày sau khi giữ Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đã hy sinh trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại như đã được tiên tri trong Kinh Thánh, ngày này chính là Lễ Bánh Không Men.

Trong Lễ Bánh Không Men ghi nhớ sợ khổ nạn của Đức Chúa Jêsus, Mẹ đã cảm tạ và dâng vinh hiển lên Cha, Đấng đã chịu khổ hình cùng cực trên thập giá để tha tội cho loài người, và cầu nguyện cho mọi con cái sẽ hoàn thành sứ mệnh cứu rỗi linh hồn bằng tình yêu thương và sự hy sinh theo bước chân Cha.

Hội Thánh Melbourne, Úc
Hội Thánh Faucett, Peru

Mục sư Tổng hội trưởng Kim Joo Cheol nhấn mạnh “Lễ Bánh Không Men chứa đựng sự hy sinh và hiến thân của Đức Chúa Trời, Đấng đã sẵn sàng vác thập tự giá để cứu rỗi chúng ta” và kêu gọi “Chúng ta cũng hãy đi theo con đường Tin Lành và dấu chân khổ nạn mà Đức Chúa Trời đã đi”. Kinh Thánh làm chứng rằng những khổ nạn khắc nghiệt mà Đức Chúa Trời phải trải qua khi Ngài đến trong xác thịt là do tội lỗi và sự gian ác của chúng ta (Êsai 53:1-12). Mục sư Kim Joo Cheol liên tục nhắc nhở điều này và nói “Chúng ta phải ghi khắc vào lòng sự hy sinh thay thế cho hình phạt mà chúng ta đáng phải nhận”. Mục sư giảng đạo “Bây giờ chúng ta hãy bỏ đi tội lỗi và sự gian ác trong quá khứ, và sống cuộc đời ăn năn, chia sẻ tình yêu thương chúng ta đã nhận được từ Đức Chúa Trời với cả nhân loại” (Luca 15:7,10; I Têsalônica 2:3-4; II Côrinhtô 3:6).

Theo mạng lệnh của Đức Chúa Jêsus rằng phải kiêng ăn trong ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ (Mathiơ 9:15), các thánh đồ đã dự phần vào khổ nạn bằng cầu nguyện kiêng ăn đã dâng cầu nguyện thống thanh, nguyện sống xứng đáng với sự ăn năn hối cải bằng cách cứu rỗi các linh hồn.

Sự phục sinh và biến hóa được ban cho những người giữ giao ước mới_Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh

Sinh mệnh trong thế gian này tựa như hoa sớm nở tối tàn, tất cả sự sống sinh ra đều kết thúc bằng sự chết. Đối với nhân sinh không hề hay biết về sự sống và thế giới sau khi chết, Lễ Phục Sinh là ngày lịch sử khi Đấng Christ ban sự trông mong về sự phục sinh cho nhân loại. Kinh Thánh chép rằng những người đã chết trong Đức Chúa Trời sẽ được phục sinh khi Đấng Christ đến, và các thánh đồ còn sống sẽ được biến hóa thành thân thể thiêng liêng để gặp Đức Chúa Trời (I Têsalônica 4:14-17).

Các thánh đồ trong và ngoài nước đã tham dự Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh với tấm lòng hồi hộp, trong khi hình dung về ngày phục sinh và biến hóa. Mẹ đã dâng lời cầu nguyện cảm tạ Cha, Đấng đã ban cho nhân loại sự trông mong phục sinh nhờ tình yêu thương và hy sinh vô hạn của Ngài. Mẹ đã cầu nguyện cho các con cái trung tín noi gương tình yêu thương ấy, siêng năng rao truyền giao ước mới với lòng cảm tạ để được sự sống lại trọn vẹn.

Hội Thánh Middletown, CT, Mỹ

Mục sư Tổng hội trưởng Kim Joo Cheol nhấn mạnh: “Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai, những người đã chứng kiến ​​sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus, đã không khuất phục trước bất kỳ sự đàn áp nào, và tự hào rao truyền Tin Lành với đức tin và niềm vui rằng dù có phải chết thì họ sẽ được sống lại. Chúng ta cũng hãy tin vào phước lành và lời hứa phục sinh thành thiên sứ đẹp đẽ, và bền đỗ trong Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng. Chúng ta hãy cố gắng truyền bá Tin Lành để mắt phần linh hồn của mọi người được mở rộng, để tiếp nhận Đức Chúa Trời chân thật và cùng hưởng sự vui mừng” (I Phierơ 1:3-4; I Côrinhtô 15:12-19, 42-44).

Sau lễ thờ phượng buổi chiều, Mẹ đã khích lệ các thánh đồ đã giữ gìn lễ trọng thể một cách tin kính, rằng hãy vui mừng và bày tỏ lòng cảm tạ bằng cách thức tỉnh những người không biết đến vinh hiển của sự phục sinh và biến hóa, để được cùng nhau sống với hạnh phúc và cảm tạ tràn đầy trong phước lành của Nước Thiên Đàng.

Hội Thánh Pretoria, Cộng hòa Nam Phi
Hội Thánh Cebu, Philippines
Hội Thánh Gurugram, Jhasa, HR, Ấn Độ
Hội Thánh Norcross, GA, Mỹ

Vào ngày này, các thánh đồ đã dự phần vào nghi thức bẻ bánh Lễ Phục Sinh. Truyền thống này bắt nguồn khi Đức Chúa Jêsus phục sinh 2000 năm trước, Ngài đã chúc phước và bẻ bánh cho các môn đồ ban đầu đã không nhận ra Ngài, nhờ đó họ được sáng mắt phần linh hồn (Luca 24:13-31). Giống như các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã dạn dĩ dấy lên với đức tin rực lửa nhờ nhận phước lành của các lễ trọng thể, các thánh đồ cũng quyết tâm mạnh mẽ rao truyền lẽ thật về sự cứu rỗi tới xứ Samari cho đến cùng trái đất.

3 kỳ 7 lễ trọng thể, bao gồm Lễ Vượt Qua, không phải đột nhiên xuất hiện vào thời Đức Chúa Jêsus. Mỗi lễ trọng thể đều bắt nguồn từ công việc của Môise vào thời Cựu Ước, biểu tượng cho công việc thấm đượm tình yêu thương và sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng muốn cứu rỗi nhân loại.
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua
Lễ Vượt Qua, tiếng Hán là Lưu Việt Tiết (逾越節), có nghĩa là “lễ trọng thể giúp vượt qua tai vạ”, lần đầu tiên được cử hành vào thời điểm Xuất Êdíptô (Xuất Êdíptô Ký 12:1-37). Dân Ysơraên đã thoát khỏi tai vạ và được giải phóng khỏi ách nô lệ ở Êdíptô nhờ cử hành Lễ Vượt Qua, đã cử hành Lễ Vượt Qua vào lúc kết thúc cuộc hành trình 40 năm trong đồng vắng, sau đó chinh phục thành Giêricô, thành đầu tiên ở xứ Canaan một cách an toàn và tiến vào xứ Canaan. Dưới thời trị vì của vua Êxêchia, Lễ Vượt Qua xuất hiện trước khi những sự kiện quan trọng của Đức Chúa Trời diễn ra, chẳng hạn như việc giữ Lễ Vượt Qua và được bảo vệ khỏi cuộc xâm lược của người Asiri.
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Bánh Không Men
Trong khi chạy trốn khỏi sự truy đuổi của đạo binh Êdíptô, dân Ysơraên đã phải đối mặt với vô số khó khăn cho đến khi vượt qua Biển Đỏ (Xuất Êdíptô Ký 14:1-31). Để kỷ niệm sự kiện này, Đức Chúa Trời đã chế định Lễ Bánh Không Men. Trong Cựu Ước, Lễ Bánh Không Men được cử hành bằng cách ăn bánh không men. Sự khổ nạn dân Ysơraên phải chịu trong Lễ Bánh Không Men biểu tượng cho sự đau đớn mà Đức Chúa Jêsus phải trải qua từ đêm Ngài cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đồ cho đến khi qua đời trên thập tự giá.
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh
Việc người dân Ysơraên đi xuống Biển Đỏ và vượt qua là biểu tượng cho sự khổ nạn của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, được chôn trong mộ rồi phục sinh. Tên trong Cựu Ước của Lễ Phục Sinh là Lễ Trái Đầu Mùa, và vào thời đại Cựu Ước, vào hôm sau ngày Sabát (Chủ nhật) tính từ Lễ Bánh Không Men, một bó lúa đầu mùa được đưa qua đưa lại và dâng lên Đức Chúa Trời (Lêvi Ký 23:1-2, 10-14).
Ba ngày sau khi qua đời, Đức Chúa Jêsus sống lại với tư cách là trái đầu mùa của những kẻ ngủ vào rạng sáng ngày sau ngày Sabát, các thánh đã qua đời được sống lại, ra khỏi mồ mả và đi vào thành thánh (I Côrinhtô 15:20; Mathiơ 27:50-53).