[Triển lãm Talk Talk] “Tình yêu thương thực sự cần thiết vào thời đại này”

Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 79 - Tham quan Triển lãm "Đọc chân tình của Cha" & Triển lãm Thơ văn và Ảnh "Mẹ chúng ta"

Hàn Quốc

30/4/2024 986 lượt xem

Đến thăm Hàn Quốc vào cuối tháng 4, Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 79 gồm những chuyên gia làm việc trong nhiều lĩnh vực như pháp luật, giáo dục, y tế và báo chí. Trong lịch trình thăm Hàn Quốc, Đoàn thăm viếng được tham quan Triển lãm “Đọc chân tình của Cha” (Triển lãm Cha)Triển lãm Thơ văn và Ảnh “Mẹ chúng ta” (Triển lãm Mẹ). Sự kỳ vọng và háo hức đầy tràn trên khuôn mặt của các thánh đồ, những người đã mong chờ được xem triển lãm kể từ khi nghe tin về buổi triển lãm tại địa phương. Câu chuyện về những người cha, người mẹ ở Hàn Quốc đã trao tặng sự cảm động như thế nào đối với những người đến từ 20 quốc gia có ngôn ngữ khác nhau, cách suy nghĩ và ngành nghề cũng khác nhau?

Dù lịch trình dày đặc nhưng bước chân của các thánh đồ nhận lấy bản dịch của tác phẩm và tham quan lại khá chậm rãi. Không phải vì tốc độ đọc chậm hay tác phẩm khó hiểu, nhưng dường như họ không thể chuyển sang tác phẩm tiếp theo vì muốn thấu hiểu cuộc đời hiến thân và tình yêu thương của những người cha, người mẹ Hàn Quốc, không màng gì khác ngoài con cái cũng giống như những người làm cha mẹ ở các nước khác. Câu chuyện về những người cha đã không ngần ngại dấn thân đi đến vùng sa mạc nóng bỏng ở Trung Đông, hay đến nơi chiến trường mưa đạn ở nước ngoài, hay vào đường hầm ngầm hàng trăm mét ở một vùng đất xa lạ để không truyền lại cái nghèo cho con cái mình trong thời kỳ khó khăn, và câu chuyện về những người phụ nữ đã sẵn sàng chọn cuộc sống được gọi là mẹ của ai đó thay vì tên của mình ở độ tuổi đẹp như hoa. Trước những câu chuyện ấy, gương mặt ai nấy đều bất giác trở nên trang nghiêm. Một số vị không giấu được sự ngạc nhiên khi thấy Hàn Quốc, một cường quốc về công nghệ thông tin (IT) và là nơi sản sinh ra nền văn hóa K, đã phát triển nhanh chóng sau khi vật lộn với sự nghèo đói chỉ cách đây vài thập kỷ.

Các thánh đồ kết thúc chuyến tham quan triển lãm với khuôn mặt đỏ bừng, mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau tùy theo trải nghiệm sống của mình nhưng họ đều có chung một quan điểm. Vào thời đại này, xã hội chúng ta thật sự cần thiết tình yêu thương của Cha Mẹ.

“Là người gắn bó với công việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), tôi rất ấn tượng về Triển lãm Mẹ. Sự phát triển của AI giúp cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Tôi chợt nhận ra rằng những người vận hành AI phải có tình yêu thương nhân loại giống như tấm lòng của người mẹ yêu thương con cái thì mới có thể sử dụng AI theo hướng có ích lợi cho thế gian.” Jose Maria Lucia – Giám đốc điều hành công ty phát triển AI toàn cầu, Madrid, Tây Ban Nha

“Khi làm bác sĩ, có những lúc phải nói những điều mà bệnh nhân thực sự khó nghe. Những lúc như thế thật cần thiết tấm lòng của người cha. Là một người cha có con bị đau ốm thì sẽ không bao giờ tránh né tình huống đó. Hơn nữa, các người cha cũng không mong đợi được khen ngợi hay đền đáp khi nuôi dạy con cái. Các bác sĩ cũng phải làm hết sức mình vì bệnh nhân, kể cả khi không ai ghi nhận sự lao khổ của họ. Với ý nghĩa đó, các bác sĩ phải thông hiểu và có tấm lòng của người cha.” Melissa Jacinto – Bác sĩ, MD, Las Vegas, NV, Mỹ

“Mẹ là người luôn quan tâm và yêu thương con cái vô điều kiện cũng như bao bọc những lỗi lầm của con cái. Tôi nghĩ rằng nếu mọi người đều hành động giống như mẹ thì có thể bao bọc những khuyết điểm của nhau, như vậy thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra sau này. Tình yêu thương của mẹ là điều cần thiết cho nhân loại.” Jean Mathieu Teissier – Nhà vật lý học, Berlin, Đức

Các thánh đồ đồng lòng rằng không có phương pháp nào tốt bằng Triển lãm Cha và Triển lãm Mẹ trong việc gửi đến hàng xóm và xã hội những giá trị về tình yêu thương của Cha Mẹ, và họ đều chia sẻ mong muốn rằng hai triển lãm này sẽ được tổ chức ở nước mình.

“Lần đầu tiên tôi được biết những người cha Hàn Quốc đã đến Đức để làm thợ mỏ. Thật khó để đảm bảo có thể trải qua một ngày bình an ở mỏ than. Tôi đã rất ngạc nhiên khi đọc bài viết kể rằng họ đã gửi về cho gia đình ở quê nhà gần như toàn bộ số tiền kiếm được ở một nơi nguy hiểm như thế. Nếu thế hệ hiện tại xem triển lãm này, tôi nghĩ họ sẽ có trách nhiệm hơn và có thể chăm sóc gia đình mình nhiều hơn.” Tatiana Herting – Bác sĩ, Berlin, Đức

“Khi dạy dỗ con cái, có nhiều trường hợp con cái không hiểu biết tình thương của cha mẹ. Tôi muốn cho các trẻ em ở trường chúng tôi trực tiếp xem triển lãm này nhưng khó mà thực hiện được ngay bây giờ, vì vậy tôi sẽ truyền tải tình yêu thương theo như những gì tôi đã thấy và cảm nhận được.” Marines Piris – Giáo viên, Curitiba, Brazil

“Triển lãm chứa đựng những câu chuyện đậm nét Hàn Quốc nhưng lại liên quan đến trải nghiệm của bản thân nên tôi có thể đồng cảm được. Thật sự rất tuyệt vời. Tôi hy vọng một ngày nào đó triển lãm này cũng được tổ chức ở nước Anh.” Michael King – Giám đốc cầu đường, Manchester, Anh

Như mong muốn của các thánh đồ, hy vọng rằng Triển lãm Cha và Triển lãm Mẹ sẽ được tổ chức ở các nước trên thế giới và đóng góp vào việc tạo nên một làng địa cầu đầy tràn tình yêu thương. Triển lãm Mẹ hiện đang được tiến hành tại Hội Thánh Huancayo, Peru cho thấy rằng triển lãm này có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ảnh hưởng tốt vượt qua rào cản văn hóa và biên giới.

“Triển lãm Mẹ ở Peru đang thu hút sự tham quan của người dân thuộc mọi tầng lớp, bao gồm các thống đốc, người làm truyền thông, sinh viên đại học, quân nhân và người dân. Gần đây, việc thúc đẩy nhân quyền của phụ nữ và trẻ em là một vấn đề lớn trong xã hội Peru, khách tham quan cho rằng Triển lãm Mẹ có thể tác động tích cực giúp làm giảm tội phạm liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Một số người làm truyền thông đang kêu gọi mở rộng cuộc triển lãm để tạo cơ hội khôi phục sự tôn trọng đối với người khác. Tôi kỳ vọng rằng Triển lãm Mẹ có thể truyền tải sự cảm động cho nhiều người và làm cho xã hội chúng ta cải tiến trong tương lai.” Karen Peruso – Nhân viên đài phát thanh truyền hình, Huancayo, Peru