Thời Đại Truyền Đạo

17,474 lượt xem

Mỗi khi Đức Chúa Trời giao cho chúng ta một việc gì đó, thì trong ấy nhất định ẩn chứa ý muốn của Đức Chúa Trời muốn ban phước lành cho chúng ta. Đức Chúa Trời giao cho chúng ta việc rao truyền Tin Lành. Chúng ta nên đi con đường đức tin trong sự hiểu ra rằng sự giao phó này không chỉ vì những linh hồn khác, mà trên hết ấy là phước lành của Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi chính linh hồn bản thân chúng ta.

Lịch sử diệt vong 3 ngàn người và lịch sử cứu rỗi 3 ngàn người

Ngày xưa, đương thời Môise, bởi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, người dân Ysơraên đã được giải phóng khỏi xứ Êdíptô, là nhà nô lệ, và được hướng về xứ Canaan. Trên hành trình cuộc sống tại đồng vắng, trong khi Môise lên núi Sinai để nhận Mười điều răn, người dân Ysơraên đã rơi vào suy nghĩ thể xác và cuối cùng đã làm ra hình tượng. Kết cục là họ đã phải gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời khiến chừng ba ngàn người bị chết.

“Dân sự thấy Môise ở trên núi chậm xuống, bèn nhóm lại chung quanh Arôn mà nói rằng: Nào! Hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi, vì về phần Môise nầy, là người đã dẫn chúng tôi ra khỏi xứ Êdíptô, chúng tôi chẳng biết điều chi đã xảy đến cho người rồi. Arôn đáp rằng: Hãy lột những vòng vàng đeo nơi tai vợ, con trai và con gái các ngươi đi, rồi đem lại cho ta… người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một con bò đúc. Dân chúng nói rằng: Hỡi Ysơraên! Nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô… đoạn (Môise) lấy bò con của chúng đã đúc đem đốt trong lửa, rồi nghiền cho đến thành ra bụi, rải trên mặt nước, và cho dân Ysơraên uống… Dân Lêvi bèn làm y như lời Môise; trong ngày đó có chừng ba ngàn người bị chết.” Xuất Êdíptô Ký 32:1-28

Trái lại, qua thời đại Tin Lành một số ít người dân của Đức Chúa Trời bao gồm mười hai sứ đồ đã hết sức đồng tâm cầu nguyện. Kết quả là họ đã được nhận Thánh Linh mưa đầu mùa vào ngày Lễ Ngũ Tuần và làm nên công việc đáng ngạc nhiên là một ngày truyền đạo cho 3 ngàn người.

“Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói… Bấy giờ, Phierơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi Giuđa, và mọi người ở tại thành Giêrusalem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng nghe lời ta… Phierơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy! Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-41

Khi thấy hai công việc tạo ra hai kết quả trái ngược nhau như thế này, chúng ta có thể cảm nhận thiết thực rằng truyền đạo thật quan trọng biết bao trong tín ngưỡng của chúng ta.

Lịch sử Cựu Ước mà 3 ngàn người bị huỷ diệt để lại giáo huấn rằng chúng ta không nên lo lắng vì sự an nguy của riêng bản thân mình. Khi Môise lên núi Sinai và không trở xuống đúng ngày đã định, nên rất nhiều người dân Ysơraên đã bắt đầu dao động trong lòng. Cá nhân họ cảm thấy trong lòng bất an rằng từ giờ họ sẽ phải chết trên đồng vắng vì không có người lãnh đạo. Cuối cùng vào đúng giây phút quan trọng, họ đã nghĩ trước xem đường để riêng cá nhân mình được sống là gì, nên họ đã mất đức tin vào Đức Chúa Trời và mắc phải suy nghĩ hư vô rằng làm ra hình tượng con bò vàng nhằm tránh khỏi hiện thực bất an.

Tuy nhiên, lịch sử các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai cứu rỗi 3 ngàn người lại khác. Các thánh đồ đã không hề sợ hãi tất thảy các mối đe dọa mà luôn trông cậy vào đức tin rằng sẽ cứu một linh hồn, nên đã hoàn thành công việc cứu rỗi rất nhiều người. Đương thời, Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh và đã hy sinh, còn tính mạng các sứ đồ đang bị đe dọa. Ngay cả trong tình huống mang tính thời đại như vậy mà các sứ đồ không hề rơi vào suy nghĩ chỉ lo cho sự an toàn của riêng mình, nhưng lại làm trọn vẹn sứ mệnh truyền đạo cứu sống linh hồn, nên công việc cứu rỗi lớn lao đã được xảy ra.

Thông qua ví dụ về talâng cũng vậy, người làm lợi thêm nhiều hơn số talâng mình đã được nhận, thì đã được nhận sự khen ngợi và phước lành. Tuy nhiên, người đã chôn giấu và định giữ đến cuối cùng một talâng đã được nhận thì đã bị đòi lại ngay cả một talâng ấy.

Đức tin của những người dân Ysơraên trong đồng vắng cũng chẳng khác gì đức tin của người định giữ đến cuối cùng chỉ một talâng. Tùy theo việc đi trên con đường đức tin như thế nào mà đem lại kết quả hoàn toàn trái ngược như hoặc 3 ngàn người bị huỷ diệt, hoặc 3 ngàn người được cứu rỗi. Khi thấy điều này, tôi một lần nữa cảm nhận rằng truyền đạo là việc thật quan trọng biết bao trong việc cứu rỗi linh hồn của chúng ta.

Đấng Christ đã hy sinh một mình Bản Thân Ngài và cứu rỗi toàn nhân loại. Bởi đó, Ngài đang được toàn nhân loại tán dương và tôn vinh. Ngay cả cho đến giờ phút này, tình yêu thương của Đấng Christ vẫn đang nhóm mồi lửa ấm áp trong tấm lòng của nhiều người, và trở thành đối tượng ca tụng.

Thông qua lịch sử này, tôi nhận ra rằng trong “phép đạo của thập tự giá” có ẩn chứa tin nhắn rằng chỉ khi dẫn dắt người khác đến sự cứu rỗi thì mới có thể cứu rỗi được bản thân mình nữa. Cho nên Đức Chúa Jêsus cũng đã phán rằng “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.” (Mác 16:15).

Hãy thay ta răn bảo chúng nó

Trong các lời phán của Đức Chúa Trời có lời cảnh cáo rằng nếu chúng ta không rao truyền Tin Lành thì chúng ta, những người nhận lẽ thật trước, sẽ phải gánh mọi trách nhiệm liên quan đến linh hồn ấy.

“ta đã lập ngươi lên đặng canh giữ nhà Ysơraên; khá nghe lời từ miệng ta, và thay ta răn bảo chúng nó… nhưng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi…” Êxêchiên 3:17-21

Ngày nay, chúng ta đã được Đức Chúa Trời lập làm người canh của lẽ thật. Vai trò của người canh là cầm lời của Đức Chúa Trời, và thay Đức Chúa Trời răn bảo thế gian này. Khi kẻ địch đến thì phải cho biết sự thật rằng kẻ địch đến, và cảnh báo về sự nguy hiểm. Thế mà người canh không làm tròn sứ mệnh thì tất thảy những người thế gian sẽ bị huỷ diệt.

Không chỉ vậy, Đức Chúa Trời đã phán rằng sẽ đòi huyết của những người bị huỷ diệt do không được cảnh báo trước từ nơi tay người canh. Nên đây thật là mệnh lệnh nghiêm khắc biết bao!

Chúng ta phải hiểu ra rằng sở dĩ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, những người canh của Tin Lành, mệnh lệnh nghiêm khắc này là vì muốn cứu rỗi linh hồn của chúng ta.

Thực ra khi truyền đạo, chúng ta sẽ được trải nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời, mà thường ngày chúng ta chỉ biết bằng tri thức. Bởi vì chúng ta dốc hết mọi nỗ lực để cứu rỗi một linh hồn và gắng hết sức để truyền tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho linh hồn ấy. Thông qua quá trình ấy, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho, và cũng có đức tin sâu sắc hơn vào Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng Cứu Chúa của thời đại này. Hơn nữa, chúng ta lại cảm nhận được rằng bởi tình yêu thương của Đức Chúa Trời mà tấm lòng chúng ta càng ngày càng được thấm nhuần và đượm đà ra.

Tuy nhiên nếu loại bỏ quá trình truyền đạo như vậy trong cuộc sống tín ngưỡng thì không những không trải nghiệm được ân điển và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, mà còn dần dần bị mất cảm giác, xa rời Đức Chúa Trời, rồi cuối cùng quên hẳn Đức Chúa Trời. Trên đồng vắng, người dân Ysơraên đã quên mất ân điển của Đức Chúa Trời, cứ lằm bằm và bất bình nên đã bị huỷ diệt. Giống như vậy, vào thời đại này, nếu chúng ta cũng không đảm đương sứ mệnh của người canh thì sẽ phạm phải sự ngốc nghếch như họ. Cho nên, chúng ta phải nhận ra rằng trong lời phán “Ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi” có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời muốn chúng ta luôn trông cậy vào Đức Chúa Trời để được sống. Và chúng ta hãy luôn cảm tạ lên Đức Chúa Trời, cùng làm hết sứ mệnh của người canh.

Hãy làm hết bổn phận và cầu khẩn Thánh Linh để sử dụng trong truyền đạo

Đức Chúa Trời có thể trực tiếp răn bảo toàn nhân loại bởi quyền năng lớn lao của Ngài, tuy nhiên Ngài đã đích thân giao công việc ấy cho chúng ta, là những kẻ thiếu thốn, để ban cho chúng ta phước lành sự cứ rỗi.

“… khi ta phán cùng ngươi, ta sẽ mở miệng ngươi, và ngươi khá bảo chúng nó rằng: Chúa Giêhôva phán như vầy: Ai nghe, hãy nghe; ai không nghe, thì đừng nghe!…” Êxêchiên 3:27

Đức Chúa Trời đã phán dặn rằng hãy rao truyền lời của Ngài. Nếu có người không biết về điều răn của Đức Chúa Trời, thì hãy cho họ biết điều răn của Đức Chúa Trời, nếu có người không biết về Nước Thiên Đàng và địa ngục thì bảo cho họ biết Nước Thiên Đàng và địa ngục, nếu có người không biết lời tiên tri thì hãy rao truyền cho họ biết lời tiên tri.

Bất cứ ai cũng đều hứng thú và quan tâm đến việc mình đang làm. Ví dụ, cầu thủ bóng đá rất hứng thú với các phương pháp đá trúng lưới, còn ngư dân bắt cá luôn nghiên cứu và suy nghĩ về phương pháp bắt nhiều cá. Giống như vậy, những người truyền đạo nghĩ được rằng “Phải rao truyền lẽ thật như thế nào để có thể dẫn dắt thêm dù chỉ một linh hồn đến sự cứu rỗi đây?”. Thế nên sự khác biệt giữa đức tin của người truyền đạo và người không truyền đạo là rất lớn. Khi so sánh hai người thì, ai là người có nhiều niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng hơn, ai là người suy nghĩ về Đức Chúa Trời và gần gũi với lẽ thật hơn?

Kinh Thánh dạy dỗ rằng người có niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng ắt sẽ coi trọng việc rao truyền Tin Lành nhất.

“Ví bằng tôi rao truyền Tin lành, tôi chẳng có cớ gì khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin lành, thì khốn khó cho tôi thay.” I Côrinhtô 9:16

Đây chẳng phải là lời phán rằng bổn phận của chúng ta chính là truyền đạo sao? Nếu người canh không làm hết bổn phận của mình thì có thể bị chết bởi quân địch tấn công vào, hoặc phải gánh chịu trách nhiệm mà chết theo quân lệnh. Giống như vậy, lời này có nghĩa là nếu chúng ta không làm hết bổn phận truyền đạo thì khó mà đạt đến sự cứu rỗi.

Cho nên, sứ đồ Phaolô đã sốt sắng đi con đường Tin Lành hiểm nghèo để thi hành chức vụ của người canh.

“… Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giuđa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến… chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ.” II Côrinhtô 11:21-27

Trên con đường Tin Lành mà sứ đồ Phaolô đi, luôn theo sau là những hoạn nạn, bắt bớ, đau đớn, và khốn cùng như thế này. Tuy nhiên, sứ đồ Phaolô không hề chậm trễ một chút nào bước chân đi rao truyền Tin Lành bất luận thời gian và địa điểm. Không những vậy, sứ đồ Phaolô còn luôn dạn dĩ truyền đạo. Cuộc sống thường nhật của Phaolô được nối tiếp bởi từng ngày từng ngày bắt đầu bởi truyền đạo và kết thúc bởi truyền đạo. Vì sứ đồ Phaolô đã là người canh luôn làm hết chức vụ của mình như vậy, nên Đức Chúa Trời luôn đồng hành cùng ông.

Chúng ta, những người chào đón thời đại Lễ Lều Tạm, đang rất khao khát được nhận Thánh Linh mưa cuối mùa trong phước lành của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sau khi nhận lấy Thánh Linh mà lại không có mục đích sử dụng Thánh Linh ấy như thế nào thì có ích gì chăng? Điều ấy giống như là con cái xin bố mẹ tiền tiêu vặt mà lại không biết sử dụng tiền ấy như thế nào. Theo đó, sau khi nhận Thánh Linh mà chúng ta lại không có mục đích dùng Thánh Linh ấy vào việc truyền đạo, thì không có ý nghĩa gì để chúng ta cầu xin Thánh Linh từ Đức Chúa Trời cả.

Trong quá khứ, sau khi được nhận Thánh Linh mưa đầu mùa vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các sứ đồ đã dấy lên ngọn lửa truyền đạo nóng bỏng, khiến một ngày hơn 3 ngàn người ăn năn và được sống. Giống như vậy, vào thời đại này chúng ta cũng phải cầu khẩn Thánh Linh mưa cuối mùa để truyền đạo. Hơn nữa, khi chúng ta sốt sắng truyền đạo thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta nhiều năng lực Thánh Linh hơn.

Giờ đã kết thúc thời đại chỉ bản thân mình được cứu rỗi. Giống như Đấng Christ đã hy sinh Bản Thân để cứu rỗi nhiều người, giờ chúng ta đang sống trong “thời đại truyền đạo”, hy sinh bản thân mình hơn một chút để cứu rỗi được nhiều linh hồn. Tôi mong tất thảy các anh chị em Siôn cùng thực hiện trọn vẹn bổn phận của người canh giống sứ đồ Phaolô để kết nhiều trái đẹp, và hãy trở thành người giúp việc của Đấng Christ luôn gắng sức sử dụng một talâng được ban cho chúng ta để cứu rỗi thêm dù chỉ một linh hồn, nhờ đó chúng ta được nhận thêm nhiều phước lành cùng sự cứu rỗi.