Đức Chúa Trời ban cho sự dạy dỗ rằng “Phải làm đầy tớ.” Theo sự dạy dỗ thể này của Đức Chúa Trời, chúng ta phải thực tiễn “đạo hầu việc” để trở nên các con cái trên trời mà Đức Chúa Trời đẹp lòng.
Hãy dò xem một cách cụ thể thông qua Kinh Thánh xem lý do các thánh đồ phải hầu việc lẫn nhau là gì.

Thứ nhất, vì Đấng Christ đã đích thân cho thấy tấm gương hầu việc.
… trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người. Mathiơ 20:26-28
Đức Chúa Trời là Đấng tôn quý và cao nhất trong cả vũ trụ. Đức Chúa Trời thể ấy đã đích thân đến đất này trong hình ảnh người, hầu việc chúng ta và hy sinh cho đến chết vì chúng ta. Đây chính là Ngài đích thân làm gương hầu việc cho chúng ta (Giăng 13:15). Chúng ta phải hết lòng hầu việc người nhà theo tấm gương thể này của Đức Chúa Trời.
Thứ hai, vì chúng ta là một thể ở trong Đấng Christ.
Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Ðấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Ðấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh. I Côrinhtô 10:16-17
Tại đây, bánh thông với thân thể của Đấng Christ và chén thông với huyết của Đấng Christ có nghĩa là bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới. Chúng ta được thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời nhờ Lễ Vượt Qua giao ước mới và trở nên một thể với Ngài. Chúng ta trở nên một thể, yêu thương, quan tâm và hầu việc lẫn nhau, chính là ý muốn mà Đức Chúa Trời đã định ở trong giao ước mới.
Thứ ba, để được nhận phần thưởng lớn ở Nước Thiên Đàng.
Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng. Mathiơ 18:4
… Khi người ta mời ngươi dự tiệc cưới, chớ ngồi chỗ cao nhứt, vì e rằng trong những khách mời có ai tôn trọng hơn ngươi, người đứng mời sẽ đến nói cùng ngươi rằng: Hãy nhường chỗ cho người nầy ngồi, mà ngươi xấu hổ vì phải xuống chỗ chót chăng. Nhưng khi ngươi được mời, hãy ngồi chỗ chót, người đứng mời sẽ đến nói cùng ngươi rằng: Hỡi bạn, xin ngồi lên cao hơn. Vậy thì điều đó sẽ làm cho ngươi được kính trọng trước mặt những người đồng bàn với mình. Bởi vì ai tự nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên. Luca 14:7-11
Như thế này, Đức Chúa Jêsus vừa phán rằng người hầu việc người nhà với tư thế hạ mình xuống sẽ được nhắc lên ở Nước Thiên Đàng, vừa nhấn mạnh “đạo hầu việc”. Xét về phần linh hồn thì trái đất này là nhà tù giam giữ các linh hồn đã phạm tội ở trên trời (Mathiơ 9:13). Những tội nhân trong nhà tù thường muốn chiếm vị trí cao, và sử dụng quyền lực đối với người khác. Ấy chính là cuộc sống thường nhật của họ. Nhưng phép tắc Nước Thiên Ðàng không như vậy. Thánh đồ hầu việc anh em chị em với hình ảnh hạ mình xuống và chăm lo cho họ bởi tình yêu thương mới có thể được nhận lãnh phước lành lớn lao hơn nữa của Đức Chúa Trời. Theo đó, chúng ta phải hầu việc anh em chị em trong khi nhìn trông phước lành và phần thưởng của Nước Thiên Đàng.
Đức Chúa Trời đích thân cho thấy tấm gương hầu việc, và ban sự dạy dỗ rằng hãy hầu việc lẫn nhau. Giáo huấn thứ mười hai, là điều răn cuối cùng trong Giáo Huấn của Mẹ, cũng là nội dung hầu việc. “Đức Chúa Trời đến thế gian để hầu việc. Tấm lòng hầu việc lẫn nhau chớ không muốn được hầu việc là tấm lòng Đức Chúa Trời đẹp ý.” Hãy ghi nhớ và thực tiễn lời phán này của Đức Chúa Trời, để trở nên các con cái trên trời được nhận lãnh nhiều phước lành và phần thưởng trên Nước Thiên Đàng sắp đi vào.
- Vấn đề phải suy nghĩ
- Lý do các thánh đồ phải hầu việc lẫn nhau là gì?
- Giáo huấn thứ mười hai giữa Giáo huấn của Mẹ là gì?