Hãy Nên Tay Đánh Lưới Người

22,807 lượt xem

Nói đến họa sĩ nổi tiếng thế giới, đương nhiên người ta thường nhắc đến Picasso, họa sĩ theo trường phái lập thể và là bậc thầy của mĩ thuật hiện đại. Picasso đã để lại nhiều tác phẩm trừu tượng nổi tiếng, trong đó có tác phẩm điêu khắc “Đầu bò”. Đây là kiệt tác mà Picasso hài lòng và yêu thích nhất, đồng thời khiến ông được nhận nhiều lời ngợi khen từ những người thế gian. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thấy tính nghệ thuật thiên tài của Picasso, và là tác phẩm được đánh giá cao.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là nguyên liệu chủ yếu của kiệt tác này là một số phế phẩm của chiếc xe đạp được chọn lựa từ bãi rác. Picasso đã làm ra một kiệt tác nổi tiếng thế giới từ rác rưởi mà người khác không hề quan tâm để ý đến. Câu chuyện này gợi cho chúng ta nghĩ đến sự quan phòng chí thánh của Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, đã lựa chọn loài người chúng ta, là những kẻ giống như con thiêu thân, giống như giòi bọ, để nhào nặn chúng ta thành cái trọn vẹn trước sau chưa từng có.

Đức Chúa Jêsus gọi những kẻ thấp hèn và dưỡng dục họ thành ngư dân đánh lưới người

Phierơ, một ngư dân thô lỗ đánh cá trên vùng biển khắc nghiệt, ngày nay đã trở thành tấm gương cho rất nhiều người có đức tin, và được nhớ tới là sứ đồ trong các sứ đồ. Sở dĩ, Phierơ, một người không có học, lại có thể dẫn dắt được nhiều linh hồn đến với Đức Chúa Trời và trở thành nhân vật tiêu biểu với tư cách ngư dân đánh lưới người, là vì Đức Chúa Jêsus đã dẫn Phierơ đi theo trong suốt ba năm và đích thân dạy dỗ, giáo huấn cùng ban sự hiểu biết cho.

“Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần. Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đương thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người…” Mathiơ 4:17-22

Đầu cuộc đời Tin Lành của Đức Chúa Jêsus được bắt đầu bởi việc nhóm gọi các môn đồ. Đức Chúa Jêsus đã cho các môn đồ thấy ý chí rằng “Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.” thế là các môn đồ đã bỏ lưới, thuyền, và gia đình mà đồng đi với Đức Chúa Jêsus ngay từ lúc ấy, và bắt đầu cuộc đời của ngư dân đánh lưới người. Theo như lời hứa rằng “Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.” Đức Chúa Jêsus đã rèn rũa, sửa trị từng mỗi một phẩm tính thô lỗ theo thế gian của họ trong suốt ba năm làm việc công.

Trong rất nhiều lời Kinh Thánh, lời “Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.” biểu hiện rất rõ mục đích Đức Chúa Jêsus nhóm gọi các môn đồ. Lời phán này chứa đựng ý chí mạnh mẽ của Đức Chúa Jêsus làm cho các môn đồ trở thành người truyền đạo vĩ đại, người đồng liêu trung tín của Tin Lành.

Khi chúng ta nghiên cứu quá trình giáo dục mà Đức Chúa Jêsus dưỡng dục các môn đồ vô tri mộng mị trở thành người truyền đạo cứu rỗi linh hồn, và hiểu ra ý muốn mà Đức Chúa Jêsus mong ước, thì vào thời đại này chúng ta có thể dẫn dắt được nhiều linh hồn vào lòng của Đức Chúa Trời hơn. Cuộc đời Tin Lành trong suốt ba năm mà Đức Chúa Jêsus và các môn đồ đồng đi, chính là lý luận cơ bản của ngư dân đánh lưới người mà Đấng Christ dưỡng dục. Và đó cũng chính là phương pháp luận mà ngày nay chúng ta luôn phải xem để được sanh lại mới thành người truyền đạo vĩ đại có thể cứu vớt được nhiều linh hồn.

Vì vậy, phương pháp giáo dục mà Đấng Christ dùng để làm cho các môn đồ trở thành ngư dân đánh lưới người mới chính là kỹ thuật tuyệt vời nhất dành cho người truyền đạo. Quá trình Đức Chúa Jêsus làm cho các môn đồ trở thành ngư dân đánh lưới người có thể được biểu hiện bằng câu Bách văn bất như nhất kiến (百聞 不如一見) Bách kiến bất như nhất hành (百見 不如一行), có nghĩa là một trăm lần học không bằng một lần thấy bằng mắt, một trăm lần thấy bằng mắt không bằng một lần thực hành. Đức Chúa Jêsus không chỉ dạy dỗ các môn đồ bằng lý luận, mà còn đích thân thực tiễn, làm gương, để giáo dục các môn đồ được làm theo tấm gương của Ngài, nhờ đó dưỡng dục các môn đồ thành ngư dân đánh lưới người.

1. Tấm gương cầu nguyện

Trong quá trình Đức Chúa Jêsus làm cho các môn đồ trở thành ngư dân đánh lưới người, tấm gương đầu tiên mà Ngài bày tỏ là cầu nguyện. Ngay cả lúc bắt đầu rao truyền Tin Lành cũng vậy, sau khi cầu nguyện không ăn trong suốt bốn mươi ngày, Đức Chúa Jêsus đã thắng lợi cám dỗ rồi mới rao truyền Tin Lành.

“Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Jêsus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói” Mathiơ 4:1-2

Sau khi cầu nguyện không ăn không uống trong suốt bốn mươi ngày, Đức Chúa Jêsus đã thắng lợi trong trận chiến với ma quỉ Satan, và mở ra chương đầu tiên của Tin Lành. Không chỉ khi bắt đầu cuộc đời Tin Lành, mà ngay cả khi bắt đầu mỗi một ngày, Đức Chúa Jêsus cũng khởi đầu bởi cầu nguyện, nhờ đó Ngài đích thân cho chúng ta thấy rằng điều kiện tư cách đầu tiên mà những ngư dân đánh lưới người cần phải có chính là cầu nguyện.

“Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó… Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến. Ngài trải khắp xứ Galilê, giảng dạy trong các nhà hội và đuổi quỉ.” Mác 1:35-39

Hơn nữa, trong quá trình huấn luyện các môn đồ trở thành ngư dân đánh lưới người, Đức Chúa Jêsus cũng dạy dỗ sự thật rằng nếu không cầu nguyện thì không có cách nào để quyền năng và quyền thế của Đức Chúa Trời được trải ra mạnh mẽ.

“Khi Đức Chúa Jêsus vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi đuổi quỉ ấy không được? Ngài đáp rằng: Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được.” Mác 9:28-29

Đây là lời phán cho chúng ta hiểu ra sự thật rằng dù đã được nhận năng lực nhưng nếu thiếu sức cầu nguyện thì không thể phát huy hết năng lực ấy. Điều ấy chẳng khác nào nguyên lý rằng nếu không bơm không khí vào bóng bay cao su thì nó chẳng qua chỉ là một mẩu cao su bẹp dí không phồng lên được. Nếu không cầu nguyện thì chẳng thể làm được bất cứ điều gì, nếu không cầu nguyện thì cũng không thể kết trái được. Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng nguồn động lực của sức mạnh khiến ngay cả việc bất khả thi được thành việc khả thi, chính là cầu nguyện.

“Hãy xin, sẽ được; hãy tìm; sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở…” Mathiơ 7:7-11

“Hãy xin, hãy tìm, hãy gõ cửa” có nghĩa là “Hãy cầu nguyện”. Thông qua cầu nguyện, Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta cầu xin được, tìm được và nhận lãnh được tất thảy mọi thứ. Vì vậy, cầu nguyện chính là yếu tố cơ bản nhất mà ngư dân đánh lưới người phải có trước tiên.

2. Tấm gương đức tin

Trong quá trình dưỡng dục ngư dân đánh lưới người, yếu tố thứ hai mà Đấng Christ nhấn mạnh chính là đức tin. Hầu hết các sách Tin Lành trong Kinh Thánh Tân Ước đều được chép đầy những nội dung liên quan đến đức tin.

Trước khi được gặp Đức Chúa Jêsus phục sinh, trước khi được trực tiếp xác minh dấu đinh và dấu giáo đâm, thì Thôma, người hay nghi ngờ, đã nói rằng không thể tin vào sự thật Đức Chúa Jêsus phục sinh. Tuy nhiên, sau khi Đức Chúa Jêsus cho Thôma xem bàn tay Ngài và đặt tay vào sườn Ngài, thì lúc ấy Thôma mới nói rằng mình đã tin. Lúc này, Đức Chúa Jêsus đã phán với Thôma rằng “Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20:29), qua đó Ngài muốn làm tỉnh thức chúng ta rằng đức tin mà tin vào những thứ không thấy được là đức tin lớn. Từ sau khi phục sinh cho đến ngay cả trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jêsus đã không ngừng giáo dục về đức tin.

“Quỉ đã lắm phen quăng nó trong lửa và dưới nước, để giết nó đi; nhưng nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được?… Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả. Tức thì cha đứa trẻ la lên rằng: Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi.” Mác 9:22-24

Đối với Đức Chúa Jêsus, câu “nếu thầy làm được việc gì” là câu không thể dung thứ. Đó là bởi đối với Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo dựng nên vũ trụ chỉ bởi lời phán, thì không có điều gì là bất khả thi cả. Khi chúng ta trông cậy vào năng lực của Đức Chúa Trời ấy và tin tưởng tuyệt đối vào Ngài thì có điều gì không hoàn thành được chăng? Chỉ khi chúng ta tham gia vào công việc Tin Lành với đức tin rằng Đức Chúa Trời có thể hoàn thành được tất thảy mọi việc, thì mới có thể trở thành ngư dân đánh lưới người.

Đôi khi chúng ta đề cao thành kiến và ý tưởng chủ quan của cá nhân trong khi đối xử với những linh hồn quí báu khiến làm hỏng việc. Trong quá trình truyền đạo cũng như vậy, không nên đề cao thành kiến rằng “Người này chắc sẽ nghe lời. Người kia chắc sẽ không nghe lời.” mà phải cứu rỗi linh hồn với đức tin xác tín rằng “Nhất định người đó sẽ nghe lời” và có đức tin tuyệt đối rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho mọi việc được hoàn thành, thì nhất định chúng ta sẽ kết được trái tốt.

Trong các câu nói của các cụ thời xưa có câu rằng “Phải có nhiều rơm rạ thì mới có lúa mì.” Nếu chúng ta vội phán đoán trước rằng “Người đó là rơm rạ” và chỉ định chọn lựa riêng lúa mì, thì sẽ lãng phí nhiều thời gian để chọn ra lúa mì từ giữa rơm rạ. Phải trở thành người trông cậy vào Đức Chúa Trời, là Đấng phán rằng “Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.”, và phải có đức tin rằng Đức Chúa Trời nhất định sẽ hoàn thành được tất thảy mọi việc, thì mới có thể trở thành ngư dân đánh lưới người vĩ đại, có thể kết trái lúa mì tốt trong số các trái lúa mì.

Thông qua việc làm cho sáng mắt hai người mù bởi đức tin, Đức Chúa Jêsus cũng làm cho chúng ta hiểu ra rằng đức tin là quan trọng biết bao.

“Đức Chúa Jêsus ở đó ra đi, có hai người mù theo Ngài mà kêu rằng: Hỡi con cháu vua Đavít, xin thương chúng tôi cùng! Khi Ngài đã vào nhà rồi, hai người mù đến; Ngài bèn phán rằng: Hai ngươi tin ta làm được điều hai ngươi ao ước sao? Họ thưa rằng: Lạy Chúa, được. Ngài bèn rờ mắt hai người mà phán rằng: Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy. Mắt hai người liền mở…” Mathiơ 9:27-30

Khi làm sáng mắt cho hai người mù, trước tiên Đức Chúa Jêsus đã xem họ có đức tin hay không. Sau khi biết rằng họ theo Ngài là bởi đức tin, chứ không theo Ngài bởi tin đồn rằng Đức Chúa Jêsus rất giỏi chữa bệnh, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.”, ngay lúc đó mắt hai người mù liền mở ra.

Giả sử họ đã không có đức tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng có thể làm sáng mắt cho mình, thì họ đã không thể mở nổi mắt. Vì đã có đức tin rằng Đức Chúa Jêsus có thể làm mở mắt mù, nên họ đã được mở mắt. Đức Chúa Jêsus đã có thể làm sáng mắt bằng rất nhiều phương pháp đơn giản khác, thế mà Ngài đề cập đến đức tin của họ một lần nữa bằng câu nói rằng “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.” Đó là bởi Ngài muốn cho các môn đồ hiểu ra rằng bất cứ ai có đức tin thì đều có thể làm được bất cứ việc gì.

Sau khi được nhận lãnh sự giáo dục về đức tin như vậy, Phierơ đã phát huy được tài năng của người truyền đạo vĩ đại một ngày cứu rỗi được ba nghìn linh hồn. Đây chính là kết quả của việc Phierơ đã luôn quan sát kỹ tất thảy mọi việc đích thân Đức Chúa Jêsus làm, và đã được hiểu ra, trong suốt ba năm đi theo Đức Chúa Jêsus. Khi Phierơ trực tiếp nhìn thấy cảnh ngay từ buổi sáng sớm, Đức Chúa Jêsus đã mở ra một ngày bởi cầu nguyện khẩn thiết ở một nơi yên tĩnh, Phierơ đã học được rằng “Tôi cũng phải sốt sắng cầu nguyện như thế.” và thông qua trạng thái đức tin của Đức Chúa Jêsus trong các tình huống, Phierơ đã học được rằng phải có đức tin xác tín rằng Đức Chúa Trời có thể làm được mọi việc.

3. Tấm gương thực tiễn truyền đạo

Vì truyền đạo là một yếu tố quan trọng để hiểu ra Đấng Christ, nên nếu không truyền đạo thì không thể biết được cuộc đời của Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm tấm gương cầu nguyện, cũng cho biết về tầm quan trọng của đức tin, và tiếp theo lại ban cho các môn đồ cơ hội có thể trực tiếp thực hành tất thảy những điều đã được học từ Ngài.

“Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bịnh. Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn. Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình.” Mathiơ 9:35-38

Các môn đồ đã được trực tiếp trông thấy Đức Chúa Jêsus đích thân đi khắp các thành, các làng, giảng Tin Lành nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bịnh, nên họ đang được biến đổi thành ngư dân đánh lưới người. Và Đức Chúa Jêsus mong muốn các môn đồ làm theo như lời dạy dỗ của Ngài, và lại dưỡng dục họ thành người truyền đạo vĩ đại bằng cách cho họ thực hành truyền đạo.

“Đức Chúa Jêsus gọi mười hai môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma, và chữa các thứ tật bịnh… Ấy đó là mười hai sứ đồ Đức Chúa Jêsus sai đi, và có truyền rằng: Đừng đi đến dân ngoại, cũng đừng vào một thành nào của dân Samari cả; song thà đi đến cùng những con chiên lạc mất của nhà Ysơraên. Khi đi đường, hãy rao giảng rằng: Nước thiên đàng gần rồi. Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung, và trừ các quỉ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không…” Mathiơ 10:1-15

Các môn đồ đã được tận mắt nhìn thấy cảnh Đức Chúa Jêsus cầu nguyện, quyền năng của Ngài bày tỏ cho những người có đức tin, cảnh Đức Chúa Jêsus truyền đạo, và cảnh Đức Chúa Jêsus gắng sức để cứu rỗi một linh hồn, qua đó họ nhận lãnh được sự hiểu biết, đi tiên phong trong việc truyền đạo và thực tiễn tất thảy những nội dung đã được học từ Đức Chúa Jêsus. Trong quá trình đi theo Đức Chúa Jêsus, các môn đồ đã dần dần được làm thành ngư dân đánh lưới người, và biến đổi thành hình dáng của người truyền đạo làm vui lòng Đức Chúa Trời.

4. Giáo dục niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng

Tiếp theo, yếu tố mà ngư dân đánh lưới người cần phải có là niềm trông mong khẩn thiết hướng về Nước Thiên Đàng. Nếu không có niềm trông mong chắc chắn vào Nước Thiên Đàng, thì sẽ rất bị đuối sức. Đức Chúa Jêsus lo lắng rằng các môn đồ sẽ bị vấp ngã, thất vọng bởi bị bắt bớ, chế giễu miệt thị trong khi truyền đạo, nên Ngài đã ban cho họ niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng, dẫn dắt họ có đức tin kiên nghị để vượt qua được bất kỳ khó khăn và khổ nạn nào.

“Phierơ bèn thưa rằng: Nầy, chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Ysơraên.” Mathiơ 19:27-28

Đức Chúa Jêsus đã ban quyền thế xét đoán mười hai chi phái Ysơraên cho các môn đồ bỏ mọi sự mà theo Ngài. Sứ đồ Phierơ đã biểu hiện đó là quyền thế của “thầy tế lễ nhà vua” (I Phierơ 2:9). Bằng cách hứa ban cho vinh hiển của Nước Thiên Đàng như vậy, Đức Chúa Jêsus đã làm cho các môn đồ trở thành người truyền đạo làm việc không ngừng nghỉ, mà không bị đuối sức.

Như vậy, niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng chính là điều kiện tiên quyết phần linh hồn không thể thiếu đối với ngư dân đánh lưới người. Khi có niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng thì sẽ nhìn tất thảy mọi thứ bằng tầm nhìn tích cực, tràn đầy sức lực cả về thể xác lẫn linh hồn như suối nước tuôn trào, và làm tất thảy mọi việc trong niềm vui. Giống như sự quan phòng rằng con trai phải ôm cát, chiến thắng nỗi đau cắt da sẻ thịt vì ngày vinh hiển rằng nó sẽ sản sinh ra được viên ngọc trai toả sáng rạng ngời, thì niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng đem lại cho chúng ta sức mạnh để có thể chiến thắng được nỗi đau một chốc một lát phải gánh chịu trên đất này.

5. Giáo dục nhân tính

Yếu tố cuối cùng của ngư dân đánh lưới người mà chúng ta phải xem xét là giáo dục nhân tính. Đức Chúa Trời đã phán rằng người có nhân tính không đúng đắn không thể trở thành ngư dân đánh lưới người.

“Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra. Người lành do nơi đã chứa điều thiện mà phát ra điều thiện; nhưng kẻ dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều ác. Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói; bởi vì lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt.” Mathiơ 12:34-37

Để trở thành ngư dân đánh lưới người mà Đức Chúa Jêsus mong muốn, thì phải có đức tin thiện lành, và phải làm những điều thiện, nói những lời thiện xuất phát từ đức tin thiện lành ấy. Làm sao lời thiện và điều thiện có thể phát ra từ tấm lòng ác độc đây? Phải có hành động và lời nói thiện lành xuất phát từ tấm lòng thì mới có thể được gọi là ngư dân đánh lưới người.

Nếu dễ dàng nổi nóng, phát ra những lời thô lỗ, kích động, và làm việc không công bình thì không xứng đáng là ngư dân đánh lưới người. Đối với người nhà trong lẽ thật, hoặc cả những người ngoại bang ngoài lẽ thật, thì nhân tính rất là quan trọng. Đức Chúa Jêsus cũng đã dạy dỗ rằng ngư dân đánh lưới người luôn phải khiêm tốn.

“Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi.” Mathiơ 20:26-27

Cho dù đã nhận được lời hứa cho phép rằng được làm thầy tế lễ nhà vua trên Nước Thiên Đàng, thì trước tiên chúng ta cũng phải trở thành ngư dân đánh lưới người, và để trở thành ngư dân đánh lưới người thì phải trở thành đầy tớ, trở thành người hầu việc. Để làm cho các môn đồ trở thành ngư dân đánh lưới người, Đức Chúa Jêsus đã luôn làm tấm gương khiêm tốn, tấm gương hầu việc. Khi trở thành một người có nhân cách tốt như những nội dung trên chúng ta mới trở nên ngư dân đánh lưới người có năng lực dẫn dắt nhiều linh hồn trở vào lòng Đức Chúa Trời.

Hãy nên tay đánh lưới người

Như vậy, đối với các môn đồ chỉ biết đánh cá, Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm gương và dạy dỗ họ từ một đến mười để làm cho họ trở thành ngư dân biết đánh lưới người. Đức Chúa Jêsus đã lựa chọn những người vô tri mộng mị làm môn đồ của Ngài, cho họ thấy tấm gương cầu nguyện, giáo dục họ về đức tin, cho thấy tấm gương truyền đạo và sai họ đi nhiều nơi để có thể thực hành việc truyền đạo.

Hơn nữa, Đức Chúa Jêsus cũng ban cho họ niềm trông mong khẩn thiết vào Nước Thiên Đàng để sống cuộc sống Tin Lành không hề đuối sức, lại giáo dục nhân tính để họ sở hữu nhân cách đúng đắn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời nữa. Như thế Ngài đã giáo dục để họ không một chút thiếu thốn với tư cách là ngư dân đánh lưới người.

Khi chúng ta cũng hiểu ra mọi lời dạy dỗ và giáo huấn này, và trải qua mọi quá trình ấy thì quá đủ cho chúng ta để trở thành người truyền đạo vĩ đại. Khi chúng ta siêng năng cầu nguyện, có đức tin mạnh mẽ, sốt sắng truyền đạo, tràn đầy niềm trông mong Nước Thiên Đàng, làm việc thiện lành, khiêm tốn, nhân tính không có chỗ chê trách, thì chúng ta có đủ điều kiện để trở thành ngư dân đánh lưới người.

Tất thảy chúng ta, là những người được lựa chọn vào thời đại này, phải trở thành môn đồ của Đức Chúa Jêsus, hiểu ra trọn vẹn lời dạy dỗ về ngư dân đánh lưới người mà Đức Chúa Jêsus đích thân làm gương, rồi thực tiễn để dẫn dắt được nhiều linh hồn về với Đức Chúa Trời. Giống như Picasso đã hoàn thành kiệt tác bởi phế phẩm bị bỏ đi, Thánh Linh và Vợ Mới đã lựa chọn loài người chúng ta, là những kẻ bị bỏ đi bởi tội lỗi, cho chúng ta làm ngư dân đánh lưới người, lại ban cho cả quyền thế thầy tế lễ nhà vua. Vậy, chúng ta luôn phải dâng tế lễ cảm tạ lên Cha Mẹ.

Khi chúng ta trông cậy vào năng lực của Đức Chúa Trời mà gắng sức cứu rỗi nhiều linh hồn, thì Tin Lành này sẽ nhanh chóng được rao truyền tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất, và chúng ta sẽ nhanh chóng được hưởng nỗi cảm kích của ngày vinh hiển mười bốn vạn bốn ngàn anh chị em đã từng bị lạc mất được nhóm lại và được ôm ấp trong vòng tay của Đức Chúa Trời. Tôi khẩn thiết mong các anh chị em Siôn đều trở thành “ngư dân đánh lưới người” có thể cứu sống nhiều linh hồn đang chết dần, nhờ cầu nguyện khẩn thiết, truyền đạo và đức tin trong khi ngày ngày trông cậy vào Đức Chúa Trời, để được nhận dư dật tình yêu thương của Đức Chúa Trời.