Chớ Cầm Bằng Dơ Dáy

18,260 lượt xem

Theo như lời “Ta, Đức Giêhôva, sẽ nôn nả làm điều ấy trong kỳ nó.” (Êsai 60:22), Đức Chúa Trời đang làm hoàn thành tất thảy mọi công việc cứu rỗi một cách nhanh chóng. Tôi tin rằng khi xem thấy những người nhà Siôn dồn đến như nước vỡ bờ từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta phải trông cậy vào Đức Chúa Trời hơn nữa và dâng tất thảy mọi vinh hiển và cảm tạ lên Đức Chúa Trời.

Xem Công Vụ Các Sứ Đồ thì thấy được chép rằng khi Phaolô rao truyền lời ở bên bờ sông, Đức Chúa Trời mở tấm lòng của Lyđi và làm cho Lyđi nghe theo lời (Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15). Không phải Phaolô mở tấm lòng của Lyđi đâu. Vì Đức Chúa Trời mở tấm lòng của Lyđi trong giây phút đó, nên Lyđi được cảm động và chấp nhận lời của Đức Chúa Trời và đón tiếp Phaolô một cách ân huệ như là đấng tiên tri giúp việc rao truyền lời.

Vào ngày nay, Đấng mở tấm lòng của người nghe dù bất cứ ai rao truyền Tin Lành và làm hoàn thành công việc Tin Lành trong ân huệ, là Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ xem ý muốn của Đức Chúa Trời là gì và hãy trở thành những người nhà Siôn làm theo ý muốn đó.

Đức Chúa Trời là Đấng hoàn thành tất thảy mọi công việc

Tôi xin kể một mẩu ngắn trong câu chuyện ngụ ngôn. Trong một nhà giàu có, đã có một con gà trống. Nhưng một hôm, gà trống có suy nghĩ như thế này. “Tôi đánh thức các người giúp việc để gia sản của chủ được thạnh lợi, và tôi kêu gọi buổi mai đến để trời sáng và người giúp việc có thể đi làm việc được. Nhưng tại sao chủ chỉ luôn ném cho tôi vỏ trấu lúa mì vậy?”

Buổi sáng ngày hôm đó, gà trống cũng gáy “ò ó o” và kêu gọi buổi mai, rồi buổi mai đến và trời sáng. Vào hôm đó chủ muốn cho gà trống thức ăn ngon và tốt nên chủ đã cho gà trống hạt đậu. Tuy nhiên, gà trống lại tức giận với chủ mà nói như thế này.

“Chủ ơi, làm như vậy chẳng quá đáng quá hay sao? Tôi đã làm rất nhiều việc vì chủ nhưng tại sao chủ không biết đến công của tôi mà chỉ cho tôi ăn thức ăn đáng bỏ như thế này? Nếu tôi không gáy thì ai sẽ kêu gọi sáng mai, và nếu sáng mai không đến thì làm sao người hầu việc thức dậy và đi làm việc? Việc trong nhà này được tốt lên, ấy đều là nhờ tôi. Vì mỗi ngày tôi kêu gọi sớm mai bằng tiếng gáy tốt tuyệt vời nên nghề nghiệp trong nhà này mới được phát triển như vậy, chẳng phải vậy sao?”

Chủ không nói gì cả và đi về. Nhưng khi gà trống ngủ gật gù ở trên giá phơi quần áo vào ban đêm, thì chủ dùng vải và dây mà buộc chặt miệng của gà trống đó. Rồi buổi sáng hôm sau, chủ hỏi gà trống.

“Thật kỳ lạ. Hôm nay gà chưa gáy mà làm sao trời sáng như thế này?”

Chúng ta hãy suy nghĩ xem liệu chúng ta cũng đang hiểu lầm rằng vì một người là bản thân mình mà một phần công việc Tin Lành được hoàn thành, giống như gà trống hiểu lầm rằng vì tiếng gáy của mình buổi sáng đến hay không. Không phải khi chúng ta mặc áo mỏng thì mùa hè đến đâu. Đấng gọi sáng sớm đến cũng là Đức Chúa Trời, và Đấng điều chỉnh thì tiết, ngày và năm cũng là Đức Chúa Trời.

Dù không có tiếng gà gáy thì buổi mai cũng đến. Không phải vì tiếng kêu la của chúng ta mà là vì theo thời kỳ duy chỉ Đức Chúa Trời đã dự định mà công việc cứu rỗi được hoàn thành nên vào ngày nay có Siôn. Như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh (Mathiơ 23:37), các con cái đã được nghe tin tức về Mẹ Giêrusalem đến trái đất này đều sẽ nhóm vào Siôn thôi. Trong quá trình đó, chúng ta tiến hành rao truyền Tin Lành, là công việc phần linh hồn theo sứ mạng mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta trước mà thôi.

Vì loài người muốn phán đoán tất thảy mọi sự trong phạm trù những điều mà bản thân mình cảm thấy và mắt mình nhìn thấy nhưng Đức Chúa Trời thì đang hoàn thành sự quan phòng của Ngài ở nơi không trông thấy. Nếu không biết sự thật này thì chúng ta không thể thoát ra khỏi khuôn khổ của tín ngưỡng coi mình là trọng tâm và sẽ gây tội lỗi mà không vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Chớ cầm bằng dơ dáy

Thậm chí kể cả Phierơ, là sứ đồ trong các sứ đồ, cũng có suy nghĩ sai trái về phán đoán của bản thân mình. Cho nên, khi Đức Chúa Jêsus ở trên trái đất, và ngay cả sau khi thăng thiên, Ngài đã dạy và hướng dẫn Phierơ hãy bỏ suy nghĩ của mình mà làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Một trong những lời dạy dỗ đó là “Chớ cầm bằng dơ dáy.”

“Trong thành Sêsarê, có một người tên là Cọtnây, làm đội trưởng của đội binh gọi là Ytali. Người vẫn là đạo đức, cùng cả nhà mình đều kính sợ Đức Chúa Trời, người hay bố thí cho dân, và cầu nguyện Đức Chúa Trời luôn không thôi. Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín, người thấy rõ ràng trong sự hiện thấy có một vị thiên sứ của Đức Chúa Trời vào nhà mình, và truyền rằng:… bây giờ hãy sai người đến thành Giốpbê, mời Simôn nào đó, cũng gọi là Phierơ… Cọtnây gọi hai người trong đám đầy tớ mình và một tên lính tin kính trong những lính thuộc về mình, mà thuật lại mọi điều cho họ nghe, rồi sai đến thành Giốpbê. Bữa sau, trong lúc ba người ấy đương đi đường và đã đến gần thành, vừa nhằm giờ thứ sáu Phierơ leo lên mái nhà để cầu nguyện. Người đói và thèm ăn; khi người ta đương dọn cho ăn, thì người bị ngất trí đi. Người thấy trời mở ra, và có vật chi giống như một bức khăn lớn níu bốn chéo lên, giáng xuống và sa đến đất: Thấy trong đó có những thú bốn cẳng, đủ mọi loài, côn trùng bò trên đất, và chim trên trời. Lại có tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Phierơ, hãy dậy, làm thịt và ăn. Song Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ. Tiếng đó lại phán cùng người lần thứ hai rằng: Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy. Lời đó lặp lại ba lần; rồi vật ấy liền bị thâu lên trên trời.”Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1-16

Khi dò xem về vấn đề đồ ăn thời Cựu Ước thì chúng ta có thể biết rằng sau khi có luật pháp của Môise, thì chỉ được phép ăn các loài vật có móng rẽ ra và nhơi trong các loài vật trên đất, và trong loài cá thì chỉ được ăn cá có vảy và vây.

Hễ thú vật nào có móng rẽ ra và nhơi như bò hoặc cừu là “thú vật thanh sạch” mà có thể ăn được, nhưng các thú vật mà không có móng rẽ ra và nhơi là “thú vật không thanh sạch” mà không thể ăn được. Cho nên, Phierơ đã giữ điều răn về vấn đề thức ăn theo luật pháp thời Cựu Ước và khi Đức Chúa Jêsus phán rằng hãy ăn những thú bốn cẳng, đủ mọi loài, côn trùng bò trên đất và chim trên trời, thì Phierơ trả lời rằng tôi chẳng bao giờ ăn những thứ này và sau này tôi cũng sẽ không ăn đâu.

Lúc đó, Đức Chúa Trời dạy rằng “Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch thì chớ cầm bằng dơ dáy”. Dù Đức Chúa Trời phán đoán thanh sạch rồi và phán rằng hãy ăn nhưng khi Phierơ cố giữ luật pháp mà mình đã giữ theo đến lúc bấy giờ thì Đức Chúa Trời đã trách Phierơ một lần nữa. Đức Chúa Trời hỏi Phierơ một lần nữa rằng “Tại sao ngươi cầm bằng dơ dáy những vật mà Ta đã làm cho sạch? Nếu phán đoán của Ta và phán đoán của ngươi khác nhau thì ngươi phải làm theo phán đoán của ai?”

Nên Phierơ đã hết đỗi ngạc nhiên và sau khi Phierơ tỉnh thức từ sự hiện thấy, thì các đầy tớ của Cọtnây đã đến và truyền cho Phierơ về ý muốn của Cọtnây. Đến lúc ấy, Phierơ mới hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Cho đến bấy giờ, theo luật pháp, thì những người Giuđa đã bị cấm giao thiệp với người ngoại bang mà ăn đồ ăn không thanh sạch, nhưng Đức Chúa Trời đã làm đổ bức tường giữa người Giuđa và người ngoại bang cùng với vấn đề đồ ăn. Và Ngài đã mở con đường sự cứu rỗi có thể truyền bá Tin Lành cho kể cả người ngoại bang. Sau khi hiểu biết sự thật này, Phierơ đã tiếp nhận lời mời của Cọtnây là người ngoại bang, đi đến nhà Cọtnây, làm chứng về Đấng Christ và làm phép Báptêm (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:17-48).

Sự cứu rỗi phụ thuộc vào Đức Chúa Trời

Tin Lành Hội Thánh Sơ Khai đã được tiến hành bởi Đức Chúa Trời chứ không phải bởi những sứ đồ ưu việt như Phaolô. Chúng ta phải hiểu biết chính xác rằng sự cứu rỗi của chúng ta phụ thuộc vào ai và hãy dâng vinh hiển cùng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Êlôhim.

“… vì chúng nó đã đi trong đường quanh queo; đã quên Giêhôva Đức Chúa Trời mình. Hỡi con cái bội nghịch, hãy trở lại! Ta sẽ chữa sự bội nghịch cho. Các ngươi nói rằng: Nầy, chúng tôi về cùng Ngài, vì Ngài là Giêhôva Đức Chúa Trời chúng tôi. Thật đợi sự cứu nơi các gò là vô ích, tiếng ồn ào trên các núi là hư không; thật, sự cứu rỗi của Ysơraên là ở trong Giêhôva Đức Chúa Trời chúng tôi.”Giêrêmi 3:21-23

Đấng Chủ Thể của sự cứu rỗi là Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi ở trong Đức Chúa Trời và những điều mà Đức Chúa Trời quyết định là vì sự cứu rỗi của chúng ta. Lý do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh, lời của Đức Chúa Trời, cũng là vì sự cứu rỗi của chúng ta.

“Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.”II Phierơ 1:20-21

Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch thì chúng ta không thể nói là dơ dáy. Trong Kinh Thánh đã được chép rằng vì sự cứu rỗi của các con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự dạy dỗ rằng Đức Chúa Trời Mẹ có tồn tại, vì sự cứu rỗi của các con cái mà Ngài đã lập giao ước mới và phán mệnh lệnh rằng hãy giữ.

Chúng ta không nên quên ân huệ của Đức Chúa Trời mà hãy luôn luôn đi theo con đường Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Trời dẫn dắt bằng tấm lòng cảm tạ. Dù người ta chủ trương rằng phải giữ Chủ nhật, nhưng chúng ta thì hãy suy nghĩ sự thật rằng sự cứu rỗi của chúng ta ở trong Đức Chúa Trời và phải ưu tiên lời của Đức Chúa Trời hơn suy nghĩ của mục sư hoặc linh mục. Vì sự cứu rỗi phụ thuộc vào Đức Chúa Trời, nên chúng ta không được bỏ lời của Đức Chúa Trời. Cho nên, theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, chúng ta đang giữ điều răn của Đức Chúa Trời và rao truyền về Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem.

Nếu Đức Chúa Trời phán rằng “Thanh sạch rồi” thì ấy là món ăn thanh sạch, và nếu Đức Chúa Trời phán rằng “Dơ dáy” thì ấy là món ăn không thanh sạch. Nếu Đức Chúa Trời quy định một ngày nào thì ngày đó được thành ngày rất quan trọng đối với chúng ta, nếu Đức Chúa Trời phán rằng “Không quan trọng” thì nó sẽ thành ngày không quan trọng. Trước khi có lời rằng “Hãy nhớ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh”, thì ngày Sabát, ngày thứ bảy, không liên quan đến chúng ta đâu. Tuy nhiên, sau khi Đức Chúa Trời quy định như vậy thì ngày đó là ngày thánh đối với những người dân được nhận cứu rỗi.

Vì Lễ Vượt Qua này cũng là lời hứa của Đức Chúa Trời nên rất quý trọng. Vào thời đại Cựu Ước, Đức Chúa Trời hầu cho những người dân của Ngài giữ Lễ Vượt Qua bằng cách giết chiên hoặc dê, và vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy giữ Lễ Vượt Qua bằng bánh và rượu nho mà biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, và Ngài tuyên bố ấy là “giao ước mới”. Tuy nhiên, nếu ai đó nói rằng “Tại sao không giữ Lễ Vượt Qua bằng chiên hoặc dê mà lại giữ bởi bánh và rượu nho vậy? Không thể như vậy được.” thì Đức Chúa Trời sẽ phán với người đó như thế nào? “Tại sao ngươi cầm bằng dơ dáy những vật mà Ta đã làm cho sạch?” Mặc dù đã không làm như thế cho đến nay, nhưng từ ngày Đức Chúa Jêsus Christ phán rằng “Bánh và rượu nho này thay cho thịt và huyết của Ta, nếu kẻ nào ăn thịt và uống huyết của Ta thì không bị diệt vong mà sẽ được nhận sự sống đời đời.” thì sự dạy dỗ đó là lời của sự cứu rỗi.

Kinh Thánh làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ

Đức Chúa Trời tiếp tục giải thích và dạy cho chúng ta về sự thật rằng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ có tồn tại thông qua Kinh Thánh.

“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”Sáng Thế Ký 1:26-27

Môise đã ghi chép Sáng Thế Ký. Nhưng không phải Môise ghi chép theo ý kiến riêng của bản thân mình mà là ghi chép lời của Đức Chúa Trời y như đã nhận từ Ngài bởi Đức Thánh Linh cảm động. Khi hiểu biết đặc tính của Kinh Thánh và xem lời này thì chúng ta có thể hiểu biết được rằng cũng có ý muốn của Đức Chúa Trời trong lời Ngài đã phán rằng “Chúng Ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta.” Trong Kinh Thánh đã được ghi chép rằng Đức Chúa Trời đã làm ra người nam và người nữ như hình của Đức Chúa Trời, thì ấy là Đức Chúa Trời – Nguyên Tác Giả của Kinh Thánh, làm sáng tỏ rằng không chỉ có Đức Chúa Trời Cha, là Đức Chúa Trời mang hình Nam, mà còn có cả Đức Chúa Trời Mẹ, là Đức Chúa Trời mang hình Nữ nữa.

Đức Chúa Trời đã phán rằng có rồi mà nếu người ta nói không có thì là không có hay sao? Vì Đức Chúa Trời đã dạy cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời Mẹ có tồn tại, nên dù người ta nói rằng không tồn tại, thì ấy không phải rằng sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ bị biến mất đâu. Đức Chúa Trời phán rằng chớ cầm bằng dơ dáy những vật mà Ngài đã làm cho sạch. Chớ phán đoán Đức Chúa Trời thông qua thường thức của loài người, mà chúng ta hãy chấp nhận những vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch là sẽ được. Ấy chính là con đường sự cứu rỗi.

Đức Chúa Trời làm tỉnh thức về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem, nhưng kẻ thù ma quỉ hủy phá lẽ thật thì lại che giấu vinh hiển đó như thể Đức Chúa Trời Mẹ không tồn tại.

“… Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời… Vì Đức Chúa Trời, – là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! – đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ.”II Côrinhtô 4:2-6

Vào thời đại Sơ Lâm có người nhìn biết Đức Chúa Jêsus, cũng có những người không hiểu biết sự tồn tại của Đấng Christ mà bắt bớ, nhạo báng và phản đối Ngài. Tuy nhiên, không phải lời của Đức Chúa Trời bị che giấu cho những người được cứu rỗi đâu. Các thánh đồ tin sự thật rằng sự cứu rỗi ở trong Đức Chúa Trời và chấp nhận tất thảy mọi lời của Đức Chúa Trời thì không được khuất phục sự phỉ báng và sỉ nhục của loài người, nhưng hãy tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời. Dù Tin Lành bị che giấu nhưng ấy là bị che giấu cho những người bị hư mất, nên chúng ta hãy tự tin làm chứng khắp thế giới về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng cứu rỗi chúng ta.

Phierơ cũng có sự hiểu biết lớn thông qua lời của Ngài rằng “Tại sao ngươi cầm bằng dơ dáy những vật mà Ta đã làm cho sạch?” Phierơ nghĩ một lần nữa rằng “Cho đến bây giờ tôi sống cuộc sống tín ngưỡng theo suy nghĩ của tôi hay sao? Về luật pháp thức ăn, Đức Chúa Trời nghĩ như thế nào?” và hối cải ăn năn rồi. Phierơ bỏ suy nghĩ của mình và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời ngay, và dẫn dắt Cọtnây – người ngoại bang và gia đình Cọtnây đến con đường sự cứu rỗi. Chúng ta phải trở thành con cái làm theo giáo huấn mà Đức Chúa Trời làm tỉnh thức và dạy cho chúng ta, hơn là đặt căn cứ đức tin vào trong thường thức.

Kết quả phước lành khi rao truyền giọng tiếng của Mẹ

Vì sự cứu rỗi ở trong Đức Chúa Trời nên khi Đức Chúa Trời ban luật pháp của giao ước cũ, thì người ở trong luật pháp của giao ước cũ sẽ được nhận phước lành, và khi Đức Chúa Trời ban luật pháp của giao ước mới, thì người ở trong luật pháp của giao ước mới sẽ được nhận phước lành (Michê 4:1-2). Thời đại này là thời đại tiên tri mà Đức Chúa Trời Mẹ là Đấng Thật Thể của giao ước mới dẫn dắt các con cái đến con đường sự cứu rỗi.

“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta… Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Ysác, là con của lời hứa. Nhưng, như bấy giờ, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh, thì hiện nay cũng còn là thể ấy. Song Kinh Thánh, có nói gì? Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó; vì con trai của người nữ tôi mọi sẽ không được kế tự với con trai của người nữ tự chủ. Ấy vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng phải là con cái của người nữ tôi mọi, bèn là con cái của người nữ tự chủ.”Galati 4:26-31

Khi chúng ta trở thành con cái của Người Nữ Tự Chủ thì mới được nhận cơ nghiệp của Nước Thiên Đàng và trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Đã được chép rằng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta, và chúng ta là con cái của Người Nữ Chủ ấy, tức là con cái của Mẹ chúng ta. Cả 66 quyển sách Kinh Thánh làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ.

Nếu chúng ta mong muốn được kết nhiều trái thì phải làm theo lời tiên tri trong Kinh Thánh. Người làm theo lời tiên tri sẽ giành được kết quả đầy ân huệ đã được ghi chép trong lời tiên tri. Đức Chúa Trời đang tiến hành công việc cứu chuộc theo lời tiên tri, nên chúng ta phải làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem đã đến trái đất này vì sự cứu rỗi của chúng ta và mau chóng rao truyền về ý muốn và sự mong muốn của Mẹ.

Nguồn gốc của sức mạnh để các con cái của Đức Chúa Trời nhóm lại tại Siôn vào thời đại này, đều ở trong Mẹ Giêrusalem. Các con gà con nghe tiếng của gà mái và nhóm lại. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ như thể chúng ta đã làm công việc như vậy thì sẽ rắc rối. Khi vạn sự được thạnh lợi thì điều mà Đức Chúa Trời lo lắng nhất là chúng ta có tấm lòng tự cao mà nghĩ rằng công lao đó thuộc về bản thân mình (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:10-20).

Bởi nếu chúng ta kiêu ngạo rằng “Tôi đã làm công việc này.” thì chúng ta không thể được nhận phước lành và sự cứu rỗi. Chúng ta hãy bỏ tấm lòng tự cao, tấm lòng kiêu ngạo mà làm theo phán lệnh và ý muốn của Đức Chúa Trời, để rồi được đi vào Nước Thiên Đàng. Nếu Đức Chúa Trời phán rằng thanh sạch rồi thì chúng ta đáp “Amen” và đi theo thì sẽ được. Tất thảy mọi sự dạy dỗ mà Đức Chúa Trời phán rằng đúng thì ấy đều là đúng. Chúng ta không quên sự cứu rỗi ở trong Đức Chúa Trời và tôi mong rằng Đức Chúa Trời dẫn dắt đi dâu thì chúng ta hãy làm theo để đạt tới Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.