Cho đến khi chiếc bát quý được làm ra

Jo Mun Gyeong từ Daejeon, Hàn Quốc

10,024 lượt xem

Tôi đã xem một chương trình truyền hình về một nghệ nhân bậc thầy được coi là tài sản văn hóa phi vật thể, làm ra Bangjja, một loại bộ đồ làm bằng đồng sáng bóng được rèn bằng tay của Hàn Quốc có màu hơi vàng. Bangjja chất lượng cao được sử dụng trên bàn ăn của nhà vua.

Bangjja được làm bằng kỹ thuật truyền thống có độ bền tốt nên giữ được hình dáng lâu dài, không dễ bị biến màu và càng sử dụng sẽ càng bóng hơn nữa. Gần đây, nó đã thu hút nhiều sự chú ý của nhiều người hơn vì đã được chứng minh rằng Bangjja giúp trung hòa độc tính kim loại nặng, loại bỏ độc tính và vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm. Để làm ra những món đồ đồng với những tác dụng vượt trội như vậy không chỉ đòi hỏi những kỹ năng tinh xảo cao mà còn cần một quá trình khá phức tạp.

Bước đầu tiên là nấu chảy đồng và thiếc ở nhiệt độ cao lên đến 1200 ℃ với tỷ lệ 78:22. Sau đó, kim loại nóng chảy được đúc trong khuôn đá tròn và phẳng để trở thành các miếng hợp kim. Trong quá trình này, không được có bất kỳ sai số nào về tỷ lệ, vì nếu có, hợp kim sẽ bị vỡ.

Bước tiếp theo là rèn, nghĩa là sẽ làm nóng chảy mảnh hợp kim trong lửa và đập bằng búa. Khi lặp đi lặp lại nhiều lần, kim loại hợp kim được làm phẳng theo hình dạng của một chiếc bát hoặc đĩa. Khi một chiếc bát được rèn thành công với hơn 1000 lần, nó sẽ được cho vào nước lạnh để đạt độ rắn khiến cho không bị vỡ ngay cả khi bị đập bằng búa.

Hình dạng của chiếc bát sẽ được sửa lại một lần nữa. Bước cuối cùng là mài mềm bề mặt bát đã chuyển sang màu sẫm trong lửa để có thể lộ ra màu vàng nguyên gốc. Một chiếc bát Bangjja chất lượng cao trông giống như vàng đã được tạo ra như vậy.

Tôi rất xúc động khi thấy từ khối kim loại bình thường được đưa vào và đưa ra khỏi lò nung nhiều lần, bị búa đập hàng nghìn lần rồi cuối cùng lại có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời không thể so sánh với hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, điều khiến tôi cảm động hơn cả là người nghệ nhân bậc thầy đang dùng búa đập kim loại Bangjja hết lần này đến lần khác, đổ biết bao mồ hôi trước lò nung nóng để hoàn thành một tác phẩm Bangjja.

Đôi khi ông ấy bị bỏng do kim loại nóng chảy ở nhiệt độ hàng trăm độ C, bị búa đập vào tay do vô tình và bị dính bột sắt lên mặt. Vì tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người nghệ nhân phải hoàn toàn tập trung vào từng bước của quy trình. Ông ấy có những vết chai cứng như đá trên tay và thương tích khắp cơ thể, nhưng vẫn mỉm cười với thành phẩm tuyệt đẹp và nói rằng ông ấy có thể quên đi tất cả những sự khó khăn đó.

Để trút bỏ bản thể cũ vấy bẩn tội lỗi và được khoác lên mình tấm áo đẹp đẽ lấp lánh ánh thiên thượng, mỗi người trong chúng ta đều phải chịu đựng và vượt qua những sự đau đớn. Tuy nhiên, Đấng đang hy sinh và chịu đựng nhiều đau đớn nhất với hy vọng chúng ta sẽ được sinh lại mới, chính là Cha và Mẹ trên trời. Ngài đang nỗ lực không xiết kể vì chúng ta cho đến khi tất cả chúng ta được biến hóa. Cha Mẹ đã chịu đựng biết bao đau đớn cùng trái tim nóng cháy trong suốt hàng ngàn năm chỉ vì niềm vui là tìm ra các con cái. Làm sao chúng ta có thể phàn nàn với Ngài về khó khăn của bản thân được đây?

Dù có đau đớn khi được rèn luyện trong đức tin, tôi sẽ luôn cảm tạ trong khi ghi khắc sự hy sinh của Đức Chúa Trời. Để trở thành chén lớn, tôi sẽ chịu đựng quá trình cần thiết, luôn mong muốn được sử dụng trong công việc của Đức Chúa Trời và sinh lại thành người trọn vẹn để tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời ra khắp thế giới.