Sự Dạy Dỗ của Mẹ, Sự Quan Tâm

13,503 lượt xem

Chúng ta, là những người đang nhìn trông Nước Thiên Đàng vĩnh cửu và bước trên con đường đức tin, nhất định cần phải nhìn lại từng ngày từng ngày của mình, kiểm điểm xem liệu mình có đang sống cuộc sống xứng đáng trước Đức Chúa Trời hay không. Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định (Truyền Đạo 3:1). Để có thể tự hào rằng mình đã sống cuộc đời Tin Lành với không một chút hối hận nào cả khi kết thúc cuộc sống xác thịt và đạt tới trước cánh cửa Nước Thiên Đàng, thì chúng ta cần phải sống cuộc sống ngày ngày dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời Êlôhim và vâng phục lời dạy dỗ của Ngài.

Mẹ đã ban cho mọi lời dạy dỗ thiện lành vì các con cái. Trong khi suy nghĩ về “sự quan tâm” trong số những lời dạy dỗ của Mẹ, chúng ta hãy có thời gian nhìn lại bản thân xem trong suốt cuộc đời Tin Lành, chúng ta có thực tiễn sự quan tâm yêu thương mà Cha Mẹ đã ban cho chúng ta, với những người xung quanh không.

Sự quan tâm để ý tấm lòng của đối phương

Ngày xưa, một vị tướng quân của một nước nọ bị chột một mắt. Trước khi xuất trận để cứu tổ quốc với quyết tâm quyết tử ngay trước trận chiến ác liệt, tướng quân đã muốn để lại cho hậu thế hình ảnh sinh thời của mình. Nên tướng quân đã mời họa sĩ nổi tiếng đến vẽ tranh chân dung của mình, song khi nhìn bức tranh đã hoàn thành, tướng quân không tránh nổi thất vọng tràn trề. Tuy không phải bức tranh bị vẽ sai, song ông ấy đã mong rằng khi hậu thế nhìn hình ảnh của mình thì sẽ nghĩ rằng “Tổ tiên không những dũng mãnh mà tướng mạo còn thật tuyệt vời nữa.” mà ông ấy đã rất bất mãn về một bên mắt bị che mất của mình.

Nên ông ấy lại mời một họa sĩ nổi tiếng khác. Người họa sĩ này biết rằng sở dĩ dù bức tranh lần trước được vẽ rất chuẩn theo góc độ thẩm mĩ, nhưng tướng quân lại gọi mình vẽ lại, là bởi không thích bị trông thấy chột một mắt, nên ông ấy đã vẽ hai mắt của tướng quân đều lành lặn giống nhau. Nhưng tướng quân cũng không thích bức tranh lần này. Tuy không muốn để lại hình ảnh bị chột một mắt, song tướng quân lại càng không có ý muốn để lại cho hậu thế bức chân dung không đúng với sự thật.

Lúc ấy, một cô bé họa sĩ đã tìm đến tướng quân, và tự nguyện xin vẽ tranh chân dung. Tướng quân đã bán tín bán nghi, song vì sắp phải ra chiến trường nên không còn thời gian để gọi họa sĩ khác nữa, vậy ông ấy đã cho phép. Thế mà tướng quân đã rất hài lòng với bức tranh của cô bé. Nhìn bức tranh, tướng quân đã rất vui mừng mà rằng “Giờ dù ta có chết cũng không hận gì cả. Bởi chẳng phải hậu thế sẽ ghi nhớ hình ảnh này của ta hay sao!”

Bức tranh mà cô bé vẽ là hình ảnh mặt nghiêng của tướng quân. Bản thân bức tranh là sự thật, và hình ảnh phía bên nguyên vẹn của mình được để lại cho hậu thế, nên tướng quân đã thỏa chí hết mức.

Đây chính là một phần của sự quan tâm và cũng là sự khôn ngoan. Dù các họa sĩ thiên tài vẽ bức chân dung một cách đẹp đẽ trên giấy vẽ đi chăng nữa, nhưng vì không có sự quan tâm cho nên đã không thể làm cho tướng quân hài lòng. Nếu không nắm bắt tấm lòng, thì dù có biểu hiện sự thật đi chăng nữa, chỉ để lại vết thương lòng sâu hơn nữa cho đối phương mà thôi. Cô bé tuy ít tuổi, song dường như có sức quan sát hiểu biết và quan tâm tới tấm lòng của đối phương.

Sự quan tâm tạo thành tình yêu thương trọn vẹn

Sự quan tâm nghĩa là hiểu tấm lòng của đối phương và phải biết để ý tới sự khó khăn của đối phương. Phải có sự quan tâm thì mới có thể làm cho đối phương vui mừng mà thỏa mãn. Tình yêu thương chân thật mà Kinh Thánh định nghĩa, cũng xuất phát từ sự quan tâm.

“Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng… không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi. Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép… Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.”I Côrinhtô 13:1-5, 12-13

I Côrinhtô chương 13 đang đề cập đến thuộc tính của tình yêu thương. Khi dò xem lời này, chúng ta có thể nói rằng xuất phát điểm cơ bản nhất của tình yêu thương chính là sự quan tâm. Chẳng phải có lòng quan tâm thì mới có thể bao che lỗi lầm của đối phương và có thể nhịn nhục được lâu hay sao? Đối xử nhân từ và không làm điều trái phép với đối phương cũng chỉ thực hiện được khi có lòng quan tâm.

Để sanh lại trọn vẹn thành con cái của Đức Chúa Trời, là Đấng Sự Yêu Thương, thì chúng ta cũng phải thực tiễn tình yêu thương quan tâm như thế này. Đức Chúa Trời đã phán rằng tình yêu thương là trọng hơn cả, mà hãy nhìn lại bản thân xem cho đến giờ, bản thân mình đã chia sẻ tình yêu thương cho người khác nhiều bao nhiêu, mình đã làm công việc gì có ích cho nhân loại trong ý muốn của Đức Chúa Trời chưa.

Chúng ta cũng có thể suy nghĩ về tình yêu thương quan tâm, kể cả thông qua lời ví dụ mà Đức Chúa Jêsus đã phán. Đã có một người đang đi đường, lâm vào tay kẻ cướp, bị đánh đến nửa sống nửa chết. Đúng lúc đó, những người đi đường đi qua gần đó đã phát hiện ra người ấy. Ban đầu, thầy tế lễ được người ta tôn kính và xưng là công bình, đã trông thấy người đó, chẳng bao lâu sau, người Lêvi cũng đi ngang qua cùng địa điểm ấy, song họ đã vờ như không trông thấy người đang gần chết ấy, mà trốn tránh và đi đường riêng của mình. Song, người thứ ba bắt gặp người ấy, đã rất khác. Người này là người Samari mà thường ngày bị người khác miệt thị và thậm chí còn không giao thiệp với. Ông ấy đã thương xót người lâm vào tay kẻ cướp, tiến lại gần mà chữa trị cho, rồi đem đến nhà quán mà săn sóc cho, và kể cả đến lúc đi, ông ấy thậm chí còn dặn dò chủ quán rằng “Hãy săn sóc người này, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả.”

Đức Chúa Jêsus đã hỏi rằng trong ba người đó, ai là lân cận với kẻ bị cướp. Người trông thấy người rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà làm ngơ, vờ như không thấy, và người thương xót mà chia sẻ nhân từ. Giữa hai người này, ai có thể được gọi là người lân cận chân chính đây? Đương nhiên là người sau. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Hãy đi, làm theo như vậy.” (Luca 10:25-37).

Sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại

Đức Chúa Trời đã trở thành Người Lân Cận thực sự của chúng ta giống như người Samari trong ví dụ. Đức Chúa Trời đã không làm ngơ trước chúng ta, những người bị rơi vào hoàn cảnh không tránh khỏi sự chết bởi tội lỗi, mà đã thương xót, đến gần để cứu rỗi chúng ta.

“Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.”Luca 19:10

Đức Chúa Trời đã nghĩ trước cho các con cái sẽ phải chịu hình phạt địa ngục, và thương xót chúng ta. Đức Chúa Trời quan tâm tới nỗi phiền não của các con cái đang rên rỉ trong nỗi đau sự chết, hơn là tới sự bình an của Ngài, và vì các con cái rơi vào hoàn cảnh không tránh khỏi sự chết đời đời, Đức Chúa Trời đã mặc xác thịt mà đến tận trái đất này, xẻ thịt đổ huyết của Ngài, cho các con cái ăn thịt và huyết ấy để cứu sống tất thảy và dẫn đến con đường sự sống đời đời. Nếu Đức Chúa Trời đã không ban tình yêu thương quan tâm như vậy cho chúng ta, thì chúng ta đã không thể nhận được lời hứa sự sống đời đời lẫn Nước Thiên Đàng (Tham khảo: Hêbơrơ 2:14-15, Giăng 6:53-58, Mathiơ 26:17-28).

“… hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời. Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước…”II Phierơ 1:3-11

Đức Chúa Trời mong muốn các con cái cũng dự phần bổn tánh của Đức Chúa Trời và thực tiễn tình yêu thương quan tâm. Chúng ta hãy lấp đầy tâm linh chúng ta bởi đức tin cùng với sự nhân đức, sự học thức, sự tiết độ, sự nhịn nhục, sự tinh kính, tình yêu thương anh em và lòng yêu mến. Trong cuộc sống tiết độ, cuộc sống nhịn nhục, cuộc sống có đức tin, cuộc sống có tình yêu thương anh em và lòng yêu mến, chắc chắn sẽ có các trái đi theo. Đức Chúa Trời đã phán rằng người không có được đức mục này chẳng khác nào người mù phần linh hồn, không thể hiểu ra dù được nhìn rất nhiều câu Kinh Thánh, và là người quên mất sự thật rằng Đức Chúa Trời đã làm cho sạch tất thảy tội lỗi quá khứ đã qua của mình.

Để tha cho tội lỗi đỏ như hồng điều của chúng ta, Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã ban cho chúng ta, là các con cái, sự quan tâm lớn lao đến mức nào đây? Nếu Đức Chúa Trời đã chỉ nghĩ tới sự an nguy của Ngài trước, và đã chỉ ngự ở vương quốc trên trời thôi, thì Ngài đã không cần phải chịu nỗi nhục thập tự giá, chịu bị chế giễu và nhạo báng từ loài người giống như con sâu, như con giòi bọ. Đức Chúa Trời đáng nhận lấy tán dương và thờ lạy từ ngàn vạn thiên sứ và các linh vật vũ trụ, cùng được hưởng tôn quý và vinh hiển, đã nghĩ trước tới các con cái rơi vào hoàn cảnh không tránh khỏi sự chết, nên đã nhịn nhục tất thảy mọi đau khổ.

Chúng ta cũng phải chia sẻ tình yêu thương quan tâm cho cả loài người, cả về phần xác lẫn phần linh hồn, bằng tấm lòng như thế của Đức Chúa Trời. Công việc các thánh đồ Siôn đang xem xét và giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn của những người lân cận, theo tấm gương và lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời Mẹ, cũng chính là sự quan tâm. Vì quan tâm tới sự đói, sự khát, hoàn cảnh đau ốm và khó khăn của người lân cận, nên mới có thể giúp đỡ được họ.

Hơn nữa, có thể nói rằng sự rao truyền lời Đức Chúa Trời và giúp đỡ đời đời cho người lân cận, cùng với tình yêu thương phần xác giúp đỡ người lân cận một chốc lát trong cuộc đời nhân sinh ngắn ngủi, chính là sự quan tâm và tình yêu thương phần linh hồn. Tình yêu thương làm xoa dịu cơn đói một chốc lát đương nhiên cũng là tình yêu thương, song tình yêu thương có thể cùng nhau đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu mới là thật sự và có giá trị hơn nữa. Là con cái của Đức Chúa Trời thì phải biết nghĩ trước cho đối phương hơn là sự an nguy của bản thân mình, giống như Đức Chúa Trời đã đích thân làm gương, và cũng phải nhẫn nhịn bằng tấm lòng thương xót những linh hồn sẽ phải bị chịu đau đớn trong sự hủy diệt đời đời, và hãy hướng dẫn họ vào con đường Nước Thiên Đàng.

Hãy thực tiễn tình yêu thương quan tâm cứu rỗi linh hồn

Giống người lâm vào tay kẻ cướp mà đang gần chết, xung quanh chúng ta cũng có vô số linh hồn không tránh khỏi bị đi vào địa ngục đời đời nếu bị bỏ mặc. Có thể coi rằng đại đa số nhân sinh nhân loại ở trên trái đất này, đều là những người bị lâm vào tay kẻ cướp và bị bỏ mặc. Dù nhìn thấy những người như vậy mà các anh chị em sẽ làm giống như thầy tế lễ hoặc người Lêvi bàng quan và đi ngang qua hay sao? Hay các anh chị em sẽ giống như người Samari, quan tâm tới họ, và dốc lòng vào việc cứu rỗi các linh hồn đó đây?

Thầy tế lễ và người Lêvi đã vô tâm trước người gần chết. Nếu đã quan tâm thì họ đã lung lay người ấy để xem có bị thương chỗ nào không, và cũng đã hỏi xem người ấy có ổn không. Phải suy nghĩ xem giờ chúng ta có đang sinh hoạt cao ngạo chỉ biết đến bản thân mình giống như họ không, có đang sinh hoạt vô tâm giống như họ không.

Đức Chúa Trời cũng đã đến tận trái đất này với tấm lòng quan tâm suy nghĩ trước tới sự an toàn linh hồn của các con cái. Hãy nhìn xem xung quanh bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải có tấm lòng ân huệ giống người Samari, biết quan tâm và giúp đỡ các linh hồn đang chạy tới con đường sự chết trong khi không biết đến thế giới trên trời vĩnh cửu. Tấm lòng quan tâm cho biết về con đường cứu rỗi linh hồn, chính là tấm lòng mà Đức Chúa Trời thật sự mong đợi.

Thuộc tính tình yêu thương của Đức Chúa Trời là đời đời, nên Đức Chúa Trời đã dặn chúng ta hãy chia sẻ cho muôn dân thế gian tình yêu thương đời đời hơn là tình yêu thương tức thời chỉ một chốc lát. Nếu muốn sống cuộc sống không hối hận kể cả sau khi đã đạt tới Nước Thiên Đàng, thì hãy chia sẻ tình yêu thương quan tâm giống người Samari thiện lành, theo lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải gieo trồng tình yêu thương của Đấng Christ, và gieo trồng sự trông cậy Nước Thiên Đàng trong những tâm linh đang khát phần linh hồn, để mở con đường Nước Thiên Đàng vinh hiển cho tất thảy nhân loại.

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương… nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.”I Giăng 4:7-11

Sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời. Vì đến từ Đức Chúa Trời, nên trong đó có chứa sức mạnh vĩ đại.

Sự yêu thương làm cho người nữ yếu đuối trở thành người mẹ mạnh mẽ, cũng chuyển đổi người nhát gan run rẩy trong sợ hãi thành dũng sĩ dũng cảm vô song. Đức Chúa Trời, là Sự Yêu Thương, đã làm biến hóa chúng ta bởi chính sự yêu thương ấy. Ngài đã chuyển đổi tội nhân thành người công bình, người sẽ không được cứu rỗi thành người sẽ được cứu rỗi, chuyển đổi sự tồn tại yếu đuối và không ra chi thành sự tồn tại đặc biệt và tuyệt vời.

Chúng ta đừng bỏ mặc những linh hồn đáng thương xung quanh chúng ta bởi suy nghĩ rằng “Vì đó là người không tin Đức Chúa Trời, vì đó là người theo đạo khác.” mà hãy quan tâm tới tất thảy họ, dẫn dắt họ đang đường sai lầm vào con đường của sự cứu rỗi đời đời.

Cha Mẹ đã mặc xác thịt và đến trái đất này để cứu rỗi các con cái. Ngài đã không quản ngại sự chế giễu và bắt bớ, lại bước trên đường đau đớn, vậy mà Ngài đã không hề trách tội chúng ta. Tất thảy đều là sự quan tâm dành cho chúng ta.

Không với tình yêu thương quan tâm, thì không thể nào đi theo đến cuối cùng dấu chân của Cha Mẹ, là Đấng đã bước đi trên con đường hy sinh vì chúng ta, là các tội nhân. Là người đã được nhận tình yêu thương cao quý và thanh cao của Cha Mẹ, thì giờ chúng ta cũng phải biết chia sẻ tình yêu thương đã được nhận ấy. Mong các người nhà Siôn đều rao truyền cho muôn dân khắp thế giới và thực tiễn tình yêu thương quan tâm mà Cha Mẹ đã giáo huấn và đích thân thực tiễn, để hướng dẫn nhiều linh hồn vào con đường của sự cứu rỗi.