Công việc vĩ đại nhất

7,391 lượt xem

Đời này có nhiều công việc và nghề nghiệp đa dạng. Trong số đó, cũng có rất nhiều công việc vĩ đại mang lại hữu ích cho người ta, làm thức tỉnh tinh thần thời đại và đáng kẻ một nét trong lịch sử. Vậy thì, công việc nào là công việc vĩ đại nhất?

Đức Chúa Trời thật sự rất vĩ đại. Vì thế hết thảy mọi công việc mà Đức Chúa Trời vĩ đại kinh doanh và dẫn dắt rõ ràng là công việc vĩ đại. Thế mà trong số các công việc vĩ đại mà Đức Chúa Trời tiến hành, có công việc mà Ngài giao phó cho chúng ta. Đó chính là công việc truyền đạo mà Ngài phán rằng “Hãy truyền bá Tin Lành cho hết thảy muôn dân khắp thế giới.” (Mathiơ 24:14).

Các công việc thế gian tuy cũng có giá trị và có ý nghĩa của nó, nhưng vinh hiển ấy chỉ có một chốc lát rồi lại biến đi mất. Tuy nhiên, “công việc rao truyền Tin Lành” mà Đức Chúa Trời ủy nhiệm cho chúng ta là sứ mạng sẽ tỏa sáng đời đời mãi mãi (Đaniên 12:3). Công việc này là công việc mà các thiên sứ trên trời hoặc các linh vật dù có muốn cũng không được làm. Đây là chức vụ đặc biệt và quý báu được ban cho duy chỉ các con cái được thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời mà thôi.

Truyền đạo – Công việc vĩ đại nhất

Thông qua Kinh Thánh, chúng ta hãy dò xem công việc mà Đức Chúa Trời làm khi Ngài đến trái đất này là gì.

“Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.” Luca 19:10

Mục đích Đức Chúa Jêsus từ trời đến tận trái đất này là để tìm và cứu rỗi kẻ bị mất. Đức Chúa Trời vĩ đại nhất thậm chí đã mặc áo xác thịt mà đến trái đất này, và công việc vĩ đại nhất mà Ngài muốn hoàn thành chính là công việc tìm các con cái bị mất ở trên trời bởi tội lỗi và dẫn dắt đến sự tha tội và sự sống đời đời.

Đức Chúa Jêsus cũng đích thân làm gương về sự rằng phải thực hiện công việc vĩ đại nhất này bằng cách nào.

“Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó. Simôn cùng đồng bạn đi tìm Ngài. Khi kiếm được thì thưa rằng: Hết thảy đương tìm thầy. Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến.” Mác 1:35-38

Vào buổi sớm mai khi trời còn chưa sáng, Đức Chúa Jêsus đã thức dậy, cầu nguyện và đi từng ngôi làng để truyền đạo. Và Ngài đã phán lời rằng “Ta đây đã đến vì việc này!”

Tại lời phán trong Tin Lành Luca, đã được phán rằng mục đích Đấng Christ đến trái đất này là vì “sự cứu rỗi”, còn trong Tin Lành Mác, đã được phán rằng mục đích ấy là để “truyền đạo”. Tại đây, chúng ta có thể giành được lời đáp rằng công việc quan trọng và vĩ đại nhất mà chúng ta phải làm vì sự cứu rỗi nhân loại chính là truyền đạo. Công việc truyền đạo mà chúng ta đang làm bây giờ là công việc vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời vĩ đại nhất thực hiện vì sự cứu rỗi của chúng ta.

Công việc truyền đạo được giao phó cho người Ngài xét là xứng đáng

Truyền đạo không phải là công việc được ban cho bất kỳ ai. Nếu như phải sai ai đó làm công việc truyền đạt đồ vật có giá trị lớn, thì quý vị sẽ nhờ ai? Sẽ không một ai nhờ người qua đường lạ mặt mà mình đã chưa từng gặp cả. Kể cả trong số các con cái thì công việc thể ấy sẽ được giao phó cho con cái vững chắc nhất, đáng tin và tuân thủ tốt lời của cha mẹ.

Đức Chúa Trời cũng vậy, Ngài không giao nhiệm vụ truyền đạo cho bất kỳ ai, nhưng chỉ nhờ các con cái được Ngài xét là xứng đáng mà thôi.

“Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành…” I Têsalônica 2:4

Xét về phần linh hồn thì truyền đạo là công việc dẫn dắt tội nhân bị định phải chết đến con đường cứu rỗi, nên thực sự là nhiệm vụ trọng đại thay. Giống như không giao phó việc quan trọng cho bất kỳ ai, thì sứ mệnh rao truyền Tin Lành cũng chỉ được giao cho người nhận ra và hiểu biết trọn vẹn về giá trị của sự cứu rỗi thôi. Đức Chúa Trời đã giao phó sứ mệnh lớn lao này cho chúng ta, chứ không phải bất cứ ai khác. Điều đó là bằng chứng cho sự thật rằng Ngài tin tưởng và tín nhiệm chúng ta vững chắc đến mức ấy.

“Trông cậy sự sống đời đời, là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước, tới kỳ chỉ định, Ngài đã bày tỏ lời của Ngài ra bởi sự giảng dạy, là sự ta đã chịu giao phó theo mạng lịnh Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta.” Tít 1:2-3

Đức Chúa Trời đến trái đất này để thi hành công việc vĩ đại nhất đã bày tỏ lời phán ấy thông qua truyền đạo, và Ngài đã giao phó công việc vĩ đại ấy cho chúng ta. Ai sẽ có thể rao truyền cho muôn dân thế gian về lẽ thật giao ước mới của sự sống đời đời, và về Đức Chúa Trời Êlôhim đến để cứu rỗi chúng ta đây? Duy chỉ các người nhà Siôn chúng ta, là những người được Đức Chúa Trời xét là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, mới có thể làm được mà thôi.

Vào triều đại Chosun, Hàn Quốc, các hoàng tử và công chúa nhận sự giáo dục đặc biệt không giống như những người dân bình thường. Đặc biệt, trường hợp của thái tử sẽ kế thừa ngôi vua còn hơn thế nữa. Ngoài việc làm quen với kinh thư Nho giáo và lịch sử, họ còn phải nhận từng một giáo dục nghiêm khắc về phép lịch sự, cách đi đứng và cho tới cả hành động nữa, và nếu không tham dự giáo dục đúng đủ thì cũng có thể bị mất tư cách thái tử nữa. Đối với thái tử, ấy là chuỗi thử thách, nhưng hết thảy mọi quá trình ấy là để hầu cho sau này thái tử trở thành vị vua tuyệt vời.

Công việc truyền đạo mà bây giờ chúng ta đang làm cũng vậy, không phải là công việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Truyền đạo là sứ mệnh mà Đức Chúa Trời ban cho để làm cho chúng ta trở nên “thầy tế lễ nhà vua” sẽ được thừa hưởng cơ nghiệp trên trời. Nên Ngài đã giao phó công việc vĩ đại thỏa đáng với điều đó cho những người kế tự Nước Thiên Đàng.

Nếu chúng ta không coi trọng chức vụ của người truyền đạo thì ấy giống như thái tử không hề gắng sức trong việc rèn luyện tư chất của vua. Người thể ấy giống như Êsau, người đã coi khinh quyền trưởng nam mà bán cho em mình là Giacốp. Vị trí quý báu được sắm sẵn cho bản thân người ấy sẽ bị chuyển giao cho người khác.

Người không nhận ra tầm quan trọng của truyền đạo rốt cuộc chẳng khác nào người đã giấu một talâng dưới đất (Mathiơ 25:14-30). Dù ấy là công việc mà chúng ta đáng phải làm, nhưng liệu chúng ta có đang coi công việc vĩ đại mà Cha Mẹ giao phó cho là nhỏ hơn công việc thế gian chăng, liệu chúng ta có tinh thần giống như của Êsau coi khinh phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho chăng? Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình.

Hãy rao truyền thay Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm cho chúng ta trách nhiệm và quyền hạn có thể rao truyền Tin Lành thay Đức Chúa Trời.

“Khỏi bảy ngày, có lời của Đức Giêhôva phán cùng ta như vầy: Hỡi con người, ta đã lập ngươi lên đặng canh giữ nhà Ysơraên; khá nghe lời từ miệng ta, và thay ta răn bảo chúng nó.” Êxêchiên 3:16-17

Chức vụ của người truyền đạo chính là thay Đức Chúa Trời răn bảo người ta. Đức Chúa Trời đã giao phó tư cách và quyền thế có thể thay Đức Chúa Trời cho những người truyền đạo chứ không phải cho ai khác.

Kể cả vua của một nước cũng không trao quyền thế có thể thừa hành chức vụ của bản thân cho bất cứ ai. Vua ủy nhiệm quyền hạn ấy cho người mà vua đã chọn lựa sau khi khổ tâm lâu dài. Giống như vậy, những người mà Đức Chúa Trời lựa chọn giữa muôn dân để rao truyền lời Ngài ra khắp thế gian chính là chúng ta.

Vì là công việc thay Đức Chúa Trời làm thức tỉnh người ta, nên hình ảnh của chúng ta – những người rao truyền lời, cũng phải thánh, chân thật và có phẩm cách. Khi rao truyền Tin Lành thì sẽ được gặp nhiều loại người đa dạng, đôi khi cũng có những người không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và chống đối. Nhưng nếu chúng ta biểu lộ tâm tình bất tiện hoặc nói năng khinh suất bởi cớ đối phương không tiếp nhận lẽ thật ngay, thì sao có thể nói rằng thay Đức Chúa Trời được đây?

Chúng ta hãy suy nghĩ trước xem nếu Đức Chúa Trời trực tiếp rao truyền thì Ngài sẽ làm thế nào. Tin tức phước lành này mà Đức Chúa Trời phán bảo hãy rao truyền là thứ quý báu đến mức không thể tính ra giá trị. Đối với Tin Lành có giá trị và có ý nghĩa này, chúng ta phải rao truyền một cách có giá trị và có ý nghĩa.

Sứ đồ Phaolô đã sống cuộc đời truyền đạo

Sứ đồ Phaolô đã sống cuộc đời đức tin mà bất cứ ai nếu là người tin vào Đức Chúa Trời cũng phải ngưỡng mộ. Sau khi tiếp nhận Đấng Christ trên đường đi đến thành Đamách, cả đời ông đã dốc hết lòng vào công việc truyền đạo giống như Đức Chúa Jêsus đã làm.

“Phải bền đỗ và tỉnh thức trong sự cầu nguyện, mà thêm sự tạ ơn vào. Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho tôi được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, vì lẽ đó mà tôi bị xiềng xích.” Côlôse 4:2-3

Sứ đồ Phaolô đã khuyên nhủ các thánh đồ rằng hãy tỉnh thức trong sự cầu nguyện, nhưng hơn bất cứ sự nào khác, hãy luôn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ một cách dạn dĩ. Trong lời cầu nguyện của ông, cũng không ngừng ngớt lời cầu khẩn xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo. Đó là bởi ông đã hiểu biết sâu sắc trong tấm lòng về sự thật rằng công việc vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời vĩ đại nhất giao phó cho chúng ta chính là truyền đạo.

“Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời… Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.” II Timôthê 4:1-5

Kể cả trong bức thư gửi cho Timôthê, sứ đồ Phaolô cũng khuyến cáo rằng hãy luôn gắng sức trong công việc truyền bá lời của Đức Chúa Trời bất luận gặp thời hay không gặp thời. Ông đã nhấn mạnh rằng không phải là rao truyền chỉ khi có cơ hội rao truyền, mà là hãy làm hết chức vụ của người truyền đạo vào bất cứ lúc nào.

Bản thân Phaolô cũng một mực dồn hết toàn tâm toàn lực vào công việc truyền bá lời của Đức Chúa Trời. Ông đã quyết tâm kể cả sự chết nếu là vì Tin Lành của Đức Chúa Trời (Công Vụ Các Sứ Đồ 21:13). Ông đã năm lần bị đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị chìm tàu, ở trong biển sâu một ngày một đêm, đã không quản khó nhọc vất vả (II Côrinhtô 11:23-27). Dù phải chịu nhiều khổ sở, nhưng ông không hề sợ hãi và không hề khuất phục trước bất kỳ nghịch cảnh nào.

Mão triều thiên của sự công bình được sắm sẵn cho chúng ta

Không chỉ riêng Phaolô mà còn có rất nhiều nhân vật vĩ đại trong Kinh Thánh mà chúng ta cần phải noi theo, kể từ Đức Chúa Jêsus đến để cứu rỗi chúng ta cho đến Phierơ và Giăng. Cuộc đời của các nhân vật ấy được chắp nối bởi các công việc truyền đạo. Khi hiểu ra rằng trong số hàng vạn công việc có thể làm trên đất này, chính công việc truyền đạo mới là công việc vĩ đại nhất, thì các người truyền đạo Tin Lành đã không thể yên lặng thậm chí trong chốc lát.

“Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.” II Timôthê 4:6-8

Dự cảm rằng kỳ qua đời của mình gần đến, Phaolô đã nhìn lại cuộc sống của mình và tự hào rằng mình đã sống có giá trị. Ông đã nói bằng giọng tràn đầy xác tín rằng vì mình đã nhắm mục tiêu trên trời và siêng năng chạy vì sứ mệnh vĩ đại nhất, là rao truyền ý muốn chí thánh của Đức Chúa Trời cho mọi người, nên giờ mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho bản thân mình. Ấy là ông đã hồi tưởng lại cuộc sống của bản thân đã sống không chút ân hận nào trong khi một mực trông cậy Nước Thiên Đàng.

Trên thế gian có rất nhiều nghề nghiệp, nhưng hết thảy chỉ là các công việc cần thiết trong trái đất nhỏ bé này mà thôi. Tuy nhiên, nhiệm vụ truyền đạo mà Đức Chúa Trời giao phó cho chúng ta thì không như vậy. Chúng ta không nên coi thế giới trông thấy bằng mắt là toàn bộ giống như họ, mà chúng ta phải trở nên những người chuẩn bị trước thế giới đời đời mà chúng ta sẽ đi vào.

Đức Chúa Trời dặn dò chúng ta rao truyền Tin Lành không phải là để ban cho chúng ta phước lành một chốc một lát đâu, mà là để ban cho phước lành đời đời. Đức Chúa Trời mong muốn các con cái được nhận phước lành Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. So với phần thưởng mà chúng ta sẽ được nhận trên Nước Thiên Đàng thì chức vụ truyền đạo là công việc thật quá nhỏ bé. Vinh hiển sẽ hiện ra cho chúng ta trong tương lai lớn lao đến mức sự đau đớn bây giờ chẳng thể nào so sánh nổi, thế nên các sứ đồ nhận biết ra điều này đã gắng sức trong công việc truyền đạo hơn bất cứ việc nào (Rôma 8:18).

Chúng ta thời đại này đã nhận được sứ mệnh truyền đạo rao truyền lời của Đức Chúa Trời cho hết thảy nhân loại. Mong rằng hết thảy chúng ta tham dự vào công việc vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời giao phó cho chúng ta hơn là bàng quan và khoanh tay đứng nhìn, nhờ đó được trở thành các con cái nhận mão triều thiên của sự công bình.

Truyền đạo là nhiệm vụ vĩ đại được ban cho người vĩ đại nhất. Giống như sứ đồ Phaolô, chúng ta hãy có đức tin có thể tự hào vào lúc cuối đời rằng “Giờ mão triều thiên của sự công bình đang chờ đợi tôi.” Mong các người nhà Siôn chúng ta có thể rao truyền tin tức của sự sống đẹp đẽ của Đức Chúa Trời tại vị trí của mỗi chúng ta, nhân viên truyền ở công sở, sinh viên truyền ở đại học, bộ đội truyền ở quân đội, nội trợ truyền cho hàng xóm.