Tôn kính thập tự giá của Babylôn

13,638 lượt xem

Gần đây đang tăng thêm rất nhiều người nhà Nước Thiên Đàng nhận thức lẽ thật và chuyển bước chân vào Siôn. Thế mà có một lời mà những vị lần đầu thăm viếng Hội Thánh của Đức Chúa Trời luôn nói mà không bỏ sót. Rằng ở đây không trông thấy thập tự giá mà đương nhiên phải có nếu là hội thánh.

Nói đến “hội thánh” thì ai cũng nghĩ tới thập tự giá như là thường thức. Tuy nhiên, trên thực tế, Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus đã thành lập và các sứ đồ đi theo không bao giờ dựng lên thập tự giá, và cũng không có giáo lý coi thập tự giá như là đối tượng hoặc là biểu tượng của tín ngưỡng. Bởi vậy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời vừa làm theo lẽ thật của Hội Thánh sơ khai vừa giữ điều răn của Đức Chúa Trời, không dựng lên thập tự giá ở bên trong Hội Thánh.

Lịch sử tôn kính thập tự giá

Đại đa số hội thánh ngày nay dựng lên thập tự giá ở đỉnh tháp hoặc bên trong hội thánh, và rất nhiều người coi thập tự giá như là vật biểu tượng của hội thánh. Thế thì kể từ khi nào đã bắt đầu dựng lên thập tự giá trong hội thánh vậy?

Xem lịch sử Hội Thánh thì có ghi chép rằng vào khoảng năm 431 SCN thập tự giá lần đầu được du nhập vào bên trong hội thánh với hình thái vật gắn vào, vào khoảng năm 568 SCN thập tự giá đã được dựng lên trên đỉnh tháp hội thánh. Nghĩa là kể từ thời điểm trải qua bốn, năm trăm năm sau khi Đức Chúa Jêsus kết thúc công cuộc Tin Lành và thăng thiên, thì người ta mới bắt đầu dựng lên thập tự giá ở trong hội thánh.

Trong Kinh Thánh, không thể phát hiện dù là một chứng cớ nào rằng phải dựng lên thập tự giá ở trong Hội Thánh. Các sứ đồ đã nhận sự dạy dỗ từ Đức Chúa Jêsus và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã không dựng lên thập tự giá, cũng không hề dạy dỗ giáo lý về điều ấy. Thế rồi, sau thời đại sứ đồ, hội thánh bại hoại và tha hóa nên đã tiếp nhận nghi thức tôn giáo của các ngoại đạo, và kể từ khi đó, bắt đầu dựng lên thập tự giá ở trong hội thánh.

Đi ngược thêm nữa thì có thể tìm ra nguồn gốc của thập tự giá từ Babylôn cổ đại. Để tôn kính Thammu, Babylôn cổ đại đã sử dụng chữ “T” là chữ cái đầu tiên của tên ấy như là vật biểu tượng mang tính tôn giáo. Điều này được truyền bá đến tận Êdíptô, nên khi xem bia đá hoặc bích họa cổ đại thì có thể phát hiện hình những thần Êdíptô hay vua đều cầm thập tự giá trong tay. Thập tự giá cũng mang lại ảnh hưởng cho cả tôn giáo của Asiri hoặc La Mã cổ đại, nên ngay từ trước khi Christ giáo vào trong La Mã thì các thầy tế lễ của La Mã ngoại đạo đã đeo thập tự giá trên cổ rồi. Ngoài ra, từ cổ đại, thập tự giá đã được dựng ở trước mồ như là bùa dành cho người chết, và cũng được sử dụng như là khung tử hình ở nhiều nước gồm La Mã.

Những người Tây Ban Nha từng chinh phục Mexico đã quá đỗi ngạc nhiên khi phát hiện ra thập tự giá trong đền chùa của văn minh Aztec cổ đại – nơi mà Christ giáo chưa được truyền bá đến. Dù chỉ xem ghi chép tư liệu thể này cũng đủ để hiểu rằng thập tự giá phi Kinh Thánh dường bao. Thập tự giá đã là đối tượng tôn kính của các ngoại đạo kể từ rất lâu trước khi các Cơ Đốc nhân coi nó là vật biểu tượng của hội thánh.

Môise và Đức Chúa Jêsus được kết nối như là móc xích của lời tiên tri

Đức Chúa Trời đã cảnh báo trước sẵn về sự tôn kính thập tự giá thông qua lịch sử quá khứ. Hãy dò xem thông qua Kinh Thánh về lời tiên tri này.

Môise và Đức Chúa Jêsus được kết nối như là móc xích mang tính tiên tri. Môise là nhân vật biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus Christ, nên khi chúng ta dò xem công việc của Môise thì có thể biết được những việc mà Đức Chúa Jêsus Christ sẽ phải chịu đựng và kể cả vấn đề Ngài sẽ qua đời trên thập tự giá.

“Từ giữa anh em ngươi, Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy!” Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:15

Hãy xác minh xem “một đấng tiên tri như ta” mà Môise nói đến, tức là một đấng tiên tri như Môise mà Đức Chúa Trời sẽ lập lên là ai.

“Hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Ðấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Jêsus, mà trời phải rước về cho đến kỳ muôn vật đổi mới, là kỳ mà Ðức Chúa Trời thuở xưa đã phán trước bởi miệng các thánh tiên tri. Môise có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn. Hễ ai không nghe Ðấng tiên tri ấy sẽ bị truất khỏi dân sự. Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa.” Công Vụ Các Sứ Ðồ 3:20-24

Lời trong Phục Truyền Luật Lệ Ký rằng sẽ lập lên “một đấng tiên tri như ta” được đề cập đến y nguyên kể cả trong Công Vụ Các Sứ Đồ. Đấng tiên tri như Môise được nói đến tại đây có nghĩa là Đức Chúa Jêsus. Thế rồi đã được phán rằng “Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Samuên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa.” mà đây là lời rằng hết thảy các đấng tiên tri trong Kinh Thánh đều đã tiên tri về sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa, và Đức Chúa Jêsus phải đến đất này thì mọi lời tiên tri ấy mới được ứng nghiệm.

Môise và Đức Chúa Jêsus được đặt trong mối quan hệ hình bóng và thật thể. Công việc của Môise là đầu mối mang tính tiên tri quan trọng cho biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ phải đến sẽ dẫn dắt công cuộc Tin Lành bằng cách nào. Trong số đó, hãy dò xem công việc của Môise liên quan đến sự kiện thập tự giá của Đức Chúa Jêsus, và hãy xác minh xem lịch sử đương thời Môise đã được áp dụng thế nào đối với Đức Chúa Jêsus.

“Vả, khi đó, dân Amaléc đến khiêu chiến cùng Ysơraên tại Rêphiđim. Môise bèn nói cùng Giôsuê rằng: Hãy chọn lấy tráng sĩ cho chúng ta, ra chiến đấu cùng dân Amaléc; ngày mai ta sẽ đứng nơi đầu nổng, cầm gậy của Đức Chúa Trời trong tay. Giôsuê bèn làm y như lời Môise nói, để cự chiến dân Amaléc; còn Môise, Arôn và Hurơ lên trên đầu nổng. Vả, hễ đương khi Môise giơ tay lên, thì dân Ysơraên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân Amaléc lại thắng hơn. Tay Môise mỏi, Arôn và Hurơ bèn lấy đá kê cho người ngồi, rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn. Giôsuê lấy lưỡi gươm đánh bại Amaléc và dân sự người.” Xuất Êdíptô Ký 17:8-13

Trong trận chiến giữa Ysơraên và Amaléc, khi Môise giơ tay lên thì Ysơraên thắng lợi, nhưng khi Môise xụi tay xuống thì Amaléc chiếm ưu thế hơn. Thế rồi Arôn và Hurơ đỡ tay Môise lên, nhờ đó Ysơraên đã thắng lợi sau cùng. Điều này là lời tiên tri về sự rằng bởi Đức Chúa Jêsus Christ bị treo trên thập tự giá và qua đời mà những người dân Ysơraên phần linh hồn bị trói trong xiềng xích của Satan sẽ được thắng lợi, được nhận lãnh phước lành sự tha tội và sự sống đời đời (Giăng 12:31-33, Khải Huyền 12:9).

Sự kiện con rắn đồng và thập tự giá

Trong Kinh Thánh, có ghi chép về một công việc khác của Môise tiên tri về lịch sử Đức Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá. Đây là sự kiện xảy ra trong lộ trình đồng vắng khi người dân Ysơraên đi hướng tới xứ Canaan đượm sữa và mật dưới sự chỉ đạo của Môise.

“… Vậy, dân sự nói nghịch cùng Ðức Chúa Trời và Môise mà rằng: Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Êdíptô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy. Ðức Giêhôva sai con rắn lửa đến trong dân sự, cắn dân đó đến đỗi người Ysơraên chết rất nhiều. Dân sự bèn đến cùng Môise mà nói rằng: Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Ðức Giêhôva và người. Hãy cầu xin Ðức Giêhôva, để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi. Môise cầu khẩn cho dân sự. Ðức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy làm lấy một con rắn lửa, rồi treo nó trên một cây sào. Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Vậy, Môise làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống.” Dân Số Ký 21:4-9

Người dân Ysơraên phải đi vòng đường xa thay vì đường gần nên đã trút ra lời lằm bằm hướng tới Đức Chúa Trời và Môise. Phẫn nộ bởi điều này, Đức Chúa Trời đã sai các con rắn lửa cắn dân sự. Phải đến lúc đó dân sự mới ăn năn, và Môise cầu khẩn lên Đức Chúa Trời phương pháp để cứu dân sự. Lúc này, điều mà Đức Chúa Trời cho biết như là phương pháp cứu sống những người bị rắn lửa cắn, chính là làm một con rắn bằng đồng rồi treo nó trên một cây sào. Kết quả làm y như vậy là đã xảy ra sự việc đáng ngạc nhiên rằng bất cứ ai nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống.

Người dân Ysơraên giữ được tính mạng nhờ nhìn con rắn đồng, đã coi con rắn đồng là linh vật có năng lực thần thông. Dân sự nghĩ rằng con rắn đồng đã cứu bản thân mình, trong khi không nhận ra rằng mình được sống bởi lời của Đức Chúa Trời phán rằng “Nếu ai bị cắn và nhìn con rắn đồng, thì sẽ được sống.”, nên đã hầu việc con rắn đồng đến tận thời đại Êxêchia.

“Người làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva y như Đavít, tổ phụ người, đã làm. Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các Asêra, và bẻ gãy con rắn đồng mà Môise đã làm; bởi vì cho đến khi ấy dân Ysơraên xông hương cho nó. Người ta gọi hình rắn ấy là Nêhutan (miếng đồng). Êxêchia nhờ cậy nơi Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên; nên trong các vua sau người, hoặc trong những vua trước người, chẳng có một ai giống như người. Người tríu mến Đức Giêhôva, không xây bỏ Ngài, song gìn giữ các điều răn mà Đức Giêhôva đã truyền cho Môise. Đức Giêhôva ở cùng người; hễ người đi làm sự gì, đều được thành tựu…” II Các Vua 18:3-7

Trong Kinh Thánh có ghi chép lịch sử Êxêchia, người giữ Lễ Vượt Qua, trong quá trình phá hủy vô số hình tượng mà mình đã hầu việc trong khi không hề biết trong quá khứ, đã phá hủy kể cả con rắn đồng nữa. Từ thời đại Môise đến tận thời đại Êxêchia đã trải qua khoảng độ 800 năm, nhưng dân sự đã tôn kính con rắn đồng cho đến tận lúc này.

Đức Chúa Trời đã khen ngợi Êxêchia là “người tríu mến Đức Chúa Trời, gìn giữ trọn vẹn các điều răn mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Môise”, và đã ban phước lớn cho người. Nếu như sự bẻ gãy con rắn đồng đã không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời thì chẳng những Ngài không ban phước, mà đã giáng xuống hình phạt rồi. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã ban phước lành lớn cho Êxêchia, và còn bảo vệ nước Giuđa mà người trị vì nữa. Không lâu sau, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ đến với quân đội Asiri 185.000 người xâm chiếm Giuđa và đã hủy diệt họ trong vòng một đêm (II Các Vua 19:34-35).

Sở dĩ người dân Ysơraên tôn kính con rắn đồng được làm vào thời đại Môise cho đến tận thời đại Êxêchia là bởi vì đã có đức tin sai lầm rằng mình đã được cứu rỗi bởi con rắn đồng. Họ được sống là bởi vì năng lực linh nghiệm của con rắn đồng chăng? Tuyệt đối không phải như vậy. Lời phán của Ðức Chúa Trời rằng “Nếu ai bị cắn và nhìn con rắn đồng, thì sẽ được sống.” đã cứu sống họ, chứ không phải con rắn đồng chẳng qua chỉ là một miếng đồng đã cứu sống họ đâu.

“… Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy.” Giăng 3:12-14

Đã được phán rằng “Xưa Môise treo con rắn đồng lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người, tức là Đức Chúa Jêsus, cũng phải bị treo lên dường ấy.” Có thể biết rõ ràng rằng sự kiện Môise treo con rắn đồng với sự Đức Chúa Jêsus Christ bị treo lên thập tự giá được liên kết bởi mối quan hệ hình bóng và thật thể.

Giống như người dân Ysơraên hầu việc con rắn đồng đời nối đời trong khi quên mất quyền năng lời của Đức Chúa Trời, vào ngày nay cũng vậy, những người xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời đang tôn kính thập tự giá suốt năm tháng gần 2.000 năm. Sự tồn tại cứu rỗi chúng ta không phải là thập tự giá bằng gỗ, nhưng là Đấng Christ đã hy sinh trên thập tự giá. Thập tự giá chẳng qua chỉ là khung tử hình của thời đại La Mã, khiến Đức Chúa Jêsus đau đớn thôi. Giống như Êxêchia đã bẻ gãy con rắn đồng chẳng qua chỉ là một miếng đồng, thập tự giá chẳng qua chỉ là một miếng gỗ cũng là sự tồn tại cần phải bị bẻ gãy ở trong tín ngưỡng chân thật.

“Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.” Êphêsô 1:7

Kinh Thánh dạy dỗ rằng chúng ta đã được nhận sự tha tội bởi huyết của Đức Chúa Jêsus. Bởi huyết hy sinh của Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá mà sự cứu rỗi của chúng ta mới được hoàn thành, chứ bản thân thập tự giá tuyệt đối không phải là thứ có thể cứu rỗi hoặc ban sự tha tội cho chúng ta.

Thập tự giá chẳng qua chỉ là hình tượng bằng gỗ

Kinh Thánh giải thích như thế này về thập tự giá.

“… Ðức Giêhôva phán như vầy: Chớ tập theo tục của các dân ngoại, chớ sợ các dấu trên trời, mặc dầu dân ngoại nghi sợ các dấu ấy. Vì thói quen của các dân ấy chỉ là hư không. Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo; rồi lấy bạc vàng mà trang sức; dùng búa mà đóng đinh vào, đặng khỏi lung lay. Các thần ấy tiện như hình cây chà là, không biết nói; không biết đi, nên phải khiêng. Ðừng sợ các thần ấy, vì không có quyền làm họa hay làm phước.” Giêrêmi 10:1-5

Đã được phán rằng hình tượng được làm ra bởi tay người như “hình cây chà là”, và trong Kinh Thánh tiếng Anh NIV, bộ phận này được biểu hiện là “bù nhìn đứng trên cánh đồng dưa”. Đã được phán rằng thập tự giá chỉ là thói quen của dân ngoại và là hình tượng được làm bởi loài người, là sự tồn tại thể như bù nhìn không thể tự nói cũng không thể tự đi, và không có quyền làm họa hay làm phước nên đừng sợ hãi.

Trước khi loài người gọt đẽo và trau chuốt ở nơi này nơi nọ thì thập tự giá cũng chỉ là một miếng gỗ mà thôi. Bởi vậy, Kinh Thánh nhấn mạnh rằng thập tự giá chẳng qua chỉ là hình tượng chứ không phải là mấu chốt của sự cứu rỗi lẫn thánh vật. Dù vậy mà vẫn dựng lên thập tự giá thì sẽ ra sao?

“Ðáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Ðức Giêhôva, công việc bởi tay người thợ, – dựng nó lên trong nơi kín nhiệm! Cả dân sự phải đáp: Amen!” Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15

Người làm ra hình tượng và dựng nó lên trong nơi kín nhiệm rốt cuộc sẽ bị rủa sả. Bị rủa sả có nghĩa là không được cứu rỗi. Có những người quên mất hy sinh của Đấng Christ – Đấng cứu rỗi nhân loại, mà lại mong muốn thập tự giá được dựng trên tháp nhọn hội thánh hoặc thập tự giá trang sức bên trong hội thánh, hoặc thập tự giá được ghi khắc trên đồ trang sức thể như nhẫn hoặc vòng cổ, sẽ bảo vệ bản thân mình. Những người thể ấy quả thật sẽ được cứu rỗi chăng? Theo như lời Kinh Thánh thì nơi dựng lên và kỷ niệm thập tự giá toàn bộ đều không thể không trở nên nơi mà Đức Chúa Trời giáng hình phạt, và những người tôn kính thập tự giá trở nên đối tượng rủa sả.

Giả sử Đức Chúa Jêsus giáng lâm, rồi Ngài nhìn thấy vô số thập tự giá được đính trên đỉnh tháp hội thánh ngày nay thì Ngài sẽ nghĩ sao đây? Ngài sẽ hỏi rằng “Hình tượng mà rõ ràng Ta chưa từng phán hãy dựng lên, tại sao lại đang chiếm vị trí trên đỉnh hội thánh vậy?” Và thập tự giá sẽ trở nên chứng cớ chủ yếu rằng những người ở nơi ấy đã hầu việc thần khác ngoài Đức Chúa Trời.

Ở trong Đức Chúa Trời, thập tự giá chỉ là một hình tượng phải bị xóa bỏ và là vật dụng của tôn kính thần mặt trời, chứ tuyệt đối không phải là vật biểu tượng cho thờ lạy Đức Chúa Trời. Chúng ta coi Đấng Christ – Đấng hy sinh trên thập tự giá là đối tượng của đức tin. Chính bản thân thập tự giá không có bất cứ ý nghĩa nào đối với chúng ta. Bởi vậy, ở trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời làm theo y nguyên sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, chúng tôi không dựng lên thập tự giá. Mong các người nhà Siôn đi theo bất cứ nơi nào Chiên Con dẫn dắt và làm theo lời Ngài, nhờ đó đạt đến tận Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.