Lễ Ngũ Tuần

33,717 lượt xem

Lễ Ngũ Tuần là tên gọi trong Kinh Thánh Tân Ước, và là lễ trọng thể được gọi là “Lễ Bảy Tuần Lễ” trong Cựu Ước. Đây là ngày Đức Chúa Trời đổ xuống năng lực Thánh Linh cho các thánh đồ sau phục sinh thăng thiên của Đức Chúa Jêsus vào 2.000 năm trước, hầu cho họ có thể làm chứng về Đức Chúa Jêsus Christ và truyền bá cho các nước khắp thế gian về Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus cho biết.

Ngày mà Đấng Christ tuyên bố Tin Lành thế giới là Ngày Thăng Thiên, thì Lễ Ngũ Tuần là ngày trở nên ngòi nổ của Tin Lành thế giới. Thánh Linh mà Ngài đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần đã trở nên nguồn động lực cho sự phát triển của Tin Lành Hội Thánh sơ khai. Các môn đồ được nhận sung mãn Thánh Linh đã dạn dĩ làm chứng về Đấng Christ, nhờ đó Tin Lành bắt đầu được truyền bá mau chóng ra thế giới.

Đối với các thánh đồ thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng cũng vậy, còn lại sứ mệnh làm chứng về Đức Chúa Trời Êlôhim để dẫn dắt các anh em chị em bị mất trên khắp thế giới vào giữa lẽ thật. Bằng cách dò xem khởi nguyên và ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần, hãy tìm hiểu xem chúng ta phải bước đi trên con đường đức tin thể nào.

Khởi nguyên của Lễ Ngũ Tuần

Vào ngày thứ 40 sau khi người dân Ysơraên lên khỏi Biển Đỏ, Đức Chúa Trời đã gọi Môise lên núi Sinai. Môise nghe lời của Đức Chúa Trời, xuống núi rồi truyền lại cho người dân. Ba ngày sau, Đức Chúa Trời giáng lâm xuống núi Sinai giữa sấm vang và chớp nhoáng, áng mây mịt mịt và tiếng kèn, rồi ban bố giao ước. Đức Chúa Trời phán dặn Môise rằng hãy lên núi Sinai một lần nữa vì Ngài sẽ ban cho bảng đá mà Ngài đích thân ghi luật pháp và điều răn.

“Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự… Vậy, Môise lên núi, mây che phủ núi. Sự vinh quang của Đức Giêhôva ở tại núi Sinai; trong sáu ngày mây phủ núi, qua ngày thứ bảy Đức Giêhôva ngự trong đám mây gọi Môise. Cảnh trạng của sự vinh quang Đức Giêhôva nơi đỉnh núi, trước mặt dân Ysơraên, khác nào như đám lửa hừng. Môise vào giữa đám mây, lên núi, ở tại đó trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.” Xuất Êdíptô Ký 24:12-18

Vào ngày thứ 50 sau khi lên khỏi Biển Đỏ, Môise lên núi Sinai rồi đã ở lại trong 40 ngày, gặp gỡ Đức Chúa Trời và được nhận lấy bảng đá Mười Điều Răn có ghi chép lời giao ước. Đức Chúa Trời chọn ngày này mà Môise lên núi Sinai để nhận lấy Mười Điều Răn làm lễ trọng thể của Đức Chúa Trời được gọi là Lễ Bảy Tuần Lễ, và hầu cho người dân kỷ niệm.

“Kể từ ngày sau lễ sabát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn: các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của lễ sabát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Ðức Giêhôva…” Lêvi Ký 23:15-18

“Ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại” có nghĩa là Lễ Trái Đầu Mùa dâng tế lễ bằng cách đưa qua đưa lại một bó lúa đầu mùa ở trước mặt Đức Chúa Trời. Lễ trọng thể dâng một của lễ chay mới cho Đức Chúa Trời vào một hôm sau trải qua bảy lần lễ Sabát (ngày thứ bảy) tính từ Lễ Trái Đầu Mùa, chính là Lễ Bảy Tuần Lễ. Vì là ngày thứ 50 tính từ Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh) nên ở trong Kinh Thánh Tân Ước gọi ngày này là Lễ Ngũ Tuần (五旬節) vì dùng “Ngũ” là “số 5”, “Tuần” là “10 ngày (tuần trăng)” với ý nghĩa đồng nhất.

Ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần và ứng nghiệm của lời tiên tri

Nghi thức mang tính mô hình tiến hành từ thời Môise là lời tiên tri về công việc mà về sau Đức Chúa Jêsus Christ sẽ tiến hành trong nơi thánh trên trời. Sự Ngài hầu cho dâng lễ đưa vẫy bằng một bó lúa mì đầu mùa vào một hôm sau ngày Sabát đến đầu tiên (Chủ nhật) sau khi giữ Lễ Bánh Không Men và sự Ngài quy định ngày thứ 50, là một hôm sau bảy lễ Sabát sau đó làm lễ trọng thể dâng của lễ chay mới, hết thảy cũng là lời tiên tri cho thấy sự việc tương lai.

Đức Chúa Jêsus lập giao ước mới vào Lễ Vượt Qua, qua đời trên thập tự giá vào Lễ Bánh Không Men, là một hôm sau, rồi phục sinh với tư cách là “Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ” vào Lễ Trái Đầu Mùa. Ngài thăng thiên vào ngày thứ 40 sau phục sinh, và vào Lễ Ngũ Tuần là ngày thứ 50 sau phục sinh, Ngài đi vào nơi chí thánh trên trời và đổ Thánh Linh xuống cho các môn đồ.

“Ðến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Ðức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Ðức Thánh Linh cho mình nói. Vả, bấy giờ có người Giuđa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ đến, ở tại thành Giêrusalem. Lúc tiếng ấy vang ra, dân chúng chạy đến, ai nấy đều sửng sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình. Chúng đều sợ hãi và lấy làm lạ mà rằng: Hết thảy người nói đó, há chẳng phải là người Galilê sao? Vậy thì, sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ?… chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Ðức Chúa Trời…” Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:1-12

“Bấy giờ, Phierơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi người Giuđa, và mọi người ở tại thành Giêrusalem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng nghe lời ta. Những người nầy chẳng phải say như các ngươi ngờ đâu, vì bây giờ mới là giờ thứ ba ban ngày. Nhưng ấy là điều đấng tiên tri Giôên đã nói tiên tri rằng: Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác thịt… Vả lại ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu.” Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:14-21

Trước tiên đã diễn ra công cuộc truyền đạo bằng tiếng địa phương của các nước nhờ được mặc lấy Thánh Linh mà Ngài đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần. Các sứ đồ bắt đầu cất cao tiếng làm chứng về Đức Chúa Jêsus – Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Con trước mặt những người từ khoảng 15 nước nhóm lại tại Giêrusalem. Những người được nghe Tin Lành bằng ngôn ngữ nơi xuất thân của mình thì quá đỗi ngạc nhiên mà lắng tai nghe lời của các sứ đồ.

Nếu đã là Tin Lành chỉ cần được truyền duy chỉ ở Giuđa thôi thì đã không cần thiết tiếng địa phương đặc biệt. Ở trong sự trước tiên Ngài ban cho ân tứ tiếng địa phương, có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời – Đấng muốn truyền bá Tin Lành tới khắp mọi nơi trên thế giới, như lời Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8).

Công cuộc của Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần và sự phát triển của Hội Thánh sơ khai

Các môn đồ tận mắt chứng kiến khổ nạn thập tự giá và sự qua đời của Đức Chúa Jêsus thì đã rơi vào thất vọng và sầu muộn. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus cho họ thấy quyền năng lớn lao Ngài phục sinh sau ba ngày, và làm thức tỉnh sự thật rằng chính Ngài là Đức Chúa Trời chân thật chủ quản sự sống và sự chết. Các môn đồ tận mắt chứng kiến thậm chí cảnh Đức Chúa Jêsus đã phục sinh được cất lên trời giữa vinh hiển, nên đã được nhận lấy đức tin ngay thẳng về Đấng Christ và sự trông mong thăng thiên. Kể từ khi đó, họ cầu nguyện khẩn thiết suốt 10 ngày, thế rồi Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần giáng xuống, Hội Thánh sơ khai được nhận thêm sức mạnh, và mọi thánh đồ đều tiên phong trong nhiệm vụ của mình với tư cách là nhân chứng của Đấng Christ.

Được cảm động bởi Thánh Linh, Phierơ giải thích thông qua Kinh Thánh Cựu Ước về sự thật rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ sẽ cứu rỗi nhân loại, và là Đức Chúa Trời Đức Con.

“Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó. Bởi chưng vua Đavít có nói về Người rằng: Tôi từng thấy Chúa ở trước mặt tôi luôn, Vì Ngài ở bên hữu tôi, hầu cho tôi chẳng bị rúng động chút nào. Bởi cớ đó, lòng tôi vui vẻ, lưỡi tôi mừng rỡ, Và xác thịt tôi cũng sẽ yên nghỉ trong sự trông cậy; Vì Chúa sẽ chẳng để linh hồn tôi nơi Âm phủ, Và chẳng cho Đấng Thánh của Ngài hư nát đâu… Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ. Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phierơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh… Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh… Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Ðức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:23-47

Đức Chúa Jêsus khi còn ở trên đất này đã dặn rằng đừng tỏ ra rằng chính Ngài là Đấng Christ, nhưng khi vừa thăng thiên, Ngài đã dặn dò rằng kể từ bây giờ hãy trở nên nhân chứng của Đấng Christ. Các môn đồ được nhận Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần đã làm chứng sáng tỏ rằng Đức Chúa Jêsus mà mọi người đã từng tưởng là con trai của người thợ mộc hoặc là một đấng tiên tri, lại chính là Đấng Christ. Bởi Đức Chúa Trời ban xuống Mười Điều Răn vào 3.500 năm trước, điều răn của Đức Chúa Trời được truyền lại như là luật bất thành văn cho tới trước đó đã được làm thành luật thành văn. Ngày ấy trở nên khởi nguyên của Lễ Ngũ Tuần. Giống như vậy, vào 2.000 năm trước, tính từ thời điểm Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ bắt đầu truyền bá về Đức Chúa Jêsus giữa quần chúng.

“Phierơ và Giăng đương nói với dân chúng, thì các thầy tế lễ, quan coi đền thờ, và người Sađusê thoạt đến, tức mình vì hai người dạy dân chúng và rao truyền, nhân Ðức Chúa Jêsus, sự từ kẻ chết sống lại. Họ bắt hai người giam vào ngục cho đến bữa sau, vì bấy giờ đã tối rồi. Dầu vậy, có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn.” Công Vụ Các Sứ Ðồ 4:1-4

Các sứ đồ đã từng phủ nhận Đức Chúa Jêsus và bỏ chạy vì sợ chết, sau khi được nhận Thánh Linh mưa đầu mùa Lễ Ngũ Tuần thì không hề sợ hãi cái chết, nhưng đã dạn dĩ làm chứng về Đức Chúa Jêsus. Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ban cho có năng lực đáng ngạc nhiên làm biến hóa con người như thế này. Các thánh đồ được nhận Thánh Linh đã nói theo như Đức Thánh Linh cho mình nói, và đã hành động theo như Thánh Linh cho mình làm. Họ làm chứng chắc chắn về Đấng Christ trong khi cầu nguyện và dò xem lời, luôn gắng sức truyền đạo, chăm lo và săn sóc lẫn nhau, nên đã diễn ra công cuộc đáng ngạc nhiên một ngày 3.000 người, 5.000 người chịu phép Báptêm và được cứu rỗi.

Mười Điều Răn bị đập bể và Thánh Linh bị thu lại

Sự Môise lên núi Sinai và nhận lấy Mười Điều Răn biểu tượng cho sự về sau Đức Chúa Jêsus đi vào nơi chí thánh trên trời, nhận lấy Thánh Linh và đổ xuống cho các môn đồ. Tuy nhiên, về sau Hội Thánh bị thế tục hóa, Thánh Linh mưa đầu mùa được đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần bị thu lại, mà điều này cũng được tỏ ra theo lời tiên tri giữa công việc của Môise.

“Dân sự thấy Môise ở trên núi chậm xuống, bèn nhóm lại chung quanh Arôn mà nói rằng: Nào! Hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi, vì về phần Môise nầy, là người đã dẫn chúng tôi ra khỏi xứ Êdíptô, chúng tôi chẳng biết điều chi đã xảy đến cho người rồi… người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một bò con đúc. Dân chúng nói rằng: Hỡi Ysơraên! Nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô… Ðức Giêhôva bèn phán cùng Môise rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa ra khỏi xứ Êdíptô đã bại hoại rồi… Ðoạn, Môise ở trên núi trở xuống, tay cầm hai bảng chứng; hai bảng chứng có viết hai bên, mặt nầy và mặt kia. Hai bảng đó là việc của Ðức Chúa Trời làm ra; chữ cũng là chữ của Ðức Chúa Trời khắc trên bảng… Khi đến gần trại quân, Môise thấy bò con và sự nhảy múa, bèn nổi giận, liệng hai bảng chứng khỏi tay mình, bể ra nơi chân núi.” Xuất Êdíptô Ký 32:1-19

Trong khi Môise lên núi Sinai và ở lại trong 40 ngày, người dân Ysơraên nghĩ rằng Môise đã chết, nên đã làm ra và tôn kính hình tượng bò con vàng như là thần sẽ dẫn dắt bản thân họ. Tấm lòng người dân tha hóa và vi phạm Mười Điều Răn, nên Đức Chúa Trời nổi cơn thạnh nộ, còn Môise cầu xin Đức Chúa Trời ban nhân từ vì người dân. Môise nhận lấy Mười Điều Răn và xuống núi, trông thấy cảnh người dân tôn kính hình tượng thì phẫn nộ và rốt cuộc đã ném các bảng đá ghi khắc Mười Điều Răn xuống núi làm bể.

Sự kiện này được ứng nghiệm lời tiên tri bởi sự sau khi các sứ đồ rời thế gian, Hội Thánh bị thế tục hóa và tha hóa mà đã từ bỏ lẽ thật, và lặng lẽ đưa vào sự trái luật pháp không có trong Kinh Thánh, nên Đức Chúa Trời đã thu lại Thánh Linh mà Ngài đã đổ xuống cho.

Công cuộc của Thánh Linh thời đại này sẽ được tỏ ra bởi truyền đạo

Công việc truyền đạo mà các sứ đồ được nhận lãnh Thánh Linh mưa đầu mùa Lễ Ngũ Tuần cho thấy, đang trở nên tấm gương cho biết sứ mệnh của chúng ta, là những người được nhận lãnh Thánh Linh mưa cuối mùa ngày nay. Công việc mà người nhận lãnh Thánh Linh phải làm chính là vai trò nhân chứng của Đức Chúa Trời. Sức mạnh của Thánh Linh được tỏ ra một cách bùng phát trong Hội Thánh sơ khai là bởi vì các thánh đồ không khuất phục trước sự hủy báng và phỉ báng của người ta nhưng đã dạn dĩ truyền bá về Đấng Christ.

“Và khi điệu các sứ đồ đi rồi, thì đem đến tòa công luận. Thầy cả thượng phẩm tra hỏi các sứ đồ, rằng: Chúng ta đã cấm ngặt các ngươi, không cho lấy danh đó mà dạy dỗ, song các ngươi lại làm cho thành Giêrusalem đầy dẫy đạo giáo mình. Vậy, các ngươi muốn khiến máu người ấy đổ lại trên chúng ta sao! Phierơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Ðức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta. Ðức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã khiến Ðức Chúa Jêsus sống lại, là Ðấng mà các ông đã treo trên cây gỗ và giết đi. Ðức Chúa Trời đã đem Ðấng ấy lên bên hữu Ngài, làm Vua và Cứu Chúa… Còn chúng ta đây là kẻ làm chứng mọi việc đó, cũng như Ðức Thánh Linh mà Ðức Chúa Trời đã ban cho kẻ vâng lời Ngài vậy. Họ nghe mấy lời thì nghiến ngầm, giận hoảng… đòi các sứ đồ trở vào, sai đánh đòn, rồi cấm không được lấy danh Đức Chúa Jêsus mà giảng dạy; đoạn tha ra. Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus. Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.” Công Vụ Các Sứ Đồ 5:27-42

Giống như họ đã không ngừng truyền đạo và cho biết rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, chúng ta ngày nay cũng phải làm hết sức nhiệm vụ cho cả thế gian biết về danh mới Đấng An Xang Hồng và Mẹ trên trời Giêrusalem Mới, là Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời hứa rằng sẽ ban cho chúng ta năng lực của Thánh Linh mưa cuối mùa lớn hơn gấp bảy lần Thánh Linh mưa đầu mùa mà Ngài đã ban cho vào thời Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm, để hầu cho có thể hoàn thành công việc này.

“Chúng ta khá nhìn biết Ðức Giêhôva; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài. Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai, Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa, như mưa cuối mùa tưới đất.” Ôsê 6:3

“Sáng mặt trăng sẽ chói lói như sáng mặt trời, và sự sáng mặt trời sẽ lớn hơn bảy lần, như vốn là sự sáng của bảy ngày, trong ngày Đức Giêhôva buộc dấu vít của dân Ngài, và chữa lành vết thương nó.” Êsai 30:26

Đức Chúa Trời ban ân tứ Thánh Linh phù hợp với từng người. Sự ban cho của Thánh Linh là đa dạng, nhưng mục đích sử dụng thì hết thảy đều như nhau, là công việc rao truyền Tin Lành và cứu rỗi linh hồn.

“Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người. Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. Vả, người nầy nhờ Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh; người thì được làm phép lạ; kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy. Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người…” I Côrinhtô 12:4-13

Dù được nhận lãnh Thánh Linh mà không sử dụng thì chẳng khác nào sự giấu một talâng dưới đất giữa ví dụ. Phải sử dụng trong việc truyền đạo thì mới có thể trải nghiệm được ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho. Dù chỉ xem công việc của Hội Thánh sơ khai cũng có thể biết rằng các sứ đồ đã bắt đầu kể từ truyền đạo sau khi được nhận lãnh Thánh Linh, và hàng ngày họ không ngừng truyền đạo và dạy dỗ rằng “Jêsus là Đấng Christ.” nên năng lực của Thánh Linh cứ tiếp tục được ban nhiều thêm.

Giờ đừng trì hoãn nữa, nhưng hãy gắng sức rao truyền Tin Lành cho cả nhân loại. Quyền năng của Thánh Linh được tỏ ra thông qua truyền đạo. Hãy làm chứng về Đức Chúa Trời Êlôhim với đức tin xác tín nhờ được mặc lấy ân huệ sung mãn của Thánh Linh, và mau chóng dẫn dắt các người nhà trên trời đang rải rác ở các nước vào lòng Mẹ Giêrusalem Mới.

Đã được phán rằng nếu chúng ta kết trái nhiều thì Cha được nhận vinh hiển (Giăng 15:5-8). Nếu chúng ta kết trái nhiều và dâng vinh hiển nhiều lên Cha Mẹ trên trời thì có điều gì ý nghĩa hơn điều này nữa chăng? Mong các người nhà Siôn bày tỏ chứng cớ rằng đã được nhận lãnh Thánh Linh thông qua truyền đạo, hầu cho hết thảy người thế gian đều được nghe tin tức phước lành của sự cứu rỗi.