2018 Talk Concert đối ứng biến đổi khí hậu ASEZ

Tìm kiếm vai trò của các sinh viên để cải thiện vấn đề môi trường

Hàn Quốc

22/11/2018 6,669 lượt xem

Vào tháng 10 qua, Mami Mizutori, chủ tịch đặc biệt Cơ quan Quốc tế Chiến lược về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hiệp Quốc đã cho biết thông qua bản báo cáo rằng “Sự tổn thất do biến đổi khí hậu khắc nghiệt, đã đạt tới mức không thể cáng đáng nổi.” Đây là lý do vì sao chủ trương của các chuyên gia cho rằng “Xã hội quốc tế phải tích cực giải quyết vấn đề môi trường”, trở nên quan trọng.

Ngày 22 tháng 11, Hội Thánh của Đức Chúa Trời tổ chức “Talk Concert đối ứng biến đổi khí hậu ASEZ 2018” ở Phòng hội thảo Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo. Ấy là để thu hút sự quan tâm của thế giới đối với biến đổi khí hậu, chia sẻ mắt nhìn và ý kiến mang tính sáng tạo của các sinh viên, là nhân vật chính của thời đại tương lai. Vào tháng 10 qua, quan tòa Duberli Rodriguez Tineo (Peru) đã tham dự Diễn đàn Quốc tế ASEZ ở Peru, và nhân dịp này, quan tòa thăm viếng Hàn Quốc và thuyết giảng trong sự kiện này. Ngoài ra, những người tham dự nơi lễ hội là hơn 600 người gồm sinh viên Hàn Quốc và sinh viên nước ngoài thuộc ASEZ Đoàn Phụng sự Sinh viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới đến từ Mỹ, Cộng hòa Nam Phi, Philippines, Peru.

Khi lễ hội được bắt đầu, tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol cầu nguyện cho phước lành được giáng trên các sinh viên nỗ lực để làm cho trái đất mà Đức Chúa Trời sáng tạo, được trở lại như hình ảnh đẹp đẽ vốn có. Trong lời khai mạc, mục sư động viên rằng “2000 năm trước, nhờ vào sự hy sinh của một Đấng là Đức Chúa Jêsus Christ, con đường của sự cứu rỗi được mở ra cho cả loài người. Việc làm của mỗi sinh viên có tình yêu nhân loại, nhiệt tình và trí tuệ mà Đức Chúa Trời ban cho, sẽ làm biến đổi làng địa cầu trở nên đẹp đẽ và đầy hy vọng.”

Chủ đề của Talk Concert là “Đối ứng biến đổi khí hậu và vai trò của đại học”. Quan tòa Rodriguez, đã từng là chánh án tòa án tối cao Peru, và bây giờ là đại sứ thiện chí bảo vệ môi trường Tổ chức các quốc gia châu Mỹ. Thông qua thuyết giảng, ông chỉ ra khí gas nhà kính là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu. Do rừng rậm ở Amazon, được gọi là phổi của trái đất, bị phá hủy với tốc độ nhanh, nên không thể giảm cacbon điôxít trong không khí và sự thiệt hại càng ngày lớn hơn. Nêu tiền lệ ở Nam Mỹ như Uruguay, Costa Rica v.v…, ông đưa ra giải pháp cho vấn đề này là tạo ra luật giảm thải cacbon điôxít, thực tiễn chính sách của chính phủ, và chỉ ra cụ thể phương án thực tiễn của các sinh viên rằng “Các bạn phải trở thành những người lãnh đạo ít sử dụng nhiên liệu hóa thạch, là nguyên nhân chính của khí gas nhà kính, và gắng sức trong việc nghiên cứu và sử dụng năng lượng tái tạo.”

Tiếp theo, các sinh viên tiến hành phát biểu. Các hội viên ASEZ đến từ Mỹ, Cộng hòa Nam Phi, Peru tìm kiếm vai trò của các sinh viên trong khi giới thiệu các tai nạn khí hậu xảy ra ở nước mình như cơn hạn hán, cơn nóng bức, cơn mưa to v.v… và hoạt động cải thiện nhận thức (hội thảo, diễn đàn, triển lãm, chiến dịch) được tổ chức để giải quyết những vấn đề trên, vận động làm sạch môi trường kết nối với đoàn thể môi trường.

Ở trại phụ, trưng bày các tấm bảng cho biết tính trầm trọng của biến đổi khí hậu và giới thiệu hoạt động của ASEZ. Sau khi tham quan các tấm bảng trưng bày, các sinh viên viết những điều cần thực tiễn vừa nhỏ nhặt, vừa tài trí, chia sẻ ý tưởng, rằng: Phải vứt rác theo từng loại, Không dùng công suất dự phòng, Rút sạc khi không dùng, Đi bằng giao thông công cộng, Tôi sẽ đi bộ, Mặc nhiều áo dày, Học tốt môn công nghiệp môi trường, Tôi yêu trái đất! Tôi và chúng tôi và ASEZ sẽ bảo vệ cho” v.v…

Anh em Alexander (San Diego, CA, Mỹ) phát biểu với chủ đề “Vấn đề của thế hệ Millennials”, cho biết rằng “Vấn đề môi trường mà chúng ta đang đối mặt vào ngày nay có thể được giải quyết khi mọi người đứng ra, chứ không chỉ cá nhân hoặc quốc gia làm. Chia sẻ thông tin, phát hiện có vấn đề gì, và tìm cách giải quyết, là những việc làm quan trọng. Các sinh viên chúng tôi cũng phải góp sức và hành động. Tôi muốn cho biết tin nhắn này.”

Bằng tình yêu thương của người mẹ chăm sóc gia đình, ASEZ đang tổ chức hoạt động đa phương diện trong khi lo lắng tương lai của loài người và môi trường của trái đất. Họ còn tạo dựng quan hệ đối tác với Liên Hiệp Quốc, cơ quan nhà nước & cơ quan quốc tế, và đang mở rộng quy mô hoạt động. Bộ hành tiếp theo của họ đang thu hút sự chú ý của xã hội quốc tế.

Các hội viên ASEZ, tham dự & phát biểu Lễ hội “Ngày Khoan dung Quốc tế” được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc
Ngày 16 tháng 11 là “Ngày Khoan dung Quốc tế (International Day for Tolerance)” mà Liên Hiệp Quốc chế định. Có chứa đựng ý nghĩa rằng hãy vượt qua bức tường của chủng tộc, giới tính, quốc gia xuất thân, tôn giáo, khuyết tật cơ thể, nhưng tôn trọng và thông hiểu lẫn nhau và đi trên con đường của hòa bình và cộng sinh.
Liên Hiệp Quốc và YouTube cùng tổ chức lễ hội “Creators for Change” nhân dịp Ngày Khoan dung Quốc tế, và hơn 100 hội viên ASEZ tham dự lễ hội. Nhằm kỷ niệm năm thứ 70 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tuyển chọn video giới thiệu Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đối với học sinh 15 đến 24 tuổi trên thế giới, lựa chọn 4 bộ video ưu tú, mời 750 sinh viên đến lễ hội ngày này, và trong đó các hội viên ASEZ cũng nộp video và được có tên trong danh sách mời. Trong lễ hội, Vụ LHQ về Thông tin Công cộng (UN DPI), Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền LHQ (UN OHCHR), nhân viên YouTube, người chế tác video cũng tham dự.
Chị em Aurora Sainez, là hội viên ASEZ, diễn thuyết trong giờ phát biểu tác phẩm ưu tú, nói đến quyền lợi làm việc tự do (điều 23), cấm phân biệt Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (điều 2), thông qua video mà chị em với các hội viên khác đã trực tiếp chế tác. Chị em Sainez nói rằng “Tôi nghĩ rằng các hành động như làm lộ ra và giáo dục vấn đề chúng ta, sẽ mang lại sự biến hóa.” Chị em giới thiệu nỗ lực của ASEZ để làm nên làng địa cầu không phân biệt trên mặt nhân quyền, phúc lợi, môi trường, và thúc giục những người tham dự đều hiệp lực trong việc này.