Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Đại nhóm hiệp thánh Lễ Lều Tạm 2022
Công việc của Thánh Linh được thực hiện bởi đức tin và sự ăn năn
Trong Kinh Thánh, có 3 kỳ 7 lễ trọng thể mà Đức Chúa Trời đã phán dặn chúng ta phải giữ. Đó là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh, Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm. 7 lễ trọng thể được tổ chức trong 3 kỳ, mỗi kỳ lại có khởi nguyên và ý nghĩa mang tính tiên tri tương ứng. Ngày nay, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới (gọi tắt là Hội Thánh của Đức Chúa Trời) là Hội Thánh duy nhất giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời theo Kinh Thánh.
Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm đánh dấu sự kết thúc của 3 kỳ 7 lễ trọng thể, kéo dài từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10. Với việc nới lỏng biện pháp phòng dịch COVID-19, các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại 175 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, đã nhóm lại tại mỗi Hội Thánh để giữ các lễ trọng thể và chia sẻ niềm vui được Đức Chúa Trời chúc phước.
Từ Lễ Kèn Thổi đến Đại Lễ Chuộc Tội: Nước Thiên Đàng mà những ai ăn năn mới được đi vào
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Kèn Thổi được cử hành tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới vào ngày 26 tháng 9 (ngày 1 tháng 7 thánh lịch). Lễ Kèn Thổi (ngày 1 tháng 7 thánh lịch) là lễ trọng thể chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội (ngày 10 tháng 7 thánh lịch). Đại Lễ Chuộc Tội có khởi nguyên từ lịch sử Đức Chúa Trời cho phép Mười Điều Răn lần thứ hai như là dấu chứng của sự tha tội, bởi người dân đã ăn năn hối cải sau khi Mười Điều Răn bị đập bể do sự tôn kính hình tượng của dân Ysơraên vào thời đại Môise (Xuất Êdíptô Ký 32-34). Vào thời đại Cựu Ước, người dân đã chuẩn bị cho ngày Đại Lễ Chuộc Tội bằng cách thổi kèn lớn và kêu gọi sự ăn năn (Lêvi Ký 23:23-32). Vào thời đại Tân Ước, chúng ta dâng lên cầu nguyện thống hối trong 10 ngày kể từ Lễ Kèn Thổi cho đến ngày Đại Lễ Chuộc Tội.
Tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Mẹ đã cầu nguyện hầu cho các con cái Siôn được tha thứ hết thảy tội lỗi đã phạm trên trời cũng như trên đất này, thông qua lời cầu nguyện hối cải chân thật của các con cái; và làm hoàn thành công việc ân huệ là tìm kiếm được các người nhà trên trời đã bị lạc mất bởi sự lớn tiếng thổi kèn Tin Lành kêu gọi sự ăn năn.
![](/wp-content/themes/watv/images/posts/news_221017_01.jpg)
![](/wp-content/themes/watv/images/posts/news_221017_02.jpg)
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol nói “Nước Thiên Đàng là nơi chúng ta, loài người đang sống trên đất này trong chốc lát bởi cớ tội lỗi đã phạm trên trời, có thể đi vào khi đã ăn năn. Lễ Kèn Thổi chính là thời gian cơ hội để chúng ta có thể nhìn lại tội lỗi của mình.” Và rằng “Sự ăn năn chân thật không chỉ khiến bản thân mà cả những người khác cùng hối cải nữa”. Mục sư cũng dặn dò chúng ta hãy noi gương Đấng Christ, Đấng đã sống cuộc đời rao truyền hầu cho các tội nhân trên trời hối cải ăn năn, rằng “Hãy truyền bá rộng rãi Tin Lành Nước Thiên Đàng để dẫn dắt các linh hồn đến đường hối cải, đường đến Nước Thiên Đàng” (Êsai 50:1, Mathiơ 4:17, Mathiơ 9:13).
Sau lễ thờ phượng, Mẹ đã khích lệ các con cái của Ngài, những người đã giữ gìn đức tin giữa tình cảnh thế giới ngày càng xấu đi bởi đại dịch COVID-19, chiến tranh, suy thoái kinh tế, thiên tai toàn cầu do khủng hoảng khí hậu, v.v… Ngài cũng dặn dò các con cái, hãy mau chóng cho người thân và hàng xóm biết về lẽ thật sự cứu rỗi để gieo niềm trông mong Nước Thiên Đàng cho họ, nơi được sắm sẵn hạnh phúc đời đời, trong khi ăn năn tội lỗi mình.
Các thánh đồ trên toàn thế giới cũng đã quyết tâm ăn năn chân thật và dâng cầu nguyện hối cải thật khẩn thiết vào buổi mai và buổi tối trong 10 ngày kể từ Lễ Kèn Thổi. Ngày thứ 10, tức là ngày 5 tháng 10 (ngày 10 tháng 7 thánh lịch) là ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Ngày Đại Lễ Chuộc Tội là ngày mà những người dân của Đức Chúa Trời được giải phóng khỏi tội lỗi một cách trọn vẹn, và là lễ trọng thể khi hết thảy mọi tội lỗi của loài người mà Đức Chúa Trời đã gánh vác được chuyển sang cho Satan, là kẻ đầu sỏ của tội lỗi.
Sự tha tội cho người dân Ysơraên trong thời đại Cựu Ước được tiến hành ở nơi thánh. Nơi thánh được chia ra hai phần, bên ngoài là Nơi Thánh, còn phía trong là Nơi Chí Thánh. Trong Nơi Thánh, nghi thức chuộc tội được cử hành kể cả vào thời gian bình thường, nhưng trong Nơi Chí Thánh là nơi bảo quản hòm giao ước có chứa Mười Điều Răn, thì không ai có thể vào được. Duy chỉ Thầy tế lễ thượng phẩm mới được đi vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một lần vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội để tiến hành nghi thức chuộc tội, người đặt tay trên đầu con dê đực Axasên được bắt thăm, xưng hết thảy mọi tội lỗi của người dân trên nó và sai đuổi ra đồng vắng là nơi hoang địa (Lêvi Ký 16). Nghi thức này cho thấy quá trình tha thứ tội lỗi. Vô số tội lỗi của người dân được tạm thời chuyển sang nơi thánh trong một năm, rồi cuối cùng được chuyển sang con dê đực Axasên vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội, và biến mất cùng với cái chết của con dê bị đuổi ra nơi đồng vắng. Theo nghĩa tiên tri thì nơi thánh là Đức Chúa Trời (Khải Huyền 21:22). Đức Chúa Trời đã đảm đương hết thảy tội lỗi của các con cái, và vào Đại Lễ Chuộc Tội, những tội lỗi đó đã được chuyển sang cho Satan, được biểu tượng bởi con dê Axasên, cho đến khi Satan bị phán xét vào lúc cuối cùng, thì tội lỗi ấy mới biến mất với sự phán xét (Khải Huyền 20:10).
Trong lễ thờ phượng Đại nhóm hiệp thánh Đại Lễ Chuộc Tội, Mẹ đã dâng cầu nguyện cảm tạ lên Cha vì đã mở ra con đường tha thứ tội lỗi và dẫn đến sự sống đời đời bởi công lao hy sinh của Cha. Thông qua ngày Đại Lễ Chuộc Tội, Mẹ hy vọng các con cái của Ngài, những người đã giũ sạch bụi bặm tội lỗi, sẽ được biến hóa thành người dân Nước Thiên Đàng có đức tin bay lên mạnh mẽ hướng đến Nước Thiên Đàng và thực tiễn được tình yêu thương trọn vẹn.
![](/wp-content/themes/watv/images/posts/news_221017_03.jpg)
Mục sư Kim Joo Cheol cũng giải thích về lời tiên tri được ẩn chứa trong Nơi Chí Thánh, nơi tiến hành nghi thức chuộc tội vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Nơi Chí Thánh có đặc trưng là bề dài, bề rộng và bề cao bằng nhau (I Các Vua 6:14-20). Giêrusalem trên trời mà sứ đồ Giăng trông thấy qua sự mặc thị cũng có bề dài, bề rộng và bề cao bằng nhau (Khải Huyền 21:9-16), Giêrusalem trên trời biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ (Galati 4:26). Mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh rằng “Chỉ khi chúng ta đến với không chỉ Đức Chúa Trời Cha mà cả Đức Chúa Trời Mẹ, tức là Giêrusalem trên trời, là thực thể của Nơi Chí Thánh, thì chúng ta mới có thể nhận được sự tha tội trọn vẹn. Chúng ta hãy dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Êlôhim vì đã trở nên nơi thánh, gánh vác tội lỗi của chúng ta và hy sinh chính bản thân Ngài, chúng ta chớ nên lặp lại tội lỗi ấy nữa và hãy kêu gọi người dân thế gian hối cải ăn năn”.
Mẹ cũng phán rằng “Hết thảy những ai đã gắng sức cầu nguyện hối cải trong mười ngày thì sẽ được tha tội”, và chúc phước cho các con cái của Ngài được rao truyền Tin Lành với niềm vui như thể đang bay lượn, hầu cho cuộc sống phía trước sẽ tràn ngập lòng cảm tạ, sự bao dung và tình yêu thương chứ không phải tội lỗi.
Lễ Lều Tạm: Thánh Linh đến trên những người tin vào Đức Chúa Trời Êlôhim
Vào ngày 10 tháng 10 (ngày 15 tháng 7 thánh lịch), Đại nhóm hiệp thánh Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể cuối cùng đã đến. Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể kỷ niệm công việc xây dựng đền tạm (Xuất Êdíptô Ký 35-36). Trong 7 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 thánh lịch, người dân Ysơraên ở trong những nhà lều dựng bằng nhành cây (Lêvi Ký 23:33-43, Nêhêmi 8:14-18), đây là lời tiên tri về Đại hội truyền đạo nhóm lại người dân của Đức Chúa Trời được biểu tượng bởi các nguyên vật liệu cho đền thờ vào thời đại Tân Ước (Êphêsô 2:20-22, Khải Huyền 3:12). Hôm ấy, Mẹ đã cầu nguyện hầu cho các con cái đã được tinh sạch bởi ngày Đại Lễ Chuộc Tội sẽ mạnh mẽ truyền bá Tin Lành trong khi ôm ấp nhiệt tình bởi đức tin và năng lực của Thánh Linh và được kết trái dư dật.
Mục sư Kim Joo Cheol cũng giải thích về lịch sử xây dựng đền tạm và kêu gọi rằng “Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sứ mệnh truyền bá Tin Lành cho muôn dân tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất. Khi Đức Chúa Trời giao phó và khi chúng ta còn có thể làm việc, thì hãy đồng lòng mà đảm đương sứ mệnh và hoàn thành đền thờ” (Mathiơ 28:18-20, Công Vụ Các Sứ Đồ 1:6-8). Ngoài ra, mục sư cũng nhấn mạnh rằng “tấm lòng của Mẹ” là chắc chắn cần thiết để hoàn thành sứ mệnh Tin Lành, “Mẹ chăm sóc các con cái bằng tấm lòng yêu thương và sự hiến thân, tức là mềm mại, nhân từ, khiêm nhường, bao dung, nhịn nhục, v.v… Nếu tấm lòng của người truyền đạo được biến hóa thành tấm lòng của Mẹ và cố gắng để cứu thêm dù chỉ một linh hồn, chăm sóc cho các anh chị em, thì hết thảy sẽ kết được trái Thánh Linh và hoàn thành công việc cứu rỗi thế giới mau chóng.” (I Côrinhtô 13, Côlôse 3:12-17, I Timôthê 6:11-12)
![](/wp-content/themes/watv/images/posts/news_221017_04.jpg)
Mẹ mong muốn các con cái “Nếu đã nhận được Thánh Linh thì sẽ gắng sức trong việc cứu rỗi linh hồn. Hãy dẫn dắt những linh hồn đang sợ hãi trước tai ương và tai vạ không ngừng được đến Siôn, nơi có sự cứu rỗi.” Ngài chúc phước cho các con cái được kết trái lúa mì và nói rằng Đức Chúa Trời Cha sẽ rất đẹp lòng khi thấy con cái hợp sức để nhóm lại lúa mì về phần linh hồn, là các thành viên gia đình trên trời đã bị ly tán.
Các thánh đồ đã liên tục cầu nguyện khẩn thiết xin Đức Thánh Linh trong Đại hội truyền đạo suốt 7 ngày kể từ Lễ Lều Tạm. Trong nhiệt khí nóng bỏng của Thánh Linh, các hoạt động truyền đạo ân huệ của các Siôn trên khắp thế giới diễn ra cho đến ngày thứ 8, là Ngày sau cùng đại hội Lễ Lều Tạm, vào ngày 17/10 (ngày 22 tháng 7 thánh lịch).
Mẹ dâng cầu nguyện cảm tạ lên Cha vì đã đổ xuống Thánh Linh mưa cuối mùa như thác nước, theo lời rằng không có gì là không thể đối với kẻ nào tin, tại nơi mà chúng ta hành động với đức tin thì sẽ xảy ra công việc của Thánh Linh khiến thế giới kinh ngạc. Mẹ cầu mong cho van nước sự sống sẽ được mở ra, hầu cho muôn dân thế gian nhận biết được vinh hiển của Đức Chúa Trời.
2.000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và rao truyền lời trong đền thờ vào Lễ Lều Tạm, và Ngài đã hứa ban Đức Thánh Linh vào ngày sau cùng Lễ Lều Tạm trong khi kêu lên rằng “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống nước hằng sống (Thánh Linh)” (Giăng 7:37-39). Trong lời tiên tri của sách Khải Huyền, Thánh Linh và Vợ Mới đã xuất hiện và kêu lên rằng “Kẻ nào khát, kẻ nào muốn, hãy uống nước sự sống cách nhưng không” (Khải Huyền 22:17). Trong sách Xachari, nguồn của nước sự sống được tiên tri là “Giêrusalem” (Xachari 14:7-8), Giêrusalem nghĩa là Vợ Mới của Thánh Linh, tức là Đức Chúa Trời Mẹ (Khải Huyền 21:9-10, Galati 4:26). Lời này có nghĩa là vào thời đại Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ sẽ ban cho Thánh Linh, là nước sự sống được hứa trong Lễ Lều Tạm. Mục sư Kim Joo Cheol cho biết “Điều kiện để nhận được Thánh Linh mưa cuối mùa là nhìn biết và tin vào Đức Chúa Trời” (Ôsê 6:3), “Chỉ khi chúng ta thực sự tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ và vâng theo ý muốn của Ngài thì chúng ta mới có thể trải nghiệm được công việc của Đức Thánh Linh.”
Điều mà mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh nhất chính là “đức tin”. và giải thích rằng “Việc mà chúng ta phải làm sau khi nhận được Thánh Linh là truyền bá Tin Lành. Công việc Tin Lành được tiến hành bởi Thánh Linh chỉ dành cho người nào tin. Khi chúng ta tin vào lời của Đức Chúa Trời Êlôhim rằng ‘Tin Lành sẽ được truyền bá cho toàn thế giới’ và làm theo, thì chúng ta có thể thấy được con đường ngay cả khi có chướng ngại vật như núi Thái Sơn phía trước. Bây giờ chúng ta đã nhận được Thánh Linh mưa cuối mùa, chúng ta hãy dạn dĩ truyền bá Tin Lành bằng đôi mắt của đức tin và chứng kiến kỳ tích của Tin Lành thế giới còn đáng ngạc nhiên hơn cả vào thời đại Hội Thánh sơ khai” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2-4).
Mẹ nói rằng tất cả các con cái đã cầu nguyện buổi mai và buổi tối trong một tuần và ra sức vì Tin Lành đã nhận được Thánh Linh mưa cuối mùa. Mẹ cũng chúc phước hầu cho các con cái sẽ nhận được ngợi khen từ Cha bởi đã trở nên một và có đức tin “Miễn làm là được!” nhờ sức của Thánh Linh để cứu rỗi một linh hồn quý báu hơn cả thiên hạ.
Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm còn được gọi là lễ mùa gặt. Các lễ trọng thể trong năm 2022 đã kết thúc, nhưng bước chân của những người giúp việc giao ước mới đang thu hoạch lúa mì phần linh hồn nhờ sức của Thánh Linh mưa cuối mùa lại càng trở nên bận rộn hơn. Các thánh đồ ôm ấp tấm lòng của Mẹ và đức tin tuyệt đối sẽ siêng năng dẫn dắt gia đình, hàng xóm và muôn dân thế giới đến Siôn và viết nên lịch sử Tin Lành thời đại Ðức Thánh Linh.