Lễ Nôen và ngày ra đời của thần mặt trời

26,806 lượt xem

Hàng năm cứ đến hạ tuần tháng 12 thì cả thế gian ồn ào bởi bầu không khí lễ hội. Đó là bởi lễ Nôen chứ không vì gì khác. Lễ Nôen đã đâm rễ sâu như là lễ hội của người dân khắp thế giới, vượt quá ngày hội của quốc gia hoặc đoàn thể tôn giáo riêng biệt, dưới danh nghĩa là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus.

Xét trên văn tự thì ý nghĩa chân chính của lễ Nôen thể như là ngày kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Trời trên đất này trong xác thịt. Nhưng, nếu lẽ thật đã bị làm cho méo mó và biến chất thì không còn là lẽ thật hơn nữa, và ở trong đó không có lời hứa sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Lẽ thật phải được bảo quản và giữ gìn một cách trọn vẹn và thuần khiết y như lời của Đức Chúa Trời mà không bị phá hoại hoặc bị ô nhiễm dù là một bộ phận cực kỳ nhỏ nào.

Thế thì, thông qua Kinh Thánh, hãy xác minh xem lễ Nôen mà đang được cử hành toàn cầu bây giờ quả thật có phải hay không phải là lẽ thật làm đáp ứng trọn vẹn ý nghĩa vốn lẽ.

Nguồn gốc và bối cảnh lịch sử của lễ Nôen

Trước tiên, thông qua lịch sử của Hội Thánh, hãy tìm hiểu xem lễ Nôen mà rất nhiều hội thánh ngày nay đang kỷ niệm như là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus đã được bắt nguồn ra sao.

Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên và các sứ đồ qua đời, Hội Thánh dần dần bị thế tục hóa, thậm chí còn bắt đầu tiếp nhận kể cả tư tưởng và nghi thức của tôn giáo ngoại bang. Lễ Nôen mà rất nhiều người tưởng là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus cũng là một trong số đó.

Ở La Mã, cứ đến cuối tháng 12 hàng năm đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức. Trong số đó, lễ Brumalia là lễ đông chí được tổ chức vào ngày 25 tháng 12, là ngày ra đời của thần mặt trời Mithra được tôn kính bởi đạo Mithra đã thịnh hành đương thời. Đông chí là ngày mà ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm. Những người La Mã thấy rằng vào khoảng ngày 25 tháng 12, ban ngày ngắn nhất, rồi về sau sức mạnh của mặt trời trở nên mạnh mẽ, nên nghĩ rằng ngày này là ngày thần mặt trời được ra đời mới.

Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã tránh lễ hội thể này của các ngoại đạo, nhưng năm tháng trôi qua thì dần dần đồng hóa với điều này. Xem ghi chép của Sử Hội Thánh thì sự giữ lễ Nôen vào ngày 25 tháng 12 được xuất hiện lần đầu sau thế kỷ thứ 4.

Lễ Nôen: Việc kỷ niệm lễ giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 đã xuất hiện trong ghi chép vào năm 354, là ở đời Liberius – tổng giám mục La Mã. Ngày này được kỷ niệm tại thành Constantinople vào năm 379, và được truyền đến Êdíptô và Palestine. Nếu nói riêng về khởi nguyên của lễ Nôen thì phong tục ấy bắt nguồn từ La Mã. Ở nước La Mã, vào cuối tháng 12 đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức.
Lễ đầu tiên là Saturnalia được tổ chức từ ngày 12 đến 24. Khi thần Saturn cai trị tạm thời thì đất nước đã tận hưởng thời đại hoàng kim, mà người ta dâng tế lễ để kỷ niệm sự ấy. Trong những ngày lễ này, mọi người đều uống rượu và say sưa buông tuồng, không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không kể người chủ, kẻ tôi tớ. Lễ thứ hai là lễ Sigillaria được tổ chức vào cuối tháng 12. Trong lễ này, người La Mã cổ đại tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.
Cuối cùng là lễ Brumalia, là lễ đông chí kỷ niệm sự mọc lên của mặt trời. Các Cơ Đốc nhân không thể dự những lễ như vậy, đã tìm dịp tụ họp để chúc mừng với ý nghĩa khác biệt, và nghĩ rằng sự Đấng Christ giáng sinh sau khi mặt trời này mọc lên là hợp lý, nên từ lúc đó, phong tục chúc mừng ngày ấy làm lễ Nôen đã được bắt đầu. Đây chính là khởi nguyên của sự chúc mừng giáng sinh của Cứu Chúa. Song Nak Won, “교회사(Sử Hội Thánh)”, NXB Lee Geon, 1981, trang 174-175

Cơ Đốc giáo và tập quán ngoại bang
Hội thánh Cơ Đốc đã chấp nhận nhiều tư tưởng và biểu tượng của nước ngoại bang. Ví dụ như bởi sự tôn kính mặt trời mà ngày sinh của Đức Chúa Jêsus đã được quy định vào ngày 25/12 – ngày sinh của thần mặt trời. Vào ngày 17 đến ngày 21 tháng 12, là kỳ lễ mùa đông, người ta đã vui chơi, trao đổi quà tặng, và đốt nến là điển hình của lễ hội giáng sinh. Các Cơ Đốc nhân trong La Mã đã tham gia tôn kính mặt trời… Tim Dowley, The History of Christianity (A Lion Handbook), Lion Publishing, 1994, trang 66

Xét lịch sử thì lễ Nôen tuyệt đối không thể là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus. Hãy dò xem cảnh ra đời của Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh.

“… Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Mari đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở. Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên. Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đavít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa. Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ.” Luca 2:1-12

Kinh Thánh ghi chép rằng vào đêm Đức Chúa Jêsus ra đời, những người chăn chiên đã canh giữ bầy chiên ở ngoài đồng. Thế mà ở Ysơraên, tháng 12 là mùa đông lạnh và cỏ không thể mọc, nên xét theo điều kiện khí hậu thì những người chăn chiên không thể thức đêm canh giữ bầy chiên ở ngoài đồng được. Được cho biết rằng theo truyền thống, những người chăn chiên Ysơraên đã chăn thả bầy chiên vào mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4. Theo đó, ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus được ước tính là khoảng tháng 3 đến tháng 4, và chủ trương là vào tháng 12 là lời phi lý.

Lễ Nôen của ngày nay là do các Cơ Đốc nhân bị thế tục hóa đã quy định ngày 25 tháng 12, là ngày hội ra đời của thần mặt trời thành ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus, mà vốn không được ghi rõ ngày tháng trong Kinh Thánh, và đặt dưới danh nghĩa là đồng tham vào lễ hội của các ngoại đạo. Tiếp nhận và làm ra giáo lý ngày ra đời của thần ngoại bang không hề liên quan đến ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus, rồi bổ sung vào hình thức thờ phượng, về sau thêm vào phong tục và thần thoại đa dạng như cây thông Nôen, ông già Nôen v.v…, kết quả là lễ Nôen đã chiếm vị trí như là lễ hội lớn nhất của Cơ Đốc giáo ngày nay. Hình thái thể này cứ tiếp tục hơn 1.600 năm, nên hết thảy đều coi lẽ thật bị bóp méo như là thường thức.

Lịch sử tôn kính thần mặt trời xuất hiện trong Kinh Thánh

Dù lễ Nôen không phải là lẽ thật, thế mà rất nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay tiếp nhận lễ Nôen có nguồn gốc từ tập tục tôn kính mặt trời, mà không hề phản cảm. Việc thể này không phải là việc xảy ra duy chỉ trong thế hệ hiện tại. Kể từ thời đại Cựu Ước, người dân Ysơraên đã rơi vào sự tôn kính mặt trời giống như những người ngoại bang không tin vào Đức Chúa Trời, mỗi khi ấy, Đức Chúa Trời đã sai đấng tiên tri đến để cảnh báo họ.

“Ta sẽ hủy diệt những nơi cao các ngươi, phá đổ những hình mặt trời, và để thây các ngươi chồng trên thây của hình tượng mình, tâm hồn ta sẽ ghê gớm các ngươi.” Lêvi Ký 26:30

Kể cả đương thời Môise cũng đã có những người dựng nên và hầu việc hình mặt trời. Về họ, Đức Chúa Trời vừa phán rằng “Tâm hồn Ta sẽ ghê gớm các ngươi.”, vừa làm sáng rõ trong sách Lêvi Ký ý muốn rằng sẽ phá đổ mọi hình tượng liên quan đến tôn kính thần mặt trời.

“… Anh em há chẳng biết Kinh thánh chép về chuyện Êli sao? Thể nào người kiện dân Ysơraên trước mặt Ðức Chúa Trời, mà rằng: Lạy Chúa, họ đã giết tiên tri Ngài, hủy phá bàn thờ Ngài; tôi còn lại một mình, và họ tìm giết tôi. Nhưng Ðức Chúa Trời đáp lại thể nào? Ta đã để dành cho ta bảy ngàn người nam chẳng hề quì gối trước mặt Baanh. Ngày nay cũng vậy, có một phần còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển.” Rôma 11:2-5

Đương thời vua Aháp của Ysơraên, người dân bị mê hoặc bởi Baanh, tức là thần mặt trời đến mức thờ lạy thần mặt trời. Do đó, Đức Chúa Trời đã lựa chọn đấng tiên tri Êli, và thông qua Êli mà hủy diệt các kẻ tôn kính Baanh. Dù vậy mà người dân vẫn cứ tiếp tục tôn kính thần mặt trời đến tận thời đại vua Asa, thời đại vua Giôsia của Giuđa.

“Asa làm điều thiện và ngay thẳng trước mặt Giêhôva Đức Chúa Trời của người; vì người cất bỏ các bàn thờ của thần ngoại bang và những nơi cao, đập bể các trụ thờ, và đánh đổ những tượng Asêra; người khuyên Giuđa phải tìm cầu Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, cùng làm theo luật pháp và điều răn của Ngài. Người cũng trừ bỏ những nơi cao và trụ thờ mặt trời khỏi các thành của Giuđa. Nước được bằng an trước mặt người.” II Sử Ký 14:2-5

“Người trừ bỏ những con ngựa các vua Giuđa dâng cho mặt trời, ở nơi cửa vào đền Ðức Giêhôva, tại nơi công đường của quan hoạn Nêthan Mêléc, trong hành lang của đền thờ; còn những xe của mặt trời, thì người thiêu đốt.” II Các Vua 23:11

“Trước mặt vua, người ta phá dỡ các bàn thờ Baanh, đánh đổ những trụ thờ mặt trời ở trên cao bàn thờ ấy; còn thần Asêra, tượng chạm và tượng đúc, thì bẻ gãy, nghiền nát nó ra… dọn sạch Giuđa và Giêrusalem…” II Sử Ký 34:4-7

Xét lịch sử Kinh Thánh thì thấy rằng khi tín ngưỡng của người dân bị tha hóa và quay lưng lại với Đức Chúa Trời thì tư tưởng tôn kính thần mặt trời đã luôn rình rập. Phải đến sau khi đả phá sự tôn kính mặt trời và loại bỏ các hình tượng liên quan thì đất nước mới được bình an.

Khi phát hiện ra sách luật pháp ở trong đền thờ của Đức Chúa Trời, vua Giôsia đã quyết tâm làm hoàn thành lời giao ước, đã đả phá các hình tượng mà người dân lén hầu việc, bắt đầu từ trong đền thờ cho đến toàn khu vực Giuđa. Vua vừa giữ Lễ Vượt Qua của Đức Chúa Trời, vừa hết lòng, hết phẩm tánh, hết sức tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Vua đã hủy diệt những kẻ tôn kính hình tượng, đồng thời loại bỏ hết thảy của lễ và dụng cụ dùng để tôn kính thần mặt trời.

“… Chúa Giêhôva, phán cùng các núi, các đồi, hầm hố, và nơi trũng như vầy: Nầy, ta, chính ta sẽ giá gươm trên các ngươi, và hủy hoại các nơi cao của các ngươi. Bàn thờ các ngươi sẽ bị phá hoang, tượng mặt trời các ngươi sẽ bị bẻ gãy; ta sẽ ném bỏ những kẻ bị giết của các ngươi trước mặt thần tượng các ngươi.” Êxêchiên 6:1-4

Dù là bất cứ thời đại nào, hễ tôn kính thần mặt trời, thì sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời tương ứng với điều ấy đã luôn đi theo sau. Đức Chúa Trời cảnh báo rằng các thành bền vững của những kẻ từng ngó trông về Áttạttê và các trụ mặt trời sẽ bị bỏ hoang (Êsai 17:7-12, 27:7-9).

Có thể xác minh rõ ràng ở khắp mọi nơi trong Kinh Thánh về sự thật rằng Đức Chúa Trời không đẹp lòng với những kẻ tôn kính thần mặt trời.

Tư tưởng tôn kính thần mặt trời vào trong hội thánh

Giống như trong quá khứ sự tôn kính thần mặt trời đã được tiến hành giữa những người dân xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời, thì vào thời đại này ngày nay cũng vậy, sự tôn kính thần mặt trời đang bám sát rất gần kề giữa tín ngưỡng của những người tin vào Đức Chúa Trời.

Nhìn hiện thực của Cơ Đốc giáo hiện tại thì thấy rằng ngoài lễ Nôen ra, rất nhiều chủng loại tư tưởng và phong tục tôn kính thần mặt trời đang ngang nhiên xâm nhập vào bên trong hội thánh. Điều tiêu biểu chính là thờ phượng Chủ nhật được tiến hành ở hầu hết các hội thánh ngày nay.

Ngày thờ phượng vốn lẽ mà Đức Chúa Trời chế định là ngày kỷ niệm quyền năng của Đấng Sáng Tạo chính là Thứ Bảy – ngày thứ bảy, tức là ngày Sabát. Dù vậy mà các hội thánh ngày nay giữ thờ phượng Chủ nhật. Bởi vì từ khi hội thánh bị thế tục hóa thì đã tiếp nhận thờ phượng Chủ nhật, là ngày lễ của các ngoại đạo tôn kính thần mặt trời. Bởi hoàng đế La Mã Constantine, người đã công nhận Cơ Đốc giáo, lệnh nghỉ Chủ nhật được tuyên bố vào năm 321 SCN, thì thờ phượng ngày Sabát bị biến mất trong lịch sử, còn thờ phượng Chủ nhật lại được chính thức hóa.

Vào năm 325, tại Công đồng Nicaea, lẽ thật của sự sống là Lễ Vượt Qua đã bị xóa bỏ, và vào khoảng năm 354, lễ Nôen đã chiếm giữ vị trí ấy. Những người cố thủ lẽ thật thì đi vào đồng vắng hoặc núi và sinh hoạt khổ hạnh, thế gian bước vào cái gọi là thời đại tối tăm tôn giáo và đi qua đường hầm tăm tối dài đằng đẵng. Trong khoảng lúc ấy, giáo lý do loài người làm ra được đại chúng nhận thức như thể là lẽ thật, rồi đến lúc nào không hay, lễ Nôen và thờ phượng Chủ nhật đã được cho biết là lễ hội đại diện cho Cơ Đốc giáo.

Lịch sử cái giả dối cải trang làm lẽ thật cứ lưu truyền lâu dài, được xuất hiện rõ giữa ví dụ mà Đức Chúa Jêsus phán vào 2.000 năm trước. Trong ví dụ, chủ nhân đã gieo giống tốt vào trong ruộng, nhưng kẻ thù đã gieo thêm cỏ lùng. Đến khi lúa mì lớn lên thì cỏ lùng cũng lòi ra. Chủ nhân ra lệnh cho các đầy tớ rằng đừng nhổ cỏ lùng ngay lập tức, nhưng hãy cứ để yên đến mùa gặt.

Theo như lời của Đức Chúa Jêsus, cỏ lùng đã trở nên sum suê trong khoảng thời gian hơn nghìn năm thoăn thoắt trôi qua, đến ngày nay thì các giáo lý giả dối lan truyền rộng. Lời rằng “Đến mùa gặt, trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trữ lúa mì vào kho chủ nhân.” cho thấy rằng những kẻ làm trái luật pháp sẽ không tránh khỏi sự phán xét đến vào ngày tận thế, và duy chỉ những người làm theo lẽ thật mới có thể được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu (Mathiơ 13:24-30, 36-43).

Kết cục của những kẻ tôn kính mặt trời

Hàng ngàn năm trước, Đức Chúa Trời đã tiên tri trước sẵn rằng sự tôn kính thần mặt trời sẽ tự tung tự tác một cách công khai ở bên trong hội thánh.

“Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! Kế đó, Ngài đem ta vào hành lang trong của nhà Ðức Giêhôva; nầy, nơi lối vào đền thờ Ðức Giêhôva, giữa hiên cửa và bàn thờ, ta thấy có ước chừng hai mươi lăm người sấp lưng về phía đền thờ Ðức Giêhôva và xây mặt về phía đông, hướng về phương đông mà thờ lạy mặt trời. Ngài bèn phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Nhà Giuđa phạm những sự gớm ghiếc mà nó phạm ở đây, há là sự nhỏ mọn sao?… Vậy nên ta cũng sẽ làm y theo cơn giận; mắt ta chẳng đoái tiếc chúng nó, và ta không thương xót đâu. Dầu chúng nó kêu la om sòm vang đến tai ta, ta chẳng thèm nghe chúng nó.” Êxêchiên 8:15-18

Giữa sự mặc thị mà đấng tiên tri Êxêchiên nhìn thấy, những người ở bên trong đền thờ của Đức Chúa Trời, tức là hội thánh, đang hướng về phương Đông mà thờ lạy mặt trời. Sự rằng đang thờ lạy mặt trời ở trong đền thờ mà đáng lẽ ra phải thờ lạy Đức Chúa Trời cho thấy rõ ràng rằng bề ngoài trông họ như thể tin vào Đức Chúa Trời, nhưng bề trong thì là những người tôn kính thần mặt trời. Đức Chúa Trời rất phẫn nộ với hành vi thể này.

“… Ðức Giêhôva gọi người mặc vải gai, lưng đeo sừng mực mà phán rằng: Hãy trải qua giữa thành, tức giữa Giêrusalem, ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc đã phạm giữa thành nầy. Rồi Ngài phán cùng những người kia cách như cho tôi nghe rằng: Hãy qua trong thành đằng sau nó, và đánh; mắt ngươi chớ đoái tiếc, và đừng thương xót. Nào già cả, nào trai trẻ, nào gái đồng trinh, nào con nít, đàn bà, hãy giết hết; nhưng chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu; và khá bắt đầu từ nơi thánh ta. Vậy các người ấy bắt đầu từ các người già cả ở trước mặt nhà.” Êxêchiên 9:3-6

Êxêchiên chương 9 đã tiên tri rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời về sự gớm ghiếc sẽ bắt đầu từ đền thờ chứ không phải nơi nào khác. Tức là cho biết rằng điều này sẽ ứng với hội thánh xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời, mà trước tiên là những người chỉ đạo của hội thánh ở giữa đó. Hơn nữa cũng được ghi chép kể cả lời rằng hãy ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về sự gớm ghiếc thể ấy.

Từ thời đại Cựu Ước cho đến tận ngày nay, cái giả dối cải trang làm cái chân thật, bóp méo lẽ thật của Đức Chúa Trời, cướp lấy tinh thần tín ngưỡng về Đức Chúa Trời. Ở trong trọng tâm ấy luôn có tồn tại tư tưởng tôn kính mặt trời. Cội nguồn tín ngưỡng của những người tin vào Đức Chúa Trời phải là lời của Đức Chúa Trời, chứ nếu là phong tục của nước nào đó hoặc tập tục của tôn giáo ngoại bang thì không được đâu. Ở trong lễ Nôen đội mặt nạ được gọi là ngày ra đời của Đức Chúa Jêsus, có ẩn giấu mưu mẹo xảo quyệt của Satan nhằm làm cho thờ lạy thần mặt trời. Đây là âm mưu của Satan nhằm viện cớ Đức Chúa Trời để lôi kéo nhiều người tôn kính thần mặt trời.

Dù rất nhiều người đang bước đi trên con đường sai trái trong khi thỏa hiệp với thế gian chăng nữa, nhưng chúng ta thì hãy giữ điều răn của Đức Chúa Trời, đi theo cho đến cuối cùng sự dạy dỗ của Kinh Thánh mà Thánh Linh và Vợ Mới dẫn dắt. Hơn nữa, hãy trở nên các con cái của Đức Chúa Trời cho những người vẫn chưa thể phân biệt giữa chân thật và giả dối được biết điều chân thật. Mong các quý vị hãy trở nên các nhà cải cách tôn giáo cuối cùng, vừa chiếu sáng ngọn đuốc lẽ thật hướng tới thế gian tối tăm vẫn chưa biết sự chân thật, vừa cất lớn tiếng rao truyền lẽ thật.