Đức Tin Sâu Sắc

29,379 lượt xem

Sống ở trên đời này, việc gặp được người thầy giáo vĩ đại thật là việc nhận lãnh phước hạnh. Nhưng hơn thế, Đức Chúa Trời Êlôhim trở thành Giáo Viên về cuộc sống đích thực, và dẫn dắt chúng ta trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, chúng ta qủa là nhận được phước lành lớn hơn vì đã được gặp Ngài.

Đức Chúa Trời, là Giáo Viên đích thực của chúng ta, đã xuống tận trái đất này và đi quãng đường khổ nạn chỉ vì sự cứu rỗi linh hồn của các con cái. Ngay cả những lúc đau đớn cùng cực, Ngài vẫn yên lặng. Nhờ hy sinh và sự nhẫn nhịn của Đức Chúa Trời, là Đấng thầm lặng đảm nhận lấy tất thảy miệt thị, phỉ báng, chửi rủa của loài người, mà chúng ta được bình an và được nhận cứu rỗi. Chúng ta vừa thật lòng cảm tạ ân huệ đó, vừa dành thời gian nghĩ xem chúng ta, là những người đi theo đường của Đấng Christ, nên đi con đường này bằng đức tin như thế nào.

Cái giếng sâu

Người ta thường gọi những người có tấm lòng rộng lớn là người có ‘lòng sâu sắc’. Người có lòng sâu sắc thường rất bình tĩnh, hiểu biết sâu rộng, nên không hay gây ra sai lầm, khiến người làm việc cùng cũng cảm thấy phấn chấn. Thành ra rất nhiều người tập trung xung quanh người có lòng sâu sắc.

Có lần tôi đọc câu chuyện “Cái giếng sâu”. Câu chuyện rằng muốn biết giếng sâu bao nhiêu, chỉ cần ném đá xuống đáy giếng là có thể biết được. Đối với giếng nông, hòn đá được ném xuống ngay lập tức chạm đáy giếng và gây tiếng động ồn; ngược lại, đối với giếng sâu, phải mất nhiều thời gian hòn đá được ném xuống mới chạm đáy, lại không gây tiếng động ngay, giếng càng sâu thì tiếng động và gợn sóng càng lâu hình thành.

Giống như vậy, tấm lòng của loài người cũng có thể đoán được độ nông sâu thông qua chỉ một lời của người khác. Nếu dễ dàng hưng phấn và lay động trước lời nói mang tính phủ định của đối phương, thì chứng tỏ tấm lòng rất nông cạn. Ngược lại, người có lòng tấm lòng sâu sắc không phản ứng ngay trước lời của đối phương, mà tiếp nhận lời đó một cách điềm đạm. Đối với những giếng lòng phong phú và sâu sắc như vậy, có rất nhiều người tụ tập lại để giải khát và tiếp nhận sinh khí mới.

Muốn mang đức tin sâu sắc thì trước tiên tấm lòng của chúng ta phải thật sâu sắc. Nếu lòng chúng ta không sâu sắc, thì sẽ thiếu không gian để chứa đựng đức tin.

Đức tin của các nhà tiên tri nhận nhiều phước lành từ Đức Chúa Trời là đức tin thật giống với cái giếng sâu.

“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy. Bởi đức tin, Ápraham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu. Bởi đức tin, người kiều ngụ trong xứ đã hứa cho mình, như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại, cũng như Ysác và Giacốp, là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người. Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập…” Hêbơrơ 11:6-19

Nôê, người đóng tàu theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời trong quãng thời gian dài, đã không bị khuất phục trước mọi trêu chọc và phỉ báng của người thế gian, mà tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng, nên khi xảy ra lũ lụt, người đã cứu được nhà mình. Ápraham cũng luôn tuân theo lời của Đức Chúa Trời trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Thậm chí, ngay của khi Đức Chúa Trời ra lệnh dâng Ysác, là con trai một yêu quí của Ápraham, làm của lễ thiêu, Ápraham cũng tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời, nên người được gọi là tổ phụ của đức tin.

Đức tin của những người ấy không phải là đức tin nông cạn, dễ dàng bị lay động trước lời của người khác. Vì họ có đức tin giống cái giếng sâu, không hề lay động trước bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào, nên họ đã thực sự làm cho Đức Chúa Trời vui lòng, và dĩ nhiên cả bản thân họ lẫn cả gia đình đều được cứu rỗi.

Kết cục của những người có đức tin nông cạn

Giống như các đấng tiên tri của đức tin trước đây, chúng ta cũng cần phải có đức tin sâu sắc. Người có đức tin nông cạn, hay lung lay, lay động trước lời nói nhỏ nhặt của những người xung quanh, là người không thể cứu rỗi người khác, thậm chí không bảo vệ nổi bản thân mình. Thời xuất Êdíptô, sở dĩ 600.000 nam đinh của Ysơraên không vào được xứ Canaan mà phải bỏ mạng ở đồng vắng là vì họ có đức tin nông cạn.

“Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môise làm phép báptêm trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng.” I Côrinhtô 10:1-5

Phần nhiều trong vòng người dân Ysơraên, đang hướng về Canaan, không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Khi đối chiếu với câu trong Hêbơrơ chương 11 rằng: “không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài”, chúng ta có thể thấy vì những người đó không có đức tin sâu sắc, nên không đẹp lòng Đức Chúa Trời, dễ dàng lay động bởi hoàn cảnh xung quanh, hay bất bình và bất mãn nên đã phải chịu diệt vong.

“Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn. Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn huỷ diệt. Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ huỷ diệt. Những sự ấy có nghĩa là hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời. Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã.” I Côrinhtô 10:6-12

Đương thời, người dân Ysơraên đã tận mắt chứng kiến quyền năng đáng lạ lùng của Đức Chúa Trời, là Đấng phân rẽ Biển Đỏ và giáng mười tai vạ xuống xứ Êdíptô. Nhưng vì họ không có đức tin sâu sắc, nên đức tin họ đã dễ dàng bị lung lay ngay cả khi gặp bất tiện nhỏ nhất.

Dù họ đã trải nghiệm tất cả những dấu lạ và phép lạ mà Đức Chúa Trời đã trải ra, nhưng họ đã không chịu đựng nổi hiện thực đói khát tạm thời trước mắt, nên đã thốt ra những lời bất mãn và lằm bằm rằng: “Tại sao lại dẫn chúng tôi đến đồng vắng để chúng tôi phải chịu khổ thế này?”.

Những người bất mãn, những người lằm bằm, những người thử thách, những người thờ hình tượng đã không thể đi vào xứ Canaan, mà tất thảy đều bị hủy diệt trong đồng vắng. Ngày nay, chúng ta cũng đang đi trên con đường đồng vắng đức tin bởi ân điển của Đức Chúa Trời, là Đấng đã dắt chúng ta ra từ thế gian tội ác này. Nếu chúng ta bị lung lay và bàng hoàng bởi chỉ một lời nói không ân huệ hoặc điều kiện hoàn cảnh xung quanh, thì chúng ta cũng chẳng khác nào những người đó. Đức Chúa Trời đang đo độ sâu đức tin của chúng ta trong nhiều điều kiện, nhiều hoàn cảnh.

Mong tất thảy người nhà Siôn đều có đức tin sâu sắc. Mặc dù khi bắt đầu cuộc sống đức tin, chúng ta có nhiều điểm thiếu sót, tuy nhiên, càng lâu năm trong đức tin thì càng phải có đức tin sâu sắc.

Giêrusalem – Ngọn giếng của sự cứu rỗi vĩnh viễn không bao giờ cạn

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ngọn giếng sâu đến mức không thể đo đếm nổi. Đó chính là ngọn giếng của sự cứu rỗi vĩnh viễn không bao giờ cạn.

“Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Đức Giêhôva, chính Đức Giêhôva, là sức mạnh của tôi, lời ca tụng của tôi; Ngài đã nên sự cứu rỗi tôi. Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu; và trong ngày đó các ngươi sẽ nói rằng: Hãy cảm tạ Đức Giêhôva; hãy kêu cầu danh Ngài; hãy rao mọi việc của Ngài ra trong các dân tộc! Hãy xưng danh Ngài là tôn trọng! Hãy ca tụng Đức Giêhôva, vì Ngài đã làm những công việc rực rỡ: nên phô cho thế gian đều biết! Hỡi dân cư Siôn, hãy kêu lên to tiếng! Vì Đấng Thánh của Ysơraên là tôn trọng giữa ngươi.” Êsai 12:1-6

Ngày ngày chúng ta múc nước ở ngọn giếng của sự cứu rỗi, là ngọn giếng sâu đến mức dù bất cứ hạn hán nào giáng xuống cũng không bao giờ cạn. Phải lấp đầy lòng chúng ta bởi nước sự sống được múc ở nơi này.

“Ấy sẽ là một ngày mà Đức Giêhôva biết; chẳng phải ngày, chẳng phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng. Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giêrusalem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.” Xachari 14:7-8

Ngọn giếng của sự cứu rỗi mà nước sống chảy suốt bốn mùa, chảy về biển đông và về biển tây, là Giêrusalem và chính là Đức Chúa Trời Mẹ của chúng ta (Galati 4:26). Để tìm kiếm các con cái bị lạc mất ở trên trời, dù phải chịu đau khổ cực nhọc, Đức Chúa Trời Mẹ vẫn chịu đựng tất cả, giống như ngọn giếng sâu thẳm không hề lay động trước bất cứ cơn sóng gió nào. Đức Chúa Trời Mẹ chính là ngọn giếng nước sự sống dài vô tận chảy tràn bờ.

Vào thời đại này, nước sự sống chảy ra vô tận từ Giêrusalem, vừa thấm đẫm tâm linh của muôn dân thế gian đang tìm đến để giải khát cơn khát phần linh hồn, vừa dẫn dắt chúng ta tới con đường Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

“… vì mặt trước nhà ngó về phía đông; và những nước ấy xuống từ dưới bên hữu nhà, về phía nam bàn thờ… Người dẫn ta sấn lên phía đông, tay cầm một cái dây, lấy dây đo được một ngàn cuđê; người khiến ta lội qua nước, nước vừa đến mắt cá ta. Người lại đo một ngàn, và khiến ta lội qua nước, nước vừa đến đầu gối ta. Người lại đo một ngàn, và khiến ta lội qua nước, nước lên đến hông ta. Người lại đo một ngàn nữa; bấy giờ là một con sông, ta không lội qua được; vì nước đã lên, phải đạp bơi; ấy là một con sông mà người ta không có thể lội qua… và khi đã chảy về biển, nước biển sẽ trở nên ngọt. Khắp nơi nào sông ấy chảy đến, thì mọi vật hay sống tức là vật động trong nước, đều sẽ được sống; và ở đó sẽ có loài cá rất nhiều. Nước ấy đã đến đó thì biển trở nên ngọt, và khắp nơi nào sông ấy chảy đến thì mọi vật sẽ sống ở đó… Gần bên sông ấy, trên bờ nầy và bờ kia, sẽ sanh đủ thứ cây có trái ăn được, lá nó không hề héo rụng, và trái nó không hề dứt. Mỗi tháng nó sẽ sanh ra trái mới, vì những nước tưới nó chảy ra từ nơi thánh. Trái nó dùng để ăn, lá nó dùng để làm thuốc.” Êxêchiên 47:1-12

Nước sự sống chảy ra từ Giêrusalem trở thành một con sông sâu, và khi chảy về biển, làm sống lại mọi vật động trong nước. Theo như lời tiên tri này, nước sự sống Giêrusalem chảy về khắp năm đại dương và sáu châu lục, làm thức tỉnh muôn dân. Vào lúc này, ngọn giếng trong tấm lòng chúng ta, là những người ngày ngày được nhận nước sự sống, cũng càng phải sâu hơn. Với tư cách là con cái của Mẹ Giêrusalem, chúng ta phải trở nên giống Đức Chúa Trời Cha Mẹ, phải có ngọn giếng lòng sâu sắc thì mới có được đức tin sâu sắc, và phải làm tròn sứ mệnh truyền nước từ ngọn giếng của sự cứu rỗi cho những tâm linh đang khát cháy.

Chúng ta không nên trở thành người có lòng nông cạn, phản ứng ngay và gây ra vòng xoáy nước lớn khi chỉ một hòn đá nhỏ bị ném xuống, mà chúng ta phải nên trở thành con cái của Đức Chúa Trời Êlôhim, là những người có tâm linh sâu sắc có thể làm sống lại muôn dân thế gian. Nếu là con cái sống theo lời dạy của Mẹ Giêrusalem, thì chúng ta phải mang ngọn giếng tấm lòng sâu sắc giống Mẹ, để có thể giải khát cơn khát của nghìn người, vạn người.

Hãy mặc lấy phẩm hạnh của thiên sứ bằng đức tin sâu sắc

Sứ đồ Phierơ đã nhấn mạnh rằng những thánh đồ sẽ được biến hoá và tham dự vào thế giới thần thánh, cũng phải gắng sức dự phần vào bổn tánh Đức Chúa Trời ngay cả khi đang ở trên đất này.

“và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời. Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết qủa trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus trong chúng ta đâu… dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta.” II Phierơ 1:4-11

Phải là đức tin có tấm lòng chứa đựng nhân đức, học thức, tiết độ, nhịn nhục, sự tin kính, tình yêu thương anh em, lòng yêu mến, mới được gọi là đức tin sâu sắc không bị lay động bởi sóng gió và thế tục. Đức Chúa Trời vừa liệt kê các công việc của các đấng tiên tri đức tin, là Nôê và Ápraham, mà có đức tin sâu sắc như ngọn giếng sâu, vừa dặn dò chúng ta phải cũng phải mang theo đức tin sâu sắc đủ để dự phần vào bổn tánh Đức Chúa Trời.

Tâm linh của chúng ta phải giống với tâm linh sâu sắc của Mẹ Giêrusalem. Có như thế, chúng ta mới có thể nuôi dưỡng được đức tin sâu sắc, có thể sống cuộc sống tốt đẹp như Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã dạy dỗ, và có thể rao giảng nhân đức của Đức Chúa Trời bằng hành động lương thiện của chúng ta (Tham khảo: I Phierơ 2:9-12).

Chúng ta không nên trở thành người nông nổi, phẫn nộ và tức giận đối với việc nhỏ nhặt, hôm nay từ bỏ ý lớn của ngày hôm qua. Mong tất thảy gia đình Siôn đều trở thành chén lớn đủ để dự phần vào bổn tánh của Đức Chúa Trời, chứa đựng nước của ngọn suối sự cứu rỗi để giải khát cơn khát phần linh hồn của muôn dân thế gian.

Để được như vậy, trước tiên chúng ta phải biến hoá thành tấm lòng sâu sắc. Đừng chờ đợi hoàn cảnh xung quanh, đừng chờ đợi những người xung quanh biến hoá, mà tự bản thân mình phải biến hoá. Nếu chỉ bản thân mình được biến hoá thì cả thế gian sẽ biến hoá. Để cả tấm lòng chúng ta được biến hoá trọn vẹn thì đôi khi cũng có khó khăn, nhưng thế gian này không có việc nào dễ dàng được thực hiện cả. Để đạt được bảo vật quý báu có giá trị thì phải trải qua rất nhiều khó khăn. Thế nên Đức Chúa Trời đã dặn chúng ta hãy nắm vững để không làm tuột mất mão triều thiên của sự sống dành cho mỗi chúng ta.

Mong các người nhà Siôn hãy mang đức tin và tấm lòng sâu sắc có thể chứa đựng vô tận những hòn đá bị ném xuống, bằng bổn tánh của Đức Chúa Trời, và làm sống lại thế gian bằng nước sống được gánh từ ngọn giếng của sự cứu rỗi.