Nghe nói rằng Cơ Đốc giáo, đạo mà nhiều người tin theo vào ngày nay, đã bị bắt bớ khắc nghiệt vào thời đại Hội Thánh Sơ Khai. Vì sao họ đã bị bắt bớ đến thế? Và làm thế nào mà những thánh đồ Sơ Khai đã giữ đức tin trong sự ngược đãi ấy?
Điều chúng ta cần ghi nhớ trên hết là sự thật rằng đối với thánh đồ sinh hoạt đức tin trung thành chỉ nhìn hướng về Nước Thiên Đàng, luôn có sự bắt bớ và hoạn nạn đi theo họ vào bất cứ thời đại nào (Rôma 8:17).
Cách đây 2000 năm trước, ma quỉ Satan đã sử dụng quyền lực của thế gian như giáo Giuđa và Rôma, đế quốc cai trị Ysơraên vào thời ấy nhằm bắt bớ Cơ Đốc giáo theo lẽ thật. Song, các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã nhờ cậy vào sức mạnh của Thánh Linh mà Đức Chúa Jêsus đã đổ xuống vào Lễ Ngũ Tuần sau khi sống lại và thăng thiên, rồi bắt đầu dạn dĩ rao truyền Tin Lành. Dầu sự bắt bớ càng khắc nghiệt thì Tin Lành phát ra hương khí của Đấng Christ và lan truyền càng nhanh chóng tới tận các nước ngoại bang giống như cây một dược càng bị vết thương bao nhiêu thì càng tỏa ra hương khí đậm đà bấy nhiêu.
Giáo Giuđa đóng đinh Đấng Mêsi trên thập tự giá, và Thánh Linh Lễ Ngũ Tuần của Hội Thánh Sơ Khai
Giáo Giuđa, đạo tin vào Đức Giêhôva là Thần Duy Nhất, là tôn giáo dân tộc của Ysơraên. Cách đây 2000 năm trước, giáo Giuđa đã đâm rễ sâu vào lịch sử và truyền thống của Ysơraên trong hàng nghìn năm, còn Cơ Đốc giáo chẳng qua chỉ là tôn giáo mới xuất hiện mà thôi. Hơn nữa, trong con mắt người ta, Cơ Đốc giáo là tà đạo ngứa mắt vì họ tin Đức Chúa Jêsus – Người chỉ là thợ mộc là Đấng Mêsi, tức là Đấng Cứu Chúa.
Những người lãnh đạo tôn giáo vào đương thời ấy đã bắt Đức Chúa Jêsus, đem nộp cho quan tổng đốc Philát và kêu lớn tiếng rằng hãy vô điều kiện mà đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Họ đã bằng tay của họ mà trực tiếp giết Đấng Mêsi mà họ đã trông mong chờ đợi.
Sau sự chết của Đức Chúa Jêsus thì các môn đồ đã rải rác, và những người Giuđa đã nghĩ rằng Cơ Đốc giáo sẽ sớm bị đổ sụp. Tuy nhiên, trái lại với suy nghĩ của họ, một ngày hơn 3.000 người chịu phép Báptêm nhân danh Đức Chúa Jêsus và rất nhiều thầy tế lễ cũng vâng theo đạo của giao ước mới. Ấy là kết quả của sự các sứ đồ dạn dĩ rao truyền Tin Lành sau khi được đầy dẫy Thánh Linh vào Lễ Ngũ Tuần.
Những người lãnh đạo giáo Giuđa ngạc nhiên về sự đó, bắt các sứ đồ, đánh đòn, nhốt trong tù, và cấm không được lấy danh Ðức Chúa Jêsus mà giảng dạy. Đã phát sinh những người tử vì đạo, bắt đầu từ Êtiên. Tuy nhiên, sự bắt bớ của người Giuđa đóng vai trò làm chất gây nổ giúp rao truyền Tin Lành tới nước ngoại bang, và lịch sử của Hội Thánh Sơ Khai thực sự đã được bắt đầu. Cùng lúc, lịch sử của Satan ngăn lịch sử của Đức Thánh Linh cũng trở nên mạnh mẽ.
Hoàng đế Rôma đàn áp Cơ Đốc giáo
Là quốc gia tin vào đạo đa thần, cho rằng thần mặt trời là thần cao nhất, Rôma đã cai trị nhiều nước gồm Ysơraên. Rôma yêu cầu những người dân lệ thuộc Rôma vâng phục mọi việc của quốc gia. Cơ Đốc nhân cũng đã trung thành với quốc gia nhưng trong việc giữ tín ngưỡng thì họ đã theo ý muốn của Đức Chúa Trời dầu trái lệnh của hoàng đế, và không thỏa hiệp với hiện thực.
Hơn nữa, nhằm mục đích thống nhất quốc gia, đế quốc Rôma thịnh hành tôn giáo sùng bái ngay cả hoàng đế cũng như các thần khác, còn các Cơ Đốc nhân – những người phản đối điều này đã bị phê bình là những kẻ không trung thành với quốc gia. Đương nhiên, đối với Rôma thì Cơ Đốc nhân là cái gai trong mắt, các hoàng đế Rôma thực hiện chính sách đàn áp Cơ Đốc giáo, và bắt đầu ngược đãi các Cơ Đốc nhân.
Hoàng đế Nero (thời gian cai trị: năm 54-68) là tên bạo chúa khét tiếng đã đổ tội oan cho các Cơ Đốc nhân vô tội, tàn sát, tiến hành giết hại các sứ đồ một cách mãnh liệt. Hoàng đế Domitianus (thời gian cai trị: năm 81-96) là hoàng đế tự xưng mình là “Dominus et Deus (Chúa và thần)”, phán lệnh sùng bái hoàng đế, và ngược đãi những thánh đồ không vâng phục. Ngược đãi kéo dài trong hàng trăm năm, và nhóm họp của các Cơ Đốc nhân nhất thiết bị cấm. Vào thời kỳ của hoàng đế Diocletianus (thời gian cai trị: năm 284-305), ông đã ban bố sắc lệnh qua 4 lần.
- 1. Đánh đổ nơi thờ phượng của Cơ Đốc giáo và đốt sách của Cơ Đốc giáo. Và tước đoạt quan chức của những người bày tỏ tín ngưỡng của mình.
- 2. Bắt hết thảy mục sư, nhân viên hội thánh và giam vào tù.
- 3. Vào ngày lễ cúng, mở cửa ngục, và thả ra những Cơ Đốc nhân dâng lễ vật lên các thần khác, còn tra tấn những người từ chối.
- 4. Bắt mọi nhân dân tại đế quốc Rôma quỳ lạy trước các thần khác và dâng lễ vật.
Các Cơ Đốc nhân không khuất phục trước điều này đã bị tra tấn dã man không kể già trẻ trai gái. Sau khi bị đánh roi, họ đã bị giết bằng phương pháp dã man như bị ném làm mồi của thú dữ đói, bị thiêu, bị xé tứ chi v.v… Xác chết bị bỏ rơi rồi bị thiêu hoặc bị ném xuống sông.
Đế quốc Rôma đã muốn tiêu diệt Cơ Đốc giáo bằng sức mạnh của chính phủ.
Tin đồn xấu không ngừng và sự khổ nạn của Đấng Christ
Các Cơ Đốc nhân đã phải nhóm ở mộ tập thể dưới lòng địa đạo (Catacomb) để trốn mắt nhìn của Rôma, mà đã tiếp tục bị nghi ngờ nhiều hơn. Có tin đồn giả dối giữa người dân rằng Cơ Đốc giáo ăn thịt con cái, loạn luân v.v… Khi tin đồn tăng thêm thì người ta căm thù Cơ Đốc nhân, và đổ tội cho Cơ Đốc nhân mỗi khi xảy ra vấn đề.
Có những học giả công kích Cơ Đốc giáo về mặt tư tưởng. Là nhân vật không tin vào giáng sinh và thần tánh của Đức Chúa Jêsus, Celsus đã nói những lời phê phán ác độc nhằm vào Cơ Đốc giáo và Kinh Thánh bằng tất cả học thuyết, thường thức, châm biếm v.v… vào thời đại ấy trên khắp nơi.
Các Cơ Đốc nhân đã không thể không bị những người thế gian hiểu lầm và căm ghét. Kể cả những hàng xóm thân thiết cũng trở nên dã man và dữ tợn.
Các Cơ Đốc nhân đã phải chịu đựng bị chửi, đánh đòn, ném đá, và vô tội mà bị dắt đến tòa án, bị thẩm vấn và giam vào tù. Sau đó thì bị dắt đến trước mặt tổng đốc, bị xử án, và bị tra tấn đủ kiểu. Người ta đã nhục mạ, chê cười họ, và tán dương thần tượng mình.
Sau khi lẽ thật như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua v.v… đã bị biến đổi từng cái một theo lời tiên tri của Kinh Thánh, thì những người yêu mến và vâng phục lẽ thật đã chuyển qua nhiều căn lều nhỏ để giữ đức tin, và dần dần ra ngoài sa mạc để giữ lễ thờ phượng. Khi đến lúc mà điều ấy cũng khó khăn thì có nhiều người vào hang động và một mình sống cuộc sống cô lập.
Đức tin mà thế gian không xứng đáng cho
Nói rằng lịch sử Hội Thánh Sơ Khai là lịch sử của sự bắt bớ cũng không phải là quá lời. Họ đã bị bao quanh bởi các loại tình huống khó khăn, hiểm nguy, và bị ngược đãi, đàn áp rộng rãi. Song, các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã coi sự hoạn nạn và bắt bớ cũng là vinh quang, và hàng ngày rao truyền Tin Lành dù ở bất cứ nơi nào. Nhìn bề ngoài thì có vẻ họ đã bị thua nhưng họ đã sống cuộc đời thắng lợi hàng ngày về phần linh hồn.
“Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Ðức Chúa Trời; kẻ chẳng ăn cũng chẳng ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Ðức Chúa Trời. Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết; vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả. Ðấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống.” Rôma 14:6-9
Tinh thần của họ đã chỉ hướng về Đức Chúa Trời. Và họ đã tin vào phần thưởng và mão triều thiên trên trời mà Đức Chúa Trời đã hứa. Vì có sự trông cậy chắc chắn như thế này, cho nên các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã không nản lòng, mà chạy hướng tới Nước Thiên Đàng vĩnh cửu và mão triều thiên của sự sống.
“Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” Khải Huyền 2:10
Các thánh đồ đã từ bỏ mạng sống như rơm vì lẽ thật, đã bị người ta ghen ghét, nhưng được Đức Chúa Trời khen ngợi. Mão triều thiên của sự sống đang được sáng láng cho họ, những người đang nhận sự hoan hô và an ủi.
“Những người đó bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bịnh tật, tỏ sự bạo dạn nơi chiến tranh, khiến đạo binh nước thù chạy trốn. Có người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại, có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích, lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi trong hang, trong những hầm dưới đất.” Hêbơrơ 11:33-38
Bất cứ mọi thứ như quyền hùng mạnh của Rôma hiệu lệnh thế giới, truyền thống của đạo Giuđa truyền lại muôn đời, sự đối xử lạnh nhạt của nhiều người cũng không thể phá hủy tín ngưỡng của Hội Thánh Sơ Khai. Đó thật là đức tin mà thế gian không xứng đáng cho họ ở.
Dũng sĩ của lẽ thật thừa kế tinh thần của Hội Thánh Sơ Khai
Sự vất vả của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai là các nhân chứng chân thật cho chúng ta, những người tiếp nhận lẽ thật giao ước mới vào ngày nay. Tại vì, ma quỉ vẫn cố gắng để làm mất tinh thần đức tin của chúng ta bằng các loại thủ đoạn và vô số gian kế vào ngay cả bây giờ là thời đại tôn trọng nhân quyền của mỗi người, và mọi người đều được nhận điều kiện an toàn và ổn định. Gian kế của ma quỉ, kẻ đối địch cùng Đức Chúa Trời và thánh đồ của Đức Chúa Trời sẽ kéo dài cho đến sự phán xét cuối cùng.
“Con rồng giận người đàn bà bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Ðức Chúa Trời và lời chứng của Ðức Chúa Jêsus. Con rồng đứng trên bãi cát của biển.” Khải Huyền 12:17-18
Đức tin được đo khi sự thử thách tìm đến, chứ không phải là khi bình an. Các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã làm nên sự nghiệp sáng chói, bởi tinh thần hướng về Đức Chúa Trời, đức tin tuyệt đối nhìn hướng về Đức Chúa Trời ngay cả trong tình huống đối mặt với sự chết. Chúng ta cũng vậy, tuyệt đối không được lơ đãng và từ bỏ tín ngưỡng mặc dù tình huống khó khăn xảy đến. Thử thách là tạm thời nhưng thế giới hầu đến là mãi mãi và đời đời. Hãy thức tỉnh hơn nữa, và nên tái hiện đức tin mạnh mẽ của Hội Thánh Sơ Khai nhìn hướng về Đức Chúa Trời và Nước Thiên Đàng.
“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Ðấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Ðấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Rôma 8:35-39
Tình yêu thương hướng về Đấng Christ bắt đầu từ thành Giêrusalem cách đây 2 nghìn năm trước, đã bẻ gãy quyền thế của Satan, truyền đạt đến khắp nước Ysơraên và nước ngoại bang. Đức Chúa Trời đã ban sự sáng của Đức Thánh Linh mạnh gấp 7 lần so với Hội Thánh Sơ Khai cho các thánh đồ thời đại Đức Thánh Linh tin vào Đức Chúa Trời Êlôhim và giữ tín ngưỡng ngay thẳng theo Kinh Thánh. Giờ là thời kỳ bày tỏ khắp thế gian đức tin lớn gấp 7 lần Hội Thánh Sơ Khai mà thế gian không thể chứa nổi.
Chúng ta hãy trở thành dũng sĩ của lẽ thật mạnh mẽ làm chứng về Đức Chúa Trời Êlôhim bằng đức tin mà thế gian lấy làm lạ. Vào thời đại này, tình yêu thương của chúng ta hướng về Đức Chúa Trời Cha Mẹ mà chẳng có thể phân rẽ, sẽ khiến ma quỉ bất lực và đạt đến nơi tận cùng thế giới.