Bầu khí quyển & Từ trường của Trái đất

19,635 lượt xem

Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có bầu khí quyển và từ trường? Bề mặt trái đất sẽ giống như Mặt trăng, có vô số hố va chạm được tạo thành do va chạm của các thiên thạch; và trên hết, sẽ không có sinh vật sống có thể tồn tại. Đó là lý do tại sao bầu khí quyển và từ trường của trái đất là vô cùng quan trọng. Khí quyển và từ trường đóng vai trò như các trường và lá chắn thiết yếu bảo vệ cho sinh vật sống trên trái đất.

Bầu khí quyển của trái đất được tối ưu hóa cho sự tồn tại của các sinh vật sống

Cho đến nay, trái đất được biết đến là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sinh vật sống tồn tại. Một trong những đặc trưng của trái đất là được bao quanh bởi bầu khí quyển hoàn hảo để các sinh vật này có thể tồn tại. Bầu khí quyển này được tạo ra nhờ lực hấp dẫn của trái đất giữ lại số lượng các chất khí cần thiết cho sự sống.

Trong bầu khí quyển có chứa một mật độ thích hợp của khí nitơ, ôxy và cácbon điôxít; cùng với một đơn vị áp suất phù hợp nhất cho sự tồn tại của các sinh vật sống. Bầu khí quyển cũng đóng vai trò của một tấm cách nhiệt và điều nhiệt, giúp cho trái đất có thể giữ ổn định mức nhiệt độ trung bình.

Trong số các loại khí hình thành nên bầu khí quyển thì ôxy là hợp chất thiết yếu cho quá trình tích trữ năng lượng của hầu hết các sinh vật sống. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng tạo ra O₃ để ngăn chặn các tia UV có hại cho các sinh vật.

Cực quang là hiện tượng xảy ra khi từ trường của trái đất chặn các hạt mang điện tích trong không gian.

Khí cácbon điôxít cũng là một chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật. Nó đóng vai trò quan trọng như một loại khí nhà kính giúp duy trì nhiệt độ thích hợp của trái đất. Nếu không có cácbon điôxít trong tầng khí quyển, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ thấp hơn mức hiện tại khoảng 20 đến 30°C, và do đó sẽ ngăn cản sự phát triển của các sinh vật. Tuy nhiên, khi có quá nhiều cácbon điôxít trong khí quyển như hiện nay thì sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Khí Nitơ chiếm phần lớn trong khí quyển cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong số các chất khí, nitơ có phản ứng hóa học thấp nhất, vì vậy nó không dễ dàng phản ứng với bất kỳ nguyên tố nào khác. Nếu như bầu khí quyển được cấu tạo bởi một loại khí khác có phản ứng tốt hơn nitơ thì khí quyển của trái đất sẽ không giữ được trạng thái ổn định do có nhiều phản ứng hóa học xảy ra.

Bầu khí quyển đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ trái đất an toàn trước tất cả các vật thể bay nguy hiểm từ không gian bên ngoài, ví dụ như thiên thạch. Khi một thiên thạch lớn đi vào trong trái đất do lực hấp dẫn, hầu hết chúng sẽ bốc cháy do ma sát với bầu khí quyển. Vì vậy, hầu như không có bất kỳ thiên thạch nào thực sự va chạm với bề mặt trái đất. Trong khi đó, ở nơi không có khí quyển như sao Thủy và Mặt trăng hay ở nơi vốn có rất ít khí quyển như sao Hỏa, thì sự va chạm sẽ tạo ra những hố va chạm khổng lồ. Điều này cho thấy bầu khí quyển quan trọng như thế nào.

Một số hành tinh như sao Kim, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương cũng có bầu khí quyển, nhưng bầu khí quyển dày của sao Kim, sao Mộc và sao Thổ nặng hơn bầu khí quyển của trái đất hàng chục lần. Về thành phần của khí quyển, khí quyển của sao Kim chủ yếu là cácbon điôxít, còn trên sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương thì chủ yếu là hyđrô và hêli, nên không thích hợp cho các sinh vật sống tồn tại.

Bầu khí quyển của trái đất được cấu tạo bởi cấu trúc và thành phần lý tưởng nhất cho sự tồn tại của các sinh vật sống, và đóng vai trò như lớp màng bảo vệ đầu tiên của trái đất.

Từ trường của trái đất, một lá chắn ngăn chặn các hạt mang điện từ trong không gian

Từ trường của trái đất ngăn chặn vô số các loại hạt mang điện từ có hại bay từ bên ​​ngoài không gian về phía trái đất. Do nhiệt độ cao của Mặt trời, các nguyên tử bị phân tách thành các hạt electron và proton, và hình thành các hạt mang điện từ [plasma] tồn tại trong gió Mặt trời. Các hạt điện từ mang năng lượng cao này di chuyển với tốc độ hàng trăm kilômét mỗi giây và gây hại cho các sinh vật sống. Sinh vật tiếp xúc với một hạt điện từ sẽ phải chịu tác động rất lớn. Nó giống như việc bạn sẽ bị thương nặng hơn khi va phải một viên đá bay nhanh so với một viên đá bay chậm.

Đó là lý do tại sao các hạt điện từ có thể gây ra nhiễm sắc thể bất thường trong tế bào hoặc gây ra bệnh ung thư nếu chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật. Nếu trái đất tiếp xúc với các hạt điện từ thì điện và các thiết bị điện tử trên trái đất có thể ngừng hoạt động. Trên thực tế, vào năm 1989, khi xuất hiện bão mặt trời, các máy biến áp đã bị cháy, hệ thống điện bị tê liệt, và việc liên lạc bị gián đoạn trong suốt hai tuần ở Quebec, Canada.

Nhờ có từ trường, các sinh vật sống trên trái đất được bảo vệ khỏi các hạt điện từ. Hiện tượng xảy ra khi từ trường của trái đất chặn các hạt điện từ được gọi là cực quang. Cực quang được tạo ra khi các hạt điện từ mang năng lượng cao phát ra ánh sáng khi chúng tiếp xúc với từ trường trái đất và va chạm với tầng trên của bầu khí quyển trong khi di chuyển đến các vùng cực do tác động của lực điện từ.

Loài người đang hối hả với cuộc sống bận rộn hàng ngày mà không nhận thức được sự tồn tại của bầu khí quyển và từ trường cũng như tầm quan trọng của chúng. Tuy nhiên, ngay cả tại thời điểm này, bầu khí quyển và từ trường vẫn đang hoạt động như lá chắn của chúng ta, ngăn chặn các thiên thạch và các hạt điện từ bay về phía trái đất. Sự sống có thể tồn tại trên trái đất là nhờ vào những thế lực vô hình đang bảo vệ nó.

“Vì Đức Giêhôva, là Đấng đã dựng nên các từng trời, tức là Đức Chúa Trời đã tạo thành đất và làm ra nó, đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là trống không, bèn đã làm nên để dân ở, phán như vầy: Ta là Đức Giêhôva, không có Đấng nào khác!”Êsai 45:18