Trong Kinh Thánh được ghi chép rằng Tin Lành Nước Thiên Đàng sẽ được truyền bá cho hết thảy mọi dân tộc đang sinh sống trên thế gian này (Mathiơ 24:14). Và cũng đã được làm chứng rõ ràng rằng tiếng rao truyền Tin Lành sẽ vang ra khắp đất, và lời của Đức Chúa Trời sẽ đạt đến tận cùng thế gian (Rôma 10:18).
Các người nhà thức tỉnh bởi nghe lời tiên tri đang dạn dĩ rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Trời cho hết thảy mọi dân tộc trên cả thế gian. Hương khí Siôn này đang được bay đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng dường như thỉnh thoảng có những vị vẫn chần chừ đồng tham vào công việc truyền đạo với tấm lòng do dự.
Để Tin Lành được truyền bá hết thảy cho 7 tỷ nhân loại ngày nay theo lời tiên tri Kinh Thánh, thì nhất định cần phải có việc làm và thực tiễn. Khi hết thảy cùng đồng tham bằng tấm lòng đồng nhất, thì lịch sử của Tin Lành được hoàn thành. Chúng ta hãy dò xem về tầm quan trọng của việc làm và thực tiễn thông qua Kinh Thánh.
Trong Kinh Thánh được ghi chép công việc của rất nhiều tổ tiên đã đạt được công việc vĩ đại nhờ tin vào lời Đức Chúa Trời và làm theo y nguyên lời phán của Ngài. Trong số đó, Giôsuê cũng là nhân vật đã được chứng kiến lịch sử kỳ tích bởi tin và làm theo y nguyên lời phán của Đức Chúa Trời.
“Vả, Giêricô đã đóng cửa mình cách nghiêm nhặt trước mặt dân Ysơraên, không người nào vào ra. Đức Giêhôva phán cùng Giôsuê rằng: Kìa ta đã phó Giêricô, vua, và các chiến sĩ mạnh dạn của nó vào tay ngươi. Vậy, hết thảy các ngươi, là chiến sĩ, hãy đi vòng chung quanh thành một bận; phải làm như vậy trong sáu ngày. Bảy thầy tế lễ sẽ đi trước hòm giao ước cầm bảy cái kèn tiếng vang; nhưng qua ngày thứ bảy, các ngươi phải đi vòng chung quanh thành bảy bận, và bảy thầy tế lễ sẽ thổi kèn lên. Khi những thầy tế lễ thổi kèn vang, các ngươi vừa nghe tiếng kèn, hết thảy dân sự phải la tiếng lớn lên, thì vách thành sẽ sập xuống, rồi dân sự sẽ leo lên, mỗi người ngay trước mặt mình.” Giôsuê 6:1-5
Cuối lộ trình sinh hoạt 40 năm đồng vắng, người dân Ysơraên đứng trước vùng đất Canaan đượm sữa và mật, đã phải đối mặt với thành Giêricô bất khả xâm phạm. Lúc đó Đức Chúa Trời đã cho Giôsuê biết kế sách bí mật có thể làm ngã sụp thành Giêricô. Đó chính là lời phán rằng hết thảy mọi quân lính trong vòng sáu ngày mỗi ngày hãy đi chung quanh thành một lần, còn vào ngày thứ bảy thì đi chung quanh bảy lần, và khi các thầy tế lễ thổi kèn thì hết thảy hãy nhất loạt la lên.
Giôsuê và người dân Ysơraên vâng phục theo như lời phán của Đức Chúa Trời, đã được trải nghiệm kỳ tích lời tiên tri của Đức Chúa Trời được ứng nghiệm y nguyên trước mắt họ.
“Nhưng ngày thứ bảy các người đó dậy sớm, vừa tưng sáng, và y như cách trước, đi chung quanh thành bảy lần; chỉ nội ngày đó họ đi chung quanh thành bảy lần. Lần thứ bảy, những thầy tế lễ thổi kèn, thì Giôsuê nói cùng dân sự rằng: Hãy la lên; vì Đức Giêhôva đã phó thành cho các ngươi… Vậy, dân sự la lên, và những thầy tế lễ thổi kèn. Vừa khi dân sự nghe tiếng kèn, bèn la lớn lên, và vách thành liền ngã sập…” Giôsuê 6:15-20
Đến ngày thứ bảy, theo như mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, người dân Ysơraên đi chung thành Giêricô bảy lần, sau đó hết thảy đã cùng la lên theo tiếng kèn của các thầy tế lễ và tiếng kêu của Giôsuê. Thế thì thành Giêricô vốn tưởng chừng như mãi mãi sẽ không ngã sập ấy đã bị ngã sập trong chớp mắt.
Giả sử dù Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy đi chung quanh thành thế mà không có bất kỳ một ai đi chung quanh, và dù có lời phán rằng hãy la lên thế mà không có bất kỳ một ai la lên thì liệu thành Giêricô đã bị ngã sập chăng? Hết thảy mọi lời phán của Đức Chúa Trời được hoàn thành khi việc làm và thực tiễn đi theo sau. Kinh Thánh giáo huấn chúng ta về sự thật vững chắc ấy thông qua rất nhiều lịch sử.
Tuân Tử – nhà tư tưởng của Trung Quốc thời Chiến Quốc đã để lại lời rằng “Nghe không bằng thấy, thấy không bằng biết, biết không bằng làm. Học đến làm được mới thôi.” Có nghĩa rằng dù là bất cứ điều gì thì sự chuyển sang thực hiện còn quan trọng hơn sự nghe và thấy.
Trên thực tế, được cho biết rằng ký ức dựa trên thị giác ưu tú hơn ký ức dựa trên thính giác, và thông tin mang tính lập thể được nhập vào thông qua trải nghiệm sẽ lưu lại trong ký ức lâu hơn là một sự kích thích. Giống như lời rằng “Nghe thì quên ngay, thấy thì ghi nhớ, nhưng thực tiễn thì có thể hiểu được.”, những việc trực tiếp thực tiễn và làm thì được hiểu bằng tấm lòng, vượt quá ký ức đơn thuần. Lý do tín ngưỡng thực tiễn cần thiết trong sinh hoạt đức tin của chúng ta cũng giống như vậy.
“Bấy giờ, có lời của Đức Giêhôva phán dạy Êli rằng: Hãy chỗi dậy, đi đến Sarépta, thành thuộc về Siđôn, và ở tại đó; kìa, ta đã truyền cho một người góa bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi. Vậy, người đứng dậy đi đến Sarépta. Khi đến cửa thành, người thấy một người đàn bà góa lượm củi, bèn kêu mà nói rằng: Ta xin ngươi hãy đi múc một chút nước trong bình để cho ta uống. Nàng bèn đi múc nước. Nhưng người kêu lại và nói với nàng rằng: Cũng hãy đem trong tay ngươi cho ta một miếng bánh nữa. Nàng đáp: Tôi chỉ mạng sống của Giêhôva Đức Chúa Trời của ông mà thề, tôi không có bánh, chỉ có một nắm bột trong vò và một chút dầu trong bình; này tôi lượm hai khúc củi, đoạn về nấu dọn cho tôi và con trai tôi; khi ăn rồi, chúng tôi sẽ chết. Nhưng Êli tiếp rằng: Chớ sợ chi, hãy trở về, làm y như ngươi đã nói; song trước hãy dùng bột ấy làm cho ta một cái bánh nhỏ, rồi đem ra cho ta; kế sau ngươi sẽ làm cho ngươi và cho con trai ngươi. Vì Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên phán như vậy: Bột sẽ không hết trong vò, và dầu sẽ không thiếu trong bình, cho đến ngày Đức Giêhôva giáng mưa xuống đất. Vậy, nàng đi và làm theo điều Êli nói. Nàng và nhà nàng, luôn với Êli ăn trong lâu ngày. Bột chẳng hết trong vò, dầu không thiếu trong bình, y như lời Đức Giêhôva đã cậy miệng Êli mà phán ra.” I Các Vua 17:8-16
Theo lời phán của Đức Chúa Trời, Êli đã được ở nhờ nhà một người đàn bà góa ở Sarépta để tránh cơn hạn hán. Theo như lời tiên tri của Đức Chúa Trời, xứ Ysơraên đã xảy ra hạn hán suốt thời gian dài là ba năm rưỡi, và rất nhiều người vật vã bởi cơn đói. Người đàn bà góa Sarépta cũng cạn kiệt đồ ăn, nên đã định làm một chút đồ ăn bởi một nắm bột trong vò và một chút dầu trong bình, để ăn cùng con trai rồi sẽ chết.
Lúc ấy, Êli đã nói với người đàn bà góa Sarépta rằng hãy làm bánh mang đến cho mình trước. Tuy là tình huống cấp bách, nhưng người đàn bà góa Sarépta đã tiếp nhận ý muốn Đức Chúa Trời mà làm theo lời. Kết quả là người đàn bà góa Sarépta đã được trải nghiệm kỳ tích bột chẳng hết trong vò và dầu không thiếu trong bình cho đến tận ngày kết thúc cơn hạn hán.
Trong tình huống nguy cơ tuyệt thể tuyệt mệnh, việc tiếp đãi Êli trước bằng đồ ăn còn lại cuối cùng tuyệt đối đã không phải việc dễ dàng. Nhưng, người bà góa Sarépta đã tin và làm theo lời phán của Đức Chúa Trời mà đấng tiên tri đã rao truyền, nên đã được hiểu và nhận ra sự thật rằng hết thảy mọi điều này là việc làm của Đức Chúa Trời hầu ban phước cho bản thân mình.
Kể cả khi Đức Chúa Trời phán lệnh cho Ghêđêôn rằng hãy giảm bớt 3.200 quân lính thành 300 người cũng như vậy. Để chiến đấu với đại quân Mađian 135.000 người thì kể cả 3.200 quân lính trông thật thiếu nhiều thay, thế mà Đức Chúa Trời lại phán rằng hãy giảm bớt số lượng ấy. Bởi suy nghĩ của loài người thì thật khó để tiếp nhận lời phán ấy một cách dễ dàng. Song, trận đấu này đã kết thúc bởi sự Ysơraên giành được đại thắng theo như ý muốn mà Đức Chúa Trời đã dự định (Các Quan Xét 7:2-23). Như vậy, khi thực tiễn theo như lời phán của Đức Chúa Trời thì sẽ giành được kết quả phước lành, và có thể hiểu được trọn vẹn ý muốn của lời phán Ngài đã ban.
Không với việc làm và thực tiễn thì không thể hiểu được trọn vẹn lời phán của Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời đã luôn nhấn mạnh với chúng ta về đức tin cùng với việc làm và thực tiễn thỏa đáng với đức tin ấy.
“Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng? Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.” Giacơ 2:14-17
Kinh Thánh cho biết rằng đức tin không có việc làm không những không thể cứu rỗi được bản thân, mà còn tự mình nó chết nữa. Ở trong thế giới của đức tin chết, không một lịch sử quyền năng hoặc năng lực nào của Đức Chúa Trời xảy ra cả.
Các quý vị có thể hiểu được bao nhiêu, ghi nhớ được bao nhiêu lời phán mà đã nghe chỉ bằng tai và xác minh chỉ bằng mắt đây? Dù biết rằng phải cầu nguyện thế mà lại không thực hiện, dù biết rằng phải gắng sức dò xem lời thế mà lại không thực tiễn, dù biết rằng phải truyền đạo thế mà lại không tuân theo thì người ấy không thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời. Bởi đức tin chết vì không có việc làm thì tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng được.
“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” Mathiơ 7:21
Nước Thiên Đàng là nơi những người làm theo y nguyên ý muốn của Đức Chúa Trời đi vào. Dù hàng nghìn, hàng vạn lời phán như châu ngọc được ghi chép trong Kinh Thánh đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta không làm theo và không thực tiễn thì lời phán ấy chẳng qua chỉ là sự tổ hợp và liệt kê của các từ vựng lấp đầy mặt giấy mà thôi. Đã nghe và nhìn lời phán của Đức Chúa Trời thì nhất định hãy chuyển sang thực tiễn. Khi làm theo y nguyên ý muốn của Đức Chúa Trời thì có thể đi vào Nước Thiên Đàng mà chúng ta mong muốn và ước mong.
Vậy thì chúng ta hãy xác minh thông qua Kinh Thánh xem lời phán của Đức Chúa Trời mà chúng ta ngày nay phải thực tiễn là gì.
“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.” Mác 16:15
Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi chúng ta trước vào thời đại này đã phán lệnh rằng hãy truyền bá Tin Lành cho hết thảy nhân loại. Nếu hoán đổi “mọi người thế gian” thành số lượng dân số bây giờ thì là khoảng 7 tỷ người. Công việc rao truyền Tin Lành cho 7 tỷ nhân loại là sứ mệnh đặc biệt mà Đức Chúa Trời giao phó cho các người dân sẽ được cứu rỗi thời đại này.
Chúng ta cũng hãy chuyển ngay lời phán dặn này của Đức Chúa Trời sang thực tiễn. Không thực hiện thì không thể hiểu nổi, không hiểu nổi thì lời phán ấy sẽ biến mất ngay lập tức trong ký ức của chúng ta. Rốt cuộc, người không thực hiện sẽ trở nên sự tồn tại không thể sống theo y nguyên lời phán. Trong suốt sinh hoạt đồng vắng, người dân Ysơraên đã nghe nhiều vô kể lời phán của Đức Chúa Trời, nhưng họ đã quên mất ngay và làm việc ác trở lại. Lý do ấy cũng là bởi dù họ đã nghe lời phán thì nghe đấy, nhưng đã không làm theo y nguyên lời ấy.
Công việc đi đôi với việc làm và thực tiễn tuyệt đối không bị quên mất khỏi ký ức. Để không quên mất, nhưng giữ gìn được lâu dài lời phán dặn của Đức Chúa Trời rằng hãy truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng cho hết thảy 7 tỷ nhân loại thì phải trực tiếp làm và thực tiễn, nhờ đó được trải nghiệm trực tiếp sự ứng nghiệm của lời tiên tri, và phải hiểu bằng tấm lòng.
Đức Chúa Trời đang dặn dò chúng ta rằng kể cả vào thời đại này bây giờ cũng không được quên mất tín ngưỡng có việc làm và thực tiễn.
“Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.” Michê 4:1-2
Kinh Thánh cho biết rằng vào những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời đến và dạy dỗ lẽ thật, còn những người nhận sự dạy dỗ của Ngài sẽ đi trong các nẻo Ngài. Chúng ta, là những người đang sống trong thời đại của lời tiên tri này, phải làm như thế nào để có thể hiểu và làm thức tỉnh một cách ngay thẳng về đạo lý của lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã tuyên bố tại Siôn đây? Chúng ta phải làm và thực tiễn y nguyên lời phán.
Luật pháp của Đức Chúa Trời ra từ Siôn vào thời đại này là lẽ thật mà phải thực hiện thì mới có thể làm thức tỉnh được. Người có thể hiểu tốt nhất khi Đức Chúa Trời dạy dỗ đạo lý của lẽ thật là người thực tiễn từng mỗi lời phán Ngài ban cho (Giacơ 1:25). Những người chỉ luôn nghe và nhìn, dù biết lời của Đức Chúa Trời thì biết đấy, nhưng không thể hiểu và nhận ra bằng tấm lòng.
Biết cũng là quan trọng, nhưng chuyển điều biết sang thực tiễn còn quan trọng hơn. Dù điều biết ít ỏi đi chăng nữa, nhưng những người thực hiện theo đúng mức độ biết được đi vào Nước Thiên Đàng.
Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng có thể làm ngã sụp thành Giêricô được, thế mà tại sao Ngài đã phán lệnh cho người dân Ysơraên rằng hãy đi chung quanh thành Giêricô trong bảy ngày vậy? Bên trong sự ấy có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời mong muốn người dân có đức tin xác tín vào lời phán của Đức Chúa Trời và thực tiễn lời phán ấy. Vì thế Đức Chúa Trời đã hầu cho hết thảy các tổ tiên đức tin được hưởng niềm vui và vinh hiển của thắng lợi khi đức tin của họ đi đôi với việc làm và thực tiễn.
Đối với người dân Ysơraên tin và tuân theo lời thì Đức Chúa Trời đã ban cho phước lành lớn lao là chinh phục thành Giêricô, còn đối với người đàn bà góa Sarépta đã thực tiễn theo lời thì Ngài đã hầu cho gia đình ấy không hết lương thực kể cả trong cơn hạn hán kéo dài. Ghi khắc trong tấm lòng về lịch sử đã qua thể này thì chúng ta sẽ nhận ra một lần nữa rằng tín ngưỡng có việc làm và thực tiễn là quan trọng biết bao nhiêu.
Trong mắt nhìn của Đức Chúa Trời thì trái đất này chẳng qua chỉ là sự tồn tại quá nhỏ bé như một giọt nước trong thùng hay một mảy bụi dính trên cân. Dù không mượn sức mạnh của loài người thì Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng cũng có thể kết thúc công cuộc cứu rỗi trong chốc lát. Mặc dù vậy, Đức Chúa Trời đã giao phó sứ mệnh truyền đạo 7 tỷ cho chúng ta. Chẳng phải ấy là bởi Ngài muốn trông thấy đức tin có việc làm và thực tiễn của chúng ta hay sao?
Khi đức tin của chúng ta đi đôi với việc làm và thực tiễn thì Đức Chúa Trời nhất định sẽ cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên mà chúng ta không tưởng tượng tới nổi. Thay vì trì hoãn thực tiễn sang ngày mai, sang ngày kia, chúng ta hãy giữ tín ngưỡng thực tiễn làm ngay hôm nay đối với lời xem và nghe hôm nay, nhờ đó trở nên các người nhà Siôn bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời Cha Mẹ ra khắp thế giới.