Chọn ngôn ngữ

Close

Đức Chúa Jêsus thời sơ lâm và Đấng An Xang Hồng thời tái lâm

2,418 lượt xem

Đức Chúa Trời đã mang mặc xác thịt và đích thân đến trái đất này để dạy dỗ cho nhân loại con đường đi đến Nước Thiên Đàng, con đường nhận lãnh sự tha tội và tiến bước đến sự cứu rỗi. Vào thời sơ lâm, Ngài đã đến với danh là Jêsus. Vào thời tái lâm, Ngài đến với danh An Xang Hồng, là danh mới của Đức Chúa Jêsus.

Xã hội Ysơraên 2000 năm trước đã được hình thành dựa trên tín ngưỡng tin vào Giêhôva Đức Chúa Trời và tuân thủ luật pháp của Môise. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời đến với thân phận con người thì nhiều người kể cả những nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời, đã không tiếp nhận Đức Chúa Trời.

Kể cả vào thời tái lâm, nếu không hiểu biết lý do tại sao Đức Chúa Trời đến trong xác thịt thì sẽ không tránh khỏi việc lặp lại lịch sử chối bỏ và không tiếp nhận Ngài giống như thời Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm. Chúng ta phải nhận biết sự quan phòng cứu rỗi mà Đức Chúa Trời trải bày ra, và phải tiếp nhận Đấng Mêsi đã đến đất này theo lời tiên tri Kinh Thánh.

Ngôi Lời đã trở nên xác thịt

“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Ðức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Ðức Chúa Trời… Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” Giăng 1:1, 14

Sứ đồ Giăng đã ghi chép rằng Đức Chúa Trời Ngôi Lời, Đấng sáng tạo cả vũ trụ và muôn vật, đã trở nên hình ảnh loài người giống như chúng ta và xuất hiện với tư cách là con một của Đức Chúa Trời. Đấng ấy chính là Đức Chúa Jêsus. Song, người Giuđa đã không tiếp nhận Đức Chúa Trời, Đấng đã đến để mở ra con đường cứu rỗi cho họ (Giăng 1:10-13).

“Ta với Cha là một. Người Giuđa lại lượm đá đặng ném Ngài. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta đã làm trước mắt các ngươi lắm việc lành bởi Cha đến; vì việc chi mà các ngươi ném đá ta? Người Giuđa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” Giăng 10:30-33

Những người theo tôn giáo thời đó đã nhận định về Đức Chúa Trời dựa trên kiến thức mà họ đã học và quen thuộc bấy lâu. Bởi đó, họ bị giam trong quan niệm cố hữu rằng “Đức Chúa Trời sao có thể làm người được?”, do đó họ đã lượm đá đặng ném Đức Chúa Jêsus. Họ đã bài xích và gán mác Đức Chúa Jêsus và các thánh đồ tin vào Ngài là “phe người Naxarét” (Công Vụ Các Sứ Đồ 24:5).

Trái với suy nghĩ của họ, Kinh Thánh đã tiên tri rõ ràng rằng Đức Chúa Trời sẽ đến trong xác thịt.

“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đavít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giêhôva vạn quân sẽ làm nên sự ấy!” Êsai 9:5-6

Tại đây, “một con trẻ, một con trai” chính là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến với tư cách là con trong hình ảnh của một con trẻ theo lời của đấng tiên tri, có vẻ bề ngoài và xuất thân giống hệt với những người bình thường. Ngài cũng có mắt, mũi, miệng, tai và trông như một người quá đỗi bình phàm. Cha mẹ Ngài là Giôsép và Mari, Ngài cũng có nhiều anh em nữa. Dù bản thể của Đức Chúa Jêsus vốn là Đức Chúa Trời toàn năng, là Cha đời đời, nhưng những người đương thời đó hoàn toàn không thể nhìn biết Đức Chúa Jêsus là Đấng Mêsi xét theo mắt nhìn của họ. Vì thế, Ðức Chúa Jêsus đã phán rằng “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!” (Mathiơ 7:23).

Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai để ban sự cứu rỗi

Vào đương thời Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm, Giuđa Íchcariốt đã nhận lấy 30 miếng bạc và phản bội Ngài, còn những người Giuđa thì la lớn đòi thả tên trộm cướp Baraba và đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Sự việc này xảy ra là vì hết thảy họ đã không nhận biết Đức Chúa Trời đến trong xác thịt. Liệu những kẻ ấy có thể mong đợi sự cứu rỗi được chăng? Họ đã đối xử một cách ác ý và từ chối ý muốn tốt của Đức Chúa Trời, Đấng đã đến để ban sự tha thứ cho những tội nhân đã phạm tội trên trời mà bị đuổi xuống đất này. Đối với những kẻ ấy, Ngài sẽ không ban cho cơ hội ăn năn thêm nữa. Mặt khác, đối với các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa ngay cả trong tình huống mang tính thời đại thể ấy, Đức Chúa Trời đã hứa ban mão triều thiên sự sống đời đời cho họ.

Kinh Thánh tiên tri rằng sau thời sơ lâm, Đức Chúa Trời sẽ lại đến một lần nữa trong xác thịt.

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” Hêbơrơ 9:27-28

Sự đến lần thứ hai được biểu hiện là sự tái lâm. Mục đích Đấng Christ đến lần thứ hai là để ban sự cứu rỗi cho chúng ta. Điều này có nghĩa là nếu Ngài không đến lần đến thứ hai thì không ai biết được con đường của sự cứu rỗi.

“Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Ðức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh.” I Côrinhtô 4:5

I Côrinhtô được viết sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, nên lời “hãy đợi Chúa đến” có nghĩa là “cho tới khi Đức Chúa Jêsus tái lâm”. Cho tới khi Đấng Christ đến trái đất này lần nữa, nhân loại vẫn chìm trong bóng tối phần linh hồn mờ mịt, không thể phân biệt giữa lẽ thật và giả dối.

Ký giả sách Hêbơrơ đã làm chứng rằng đã định cho loài người phải chết một lần rồi sau đó chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời. Sau khi chết, tất thảy mọi người không trừ một ai, đều phải chịu phán xét tùy theo hành vi của bản thân để xác định sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng hay phải đi xuống địa ngục. Nếu những kẻ đóng đinh Đức Chúa Jêsus sẽ phải nhận hình phạt địa ngục là điều hiển nhiên, thì những kẻ đối nghịch và không tiếp nhận Đấng Christ đến lần thứ hai vào thời đại này cũng không tránh khỏi hình phạt đồng nhất bởi lời nói của họ. Chúng ta không nên giẫm lên vết xe đổ của người Giuđa vào 2000 năm trước, nhưng chúng ta phải tiếp nhận Đấng Christ đến trong xác thịt giống như các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai và phải đi theo sự dạy dỗ của sự cứu rỗi ấy.

Đức Chúa Trời ngự ở Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể

Vậy, khi Đức Chúa Trời mặc xác thịt mà đến lần thứ hai, chúng ta có thể tìm kiếm Ngài ở đâu?

“Xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi, và sẽ được nhắc cao lên hơn các đồi. Các dân sẽ chảy về đó; và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem.” Michê 4:1-2

Đã được chép rằng trong những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ tuyên bố và dạy dỗ cho chúng ta luật pháp cùng phép đạo của sự sống tại núi của nhà Đức Giêhôva, tức là Siôn. Nếu muốn tìm được Đấng Christ đến lần thứ hai, thì nhất định phải đến Siôn.

“Vì Ðức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Ðây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế. Ta sẽ ban phước cho lương thực Siôn được dư dật, Cho những kẻ nghèo của thành ấy được ăn bánh no nê. Ta cũng sẽ mặc sự cứu rỗi cho thầy tế lễ thành ấy, Và các thánh nó sẽ reo mừng.” Thi Thiên 132:13-16

Đức Chúa Trời đã chọn Siôn làm nơi ở của Ngài và phán rằng sẽ mặc sự cứu rỗi cho những người ở đó. Hãy tìm hiểu xem Siôn mà Đức Chúa Trời ban cho vì sự cứu rỗi của nhân loại là ở đâu, xét về mặt linh hồn.

“Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa, các nọc nó chẳng hề nhổ lên, chẳng có một cái dây nào đứt!” Êsai 33:20

Siôn không phải nơi nào khác, mà chính là nơi giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết về các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời như sau.

“…Nầy là những ngày lễ của Đức Giêhôva các ngươi hãy rao truyền ra là các hội thánh. Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sabát, một ngày nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là lễ sabát của Đức Giêhôva trong những nơi các ngươi ở. Nầy là những lễ của Đức Giêhôva, tức những sự nhóm hiệp thánh, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhứt định. Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva; qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giêhôva; các ngươi sẽ ăn bánh không pha men trong bảy ngày…” Lêvi Ký 23:1-44

Trong số các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời, có lễ trọng thể hàng tuần là ngày thứ bảy Sabát, có lễ trọng thể hàng năm là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, và Lễ Lều Tạm. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ chọn Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể, làm nơi Ngài ngự đời đời, nên chúng ta chỉ cần xem nơi đó có giữ ngày Sabát hay không, thì có thể phân biệt được Hội Thánh nào có Đức Chúa Trời ngự và hội thánh nào không có Đức Chúa Trời. Chỉ khi đi đến nơi có sự hiểu biết và giữ trọn vẹn ngày Sabát cùng 3 kỳ 7 lễ trọng thể, thì mới có thể gặp gỡ Đức Chúa Trời ngự tại Siôn.

Đấng Christ Tái Lâm khôi phục lễ trọng thể

Trên thế gian có nhiều hội thánh như cát trên bờ biển, nhưng đại đa số đều dâng thờ phượng vào Chủ nhật chứ không phải ngày Sabát được ghi chép trong Kinh Thánh. Thông qua Đaniên chương 7, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao các hội thánh xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời.

“Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Ðấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ. Nhưng sự xét đoán sẽ đến, và người ta sẽ cất quyền thế khỏi nó, để diệt đi và làm cho hủy phá đi đến cuối cùng.” Đaniên 7:25-26

Kẻ đối nghịch với Đức Chúa Trời, Đấng Rất Cao, không ai khác chính là ma quỉ Satan. Đấng tiên tri Đaniên tiên tri rằng Satan sẽ thay đổi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời, còn trong Kinh Thánh Bản dịch Mới đã dịch phần này là “thay đổi kinh luật và các ngày lễ”. Nói cách khác, ma quỉ Satan loại bỏ luật pháp cùng các lễ trọng thể thánh của Đức Chúa Trời, và lập ra sự trái luật pháp.

Theo lời tiên tri này, vào khoảng thế kỷ thứ 4, các phép đạo của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên đã lần lượt bị biến mất và thay vào đó, các sản phẩm của chủ nghĩa ngoại giáo chiếm ưu thế. Các hoạt động trái luật pháp nảy sinh từng chút một kể từ sau khi các sứ đồ nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus qua đời, rồi được chính thức hóa. Năm 321 SCN, ngày Sabát đã bị biến mất khi lệnh nghỉ Chủ Nhật được ban hành bởi hoàng đế của đế quốc La Mã vốn sùng bái thần mặt trời. Và năm 325 SCN, Lễ Vượt Qua đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea. Năm 354 SCN, lễ Nôen bắt nguồn từ ngày sinh nhật của thần mặt trời, được chỉ định là ngày kỷ niệm giáng sinh của Đức Chúa Jêsus. Và đến thế kỷ thứ 5~6, thập tự giá đã được dựng lên trong nhà thờ. Giáo hội Công giáo đang nắm quyền khi đó, đã thay đổi điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn là “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” (Xuất Êdíptô Ký 20:8) thành “Hãy giữ ngày Chúa nhật”, và bám chặt giáo lý mà trước đây không có như thể đó là sự dạy dỗ của Kinh Thánh.

Trạng thái các hội thánh ngày nay không cử hành lễ trọng thể của Đức Chúa Trời như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua v.v… đã bắt nguồn từ lịch sử như thế này. Bởi đó, sự dạy dỗ của Đấng Christ bị biến mất và tập tục của ngoại giáo đầy dẫy trong hội thánh, nhiều người lại đang tưởng rằng lễ trọng thể của Đức Chúa Trời là sai.

Vì vậy, Kinh Thánh chép rằng đừng phán xét bất cứ điều gì cho tới khi Đấng Christ đến. Bởi vì duy chỉ Đấng Christ Tái Lâm là Đấng sẽ dạy dỗ một cách đúng đắn về luật pháp của Đức Chúa Trời từng bị phá hủy điều này điều kia sau khi trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo.

Hãy tiếp nhận Đức Chúa Trời đến trong xác thịt

Đấng Christ An Xang Hồng là Đấng đã xuất hiện theo lời tiên tri này và khôi phục lại nguyên trạng lẽ thật sự sống giao ước mới. Đấng An Xang Hồng đã mở ra con đường của sự tha tội và sự cứu rỗi cho nhân loại bằng cách dạy dỗ mọi lễ trọng thể giao ước mới bao gồm Lễ Vượt Qua và ngày Sabát. Song, giống như những người Giuđa đã hỏi rằng “Đức Chúa Trời sao có thể là người được?” và phỉ báng Đức Chúa Jêsus, nhiều người thời đại này cũng đang đối nghịch và không tin Đấng Christ An Xang Hồng bởi cớ Ngài đã đến trong xác thịt.

Tín ngưỡng không chấp nhận Đấng Christ đến là người không thể được gọi là Cơ Đốc giáo chân chính. Kinh Thánh khẳng định rằng những kẻ ấy không phải là những người đứng về phía Đấng Christ.

“Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành, là kẻ chẳng xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà đến: ấy đó thật là kẻ dỗ dành và kẻ địch lại Đấng Christ.” II Giăng 1:7

Đức Chúa Trời toàn năng có thể mặc lấy xác thịt nhiều bao nhiêu cũng được hoặc cũng có thể tồn tại ở dạng thần. Kinh Thánh quy định rằng kẻ lấy cớ Đức Chúa Trời đến trong xác thịt mà phủ nhận Ngài thì đều là kẻ địch lại Đấng Christ.

Con đường lẽ thật duy chỉ có trong Kinh Thánh. Chúng ta phải hiểu biết và tiếp nhận Đấng Christ đã được lời tiên tri Kinh Thánh làm chứng. Chúng ta hãy ghi khắc trong lòng lời của các đấng tiên tri rằng vào những ngày sau rốt Đức Chúa Trời sẽ đích thân dạy dỗ luật pháp sự sống ở Siôn, nơi giữ các kỳ lễ trọng thể, và chúng ta hãy đi theo và vâng giữ lời của Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng, cho dù có bất cứ sự phương hại hay hủy báng nào chăng nữa. Mong các quý vị giữ vững đức tin giống như các thánh đồ Hội Thánh sơ khai để được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu một cách rộng rãi và nhận lãnh mão triều thiên của sự sống.

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng khi Ngài tái lâm, Tin Lành sẽ không dừng lại trong xã hội người Giuđa mà sẽ được truyền bá tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất (Mathiơ 24:14). Theo lời tiên tri ấy, vào thời đại cuối cùng này, Tin Lành giao ước mới đang được truyền bá đến khắp thế giới. Lúc này, nếu nhân loại không hiểu ra và không nhận biết Đức Chúa Trời đến trong xác thịt thì những sự việc giống như đương thời Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm không thể không bị lặp lại.

Chúng ta hãy tiếp nhập lời phán rằng “Hãy rao truyền, dù họ nghe hay chẳng khứng nghe” (Êxêchiên 3:10-11), và rao truyền một cách mạnh mẽ tin tức vui mừng rằng Đấng Christ đã hiện ra lần thứ hai để ban sự cứu rỗi cho nhân loại. Đây là việc mà chỉ chúng ta, những người đã tiếp nhận Đấng Christ trước, mới có thể làm được. Mong rằng quý vị đều trở thành các người nhà Siôn được phước bằng cách rao truyền rộng rãi tin tức của sự tha tội và sự cứu rỗi mà Đấng An Xang Hồng đã ban cho, để dẫn dắt cả nhân loại đến Nước Thiên Đàng.