Lời tiên tri trong Kinh Thánh đã được ứng nghiệm trọn vẹn trong dòng lịch sử, một chấm một nét cũng không sai, và vẫn còn đang được ứng nghiệm kể cả ngay chính giờ này. Một số lời tiên tri chưa được ứng nghiệm cũng sẽ tiếp tục ứng nghiệm trọn vẹn vào kỳ của nó trong tương lai không xa, theo sự sắp đặt của Đức Chúa Trời.
Bây giờ, lời tiên tri quan trọng nhất trong Kinh Thánh còn lại trước mặt chúng ta là lời “Vinh hiển Giêrusalem sẽ được truyền bá cho muôn dân khắp thế giới”. Dù có lời tiên tri, nhưng nếu chúng ta không cầu xin lên Đức Chúa Trời, cùng không nỗ lực thì không tránh được sự trễ nải của ứng nghiệm lời tiên tri, và những ai như vậy khó mà tham dự vào nơi vinh hiển được tiên tri ấy. Nguyện anh chị em trở thành người dân Siôn truyền bá vinh hiển của Giêrusalem cho cả thế gian, với tư cách là đạo binh trên trời hành quân theo lời tiên tri.
Đấng tiên tri Êsai tiên tri về Giêrusalem mà sẽ được tán dương và tôn vinh giữa thế gian như sau:
“Hỡi Giêrusalem, ta đã đặt các vọng canh trên thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Giêhôva, chớ có nghỉ ngơi chút nào. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giêrusalem và dùng nó làm sự ngợi khen trong cả đất!” Êsai 62:6-7
“Các ngươi là kẻ yêu Giêrusalem, hãy vui với nó, hãy mừng vì nó!… hầu cho các ngươi sẽ được bú và no bởi vú của sự yên ủi nó; được vắt sữa và lấy làm vui sướng bởi sự dư dật của vinh quang nó. Vì Đức Giêhôva phán như vầy: nầy, ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như một con sông, và sự vinh hiển của các dân như nước vỡ bờ; các ngươi sẽ được bú, được bồng trên hông, và mơn trớn trên đầu gối. Ta sẽ yên ủi các ngươi như mẹ yên ủi con, và ấy là tại trong Giêrusalem mà các ngươi sẽ được yên ủi. Các ngươi sẽ thấy mọi điều đó, thì trong lòng được sự vui vẻ, và xương cốt các ngươi sẽ nẩy nở như cỏ non…” Êsai 66:10-14
Trong sách Êsai, nội dung về Giêrusalem được đề cập nhiều lần. Được ghi chép rằng: Giêrusalem được ngợi khen là ý muốn của Đức Chúa Trời, mọi con cái, tức chúng ta đều được yên ủi trong lòng Giêrusalem và được vui mừng.
Giêrusalem là tồn tại thế nào mà sẽ được ngợi khen và vinh hiển trong cả đất vậy? Như mọi người đều biết, Giêrusalem là một địa danh ở khu vực Trung Đông. Vậy thì làm sao một địa danh được gọi là Giêrusalem, lại được lập nên, được ngợi khen và vinh hiển trong muôn dân như vậy? Làm sao chúng ta được yên ủi bởi Giêrusalem, và làm sao chúng ta có thể được bồng trong lòng Giêrusalem được?
Nếu chúng ta nhìn lời tiên tri thế này bằng con mắt phần xác, thì càng nghi ngờ thêm mà thôi. Nhưng giống như lời Kinh Thánh “dùng thiêng liêng để giãi bày sự thiêng liêng” (I Côrinhtô 2:13), chúng ta phải xem Kinh Thánh về Giêrusalem phần linh hồn, chứ không phải Giêrusalem phần thể xác ở dưới đất này.
Kinh Thánh không chỉ nói đến Giêrusalem dưới đất, mà còn nói đến Giêrusalem trên trời nữa. Hãy tìm hiểu ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời, mà Ngài ban cho chúng ta biết thông qua Giêrusalem.
“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” Galati 4:26
Đức Chúa Trời dạy dỗ rằng Giêrusalem ở trên cao là Mẹ chúng ta. Kinh Thánh nhân cách hoá Giêrusalem dưới đất, và dạy dỗ chúng ta về Mẹ Giêrusalem trên trời, là thực thể của Giêrusalem dưới đất. Trong lòng Giêrusalem chúng ta được yên ủi và được vui sướng, có nghĩa là về mặt linh hồn, chúng ta là con cái của Ngài, như trẻ em mơn trớn ở trên đầu gối Mẹ, vui sướng trong lòng Mẹ, được lớn lên một cách ân điển trong sự yên ủi của Đức Chúa Trời Mẹ.
Lời tiên tri về vinh hiển của Giêrusalem cũng không phải nói về Giêrusalem tại Trung Đông sẽ được vinh hiển giữa đất đâu, mà tiên tri nói rõ ràng về ý định chắc chắn của Đức Chúa Trời rằng: Chính chúng ta sẽ trở thành các vọng canh, tuyên bố vinh hiển của Đức Chúa Trời cho muôn quốc, và Mẹ Giêrusalem sẽ được tôn vinh trong cả đất.
Cho đến chừng nào lời tiên tri đều được ứng nghiệm trọn vẹn, chúng ta phải dâng nhiều khẩn cầu lên Đức Chúa Trời, để đón nhận ngày mà vinh quang của Mẹ Giêrusalem được bày ra rõ ràng trong cả đất. Với sự việc truyền bá và bày tỏ ra Đức Chúa Trời Mẹ cho muôn dân khắp thế giới, mọi lịch sử của Tin Lành sẽ được hoàn thành.
Kinh Thánh tiếp tục giải thích như thế này:
“Vì có lời chép: Hỡi đàn bà son, ngươi là kẻ chẳng sanh nở chi hết, hãy vui mừng; Ngươi là kẻ chẳng từng chịu đau đớn sanh đẻ, hãy nức lòng mừng rỡ và bựt tiếng reo cười, Vì con cái của vợ bị để sẽ đông hơn con cái của người nữ có chồng. Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Ysác, là con của lời hứa. Nhưng, như bấy giờ, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh, thì hiện nay cũng còn là thể ấy. Song Kinh Thánh có nói gì? Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó; vì con trai của người nữ tôi mọi sẽ không được kế tự với con trai của người nữ tự chủ. Ấy vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng phải là con cái của người nữ tôi mọi, bèn là con cái của người nữ tự chủ.” Galati 4:27-31
Chúng ta là con cái của Mẹ, là Đấng Tự Do, đồng thời là con của lời hứa. Vì lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là sự sống đời đời (I Giăng 2:25), cho nên con của lời hứa chính là con cái của sự sống đời đời. Bởi chúng ta trở thành con cái của Mẹ, chúng ta cũng trở thành con của lời hứa mà được sự sống đời đời và lãnh cơ nghiệp Nước Thiên Đàng.
Ysác là kẻ kế tự được sanh ra giữa Ápraham và Sara, là vợ của Ápraham, là nhân vật đã nối nghiệp nhà của Ápraham. Kinh Thánh gọi chúng ta là con của lời hứa ‘như Ysác’ là vì Sara, vợ của Ápraham, biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ.
Trong Kinh Thánh, Ápraham, tổ tiên đức tin, biểu tượng cho Đức Chúa Trời Cha. Trong ví dụ về người giàu và Laxarơ mà Đức Chúa Jêsus phán, chúng ta hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa Ápraham và Đức Chúa Trời.
“Có một người giàu mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn, hằng ngày ăn ở rất là sung sướng. Lại có một người nghèo, tên là Laxarơ, nằm ngoài cửa người giàu đó, mình đầy những ghẻ. Người ước ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống; cũng có chó đến liếm ghẻ người. Vả, người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Ápraham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm phủ đang bị đau đớn, ngước mắt lên, xa thấy Ápraham, và Laxarơ trong lòng người; bèn kêu lên rằng: Hỡi Ápraham tổ tôi…” Luca 16:19-31
Trong lời ví dụ, người giàu và Laxarơ đều chết; Laxarơ được để vào lòng Ápraham, còn người giàu rơi xuống Âm phủ mà bị đau khổ. Thế mà người giàu, đã bị rơi xuống Âm phủ, gọi Ápraham ở Nước Thiên Đàng xa xôi là Cha. Ở thế giới linh hồn chỉ có một Đấng được gọi là Cha, ấy là Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Ápraham xuất hiện trong Kinh Thánh với tư cách là nhân vật biểu tượng cho Đức Chúa Trời.
Trong sách Sáng Thế Ký, tiểu sử gia đình của Ápraham được giải thích qua nhiều chương. Vấn đề kẻ kế nghiệp gia đình Ápraham đã được nêu ra đến mấy lần, rồi cuối cùng Ysác, là con mà Sara sanh ra cho Ápraham, đã kế thừa cơ nghiệp của Ápraham rồi. Trong quá trình này, người đóng vai trò quyết định chính là Sara, mẹ của Ysác.
Kinh Thánh, tức là thánh kinh của Đức Chúa Trời, dành nhiều trang như vậy để thuật lại tiểu sử gia đình Ápraham là bởi có lý do xứng đáng. Tiểu sử gia đình của Ápraham bày tỏ ra một sự thật rõ ràng rằng: Mẹ Giêrusalem là Đấng đóng vai trò quyết định hầu cho chúng ta lãnh được cơ nghiệp Nước Đức Chúa Trời.
“Sau các việc đó, trong sự hiện thấy có lời Đức Giêhôva phán cùng Ápram (tên cũ của Ápraham) rằng: Hỡi Ápram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn. Ápram thưa rằng: Lạy Chúa Giêhôva, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Êliêse, người Đamách. Ápram lại nói rằng: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi. Đức Giêhôva bèn phán cùng Ápram rằng: Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi…” Sáng Thế Ký 15:1-5
Cho tới 85 tuổi Ápraham không có con. Cho nên Ápraham toan định giao quyền thừa kế mọi gia tài của mình cho Êliêse, là tôi tớ sanh đẻ trong nhà mình. Nhưng Đức Chúa Trời phán rằng chỉ ai có huyết thống của Ápraham mới là người kế nghiệp, và nhắn nhủ rằng Êliêse không phải là người lãnh cơ nghiệp của Ápraham.
“Vả, Sarai, vợ của Ápram, vẫn không sanh con; nàng có một con đòi Êdíptô, tên là Aga. Sarai nói cùng Ápram rằng: Nầy, Đức Giêhôva đã làm cho tôi son sẻ, vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng. Ápram bèn nghe theo lời của Sarai… Khi con đòi thấy mình thọ thai, thì khinh bỉ bà chủ mình… Rồi nàng Aga sanh được một con trai; Ápram đặt tên đứa trai đó là Íchmaên. Vả lại, khi Aga sanh Íchmaên cho Ápram, thì Ápram đã được tám mươi sáu tuổi.” Sáng Thế Ký 16:1-6, 15
Sara, vợ của Ápraham, đưa Aga, con đòi của mình, cho Ápraham làm thiếp, Aga thấy mình thọ thai và bắt đầu khinh bỉ Sara, bà chủ mình. Vì cớ không có con, Sara bị sỉ nhục và miệt thị. Kể từ đó trở sau, nỗi thống khổ linh hồn của Sara phải kéo dài hơn 14 năm, cho đến khi Ysác ra đời.
Bởi Aga sanh Íchmaên, Ápraham có vẻ như đã có kẻ kế tự. Tuy nhiên, ý định trong lời Đức Chúa Trời “ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi” không phải như vậy. Đức Chúa Trời muốn kẻ được sanh ra bởi Sara, là người tự do và là một thân thể với Ápraham, làm kẻ kế tự của Ápraham.
“Khi Ápram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giêhôva… phán cùng Ápraham rằng: còn Sarai, vợ ngươi, chớ gọi là Sarai nữa; nhưng Sara là tên người đó. Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ cho ngươi một con trai. Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc; những vua của các dân tộc sẽ do nơi nàng, mà ra. Ápraham bèn sấp mình xuống đất, cười và nói thầm rằng: Hồ dễ người đã trăm tuổi rồi, mà sanh được con chăng? Còn Sara, tuổi đã chín mươi, sẽ sanh sản được sao? Ápraham thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Chớ chi Íchmaên vẫn được sống trước mặt Ngài! Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sara, vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Ysác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó.” Sáng Thế Ký 17:1-7, 15-19
Ápraham tưởng Íchmaên nối dõi mình là được, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng: Thật vậy, Sara, vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Ysác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó. Đức Chúa Trời không cho Êliêse làm kẻ kế tự của Ápraham là vì Êliêse không được sanh ra từ thân thể Ápraham; cũng không cho Íchmaên làm kẻ kế tự của Ápraham là vì Íchmaên sanh ra bởi người nữ tôi mọi, dù là con của Ápraham. Đức Chúa Trời chỉ nhận định duy nhất Ysác, người mà sẽ sanh ra từ thân thể của Sara.
Cuối cùng, theo lời hứa của Đức Chúa Trời, một năm sau, từ thân thể của Sara, Ysác được sanh ra, và Ysác nối nghiệp của Ápraham bởi Sara, là mẹ mình (Sáng Thế Ký 21:1-12).
Lịch sử gia đình Ápraham là sự dạy dỗ cho chúng ta biết bởi ai mà chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời và lãnh cơ nghiệp Nước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã lấy những ai giống như Ysác làm con của lời hứa, và ban cho phước sự sống đời đời quý báu. Bởi mẹ, Ysác được quyết định làm kẻ kế tự của Ápraham, chúng ta cũng bởi Mẹ chúng ta là Giêrusalem ở trên cao, trở thành kẻ kế tự của Đức Chúa Trời mà được hưởng phước sự sống đời đời.
Kẻ nào không biết Mẹ Giêrusalem chẳng bao giờ trở thành con của lời hứa như Ysác. Đức Chúa Trời đã phán rằng “ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi”, vậy tại sao Ngài không cho phép Íchmaên, là đứa được sanh ra theo huyết thống của Ápraham 14 năm trước, làm kẻ kế tự vậy? Íchmaên biểu tượng cho những ai biết được Đức Chúa Trời, nhưng chỉ biết Đức Chúa Trời Cha mà thôi. Song, trong Kinh Thánh rõ ràng có Đức Chúa Trời Mẹ nữa.
Đức Chúa Trời đã quyết định rằng: Không thể ban cơ nghiệp Nước Thiên Đàng cho kẻ nào không có liên quan với Ngài, lại không nhận định những kẻ chỉ tin vào Đức Chúa Trời Cha mà không tin vào Đức Chúa Trời Mẹ là kẻ kế nghiệp của Ngài nữa. Chìa khoá cuối cùng của cơ nghiệp trong tay của Mẹ. Ngài phán rằng: Khi nhìn xem chế độ dưới đất này thì cũng hiểu được chế độ trên trời. Theo lẽ ấy, khi chúng ta nhìn muôn vật xem tại sao mọi sự sống đều bởi mẹ mà ban cho con cái, thì chúng ta hiểu được thiên lý trên trời.
Trong sự Đức Chúa Trời lập lại Giêrusalem mà làm cho Ngài được tôn vinh và ngợi khen, ắt có lý do rõ ràng. Cho đến khi Mẹ được vinh hiển, Mẹ đã phải bị sỉ nhục và thống khổ, điều này được miêu tả một chút thông qua lịch sử của Ápraham, nhưng ấy chỉ là phần nhỏ mà thôi. Đằng sau việc chúng ta đã nhận lời hứa về sự sống đời đời, có ẩn chứa hy sinh của Mẹ, là Đấng bị khổ sở rất nhiều trải qua 6000 năm dòng thời gian dài đằng đẵng, mà dẫn dắt con cái đi đến Nước Thiên Đàng. Trong sự lao khổ mắt không thấy được, miệng không nói được, Mẹ luôn luôn ban cho chúng ta sự sống đời đời. Chính vì thế Đức Chúa Trời định rằng sẽ không nghỉ ngơi cho đến chừng nào Mẹ được tôn vinh, ngợi khen trong đất, và đặt trong Kinh Thánh hình ảnh các con cái nhận lãnh Mẹ Giêrusalem được vui mừng như bé bú sữa dư dật trong lòng Mẹ.
Tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ đã được ghi chép ngay từ Sáng Thế Ký. Thông qua Sáng Thế Ký chương 1, hãy nhìn xem hình ảnh Đức Chúa Trời Mẹ đã trải ra công việc sáng tạo cùng với Đức Chúa Trời Cha.
“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Sáng Thế Ký 1:26-27
Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình của Ngài, tức là hình của Đức Chúa Trời, rồi người nam và người nữ được dựng nên. Đây có nghĩa là có Đức Chúa Trời hình Nam và Đức Chúa Trời hình Nữ. Chính vì thế, khi dựng nên loài người, Đức Chúa Trời chẳng phán “Ta sẽ làm” mà phán “Chúng Ta hãy làm” vậy.
Trước khi dựng nên trời đất và muôn vật, có sự tồn tại của Đức Chúa Trời Cha, là Đấng mang hình Nam, cùng có Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng mang hình Nữ. Bởi vậy, kẻ nào chỉ nhận lãnh Đức Chúa Trời Cha thôi, thì không được trở thành kẻ kế tự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Ấy giống như thế này: Dù ở trong cùng một nhà của Ápraham, cùng kêu Ápraham bằng chúa hay bằng cha, nhưng Êliêse và Íchmaên không phải là con của Sara, thì không nhận lãnh được cơ nghiệp của Ápraham.
Dù cứ kêu Đức Chúa Trời nhưng cũng không giao thông được với Đức Chúa Trời, nếu không biết đúng đắn về Đức Chúa Trời. Phải biết Đức Chúa Trời thì chúng ta mới hầu việc Ngài được.
Chúng ta hãy trông ý định như thế này của Đức Chúa Trời, và phải mau chóng rao truyền về Mẹ Giêrusalem, là Đấng Sự Sống, cho muôn dân khắp thế giới. Nước của Đức Chúa Trời càng đến gần, chúng ta càng truyền bá và làm chứng hết sức hơn nữa, thì trái đẹp sẽ được kết nhiều hơn. Tin vào lời tiên tri của Đức Chúa Trời mà làm theo thì ắt được ứng nghiệm.
Chúng ta phải siêng năng làm cho ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh. Thanh niên như giọt sương rạng đông cũng phải dậy lên, chúng ta phải làm cho trọn vẹn công việc rao truyền Tin Lành cho muôn quốc; hơn nữa, mười bốn vạn bốn ngàn, là những nhân vật trong lời tiên tri mà sứ đồ Giăng đã thấy, cũng trở về và được Thánh Linh và Vợ Mới dẫn dắt nữa.
Chúng ta không được trễ nải công việc của Đức Chúa Trời. Chính khoảnh khắc này cũng trôi qua đi trong dòng thời gian vĩnh viễn. Chúng ta phải quí trọng mỗi khoảnh khắc, và hãy truyền bá vinh hiển của Mẹ Giêrusalem nhiều hơn. Dĩ nhiên, sẽ có kẻ muốn huỷ hoại vinh hiển của Giêrusalem như Sanbalát và Tôbigia. Dầu vậy, thành Giêrusalem vẫn được hoàn thành trong sự hủy báng của họ. Bởi vì ấy là lịch sử của Thánh Linh, mà bởi loài người thì không làm hoàn thành được.
Bây giờ chúng ta hãy nhờ lịch sử Thánh Linh Mưa Cuối Mùa nóng nẩy ấy mà rao truyền ra vinh quang của Mẹ Giêrusalem cho cả thế giới. Khi ấy, muôn dân và các nước sẽ đổ về, và nhìn thấy vinh quang của Đức Chúa Trời và trở về, rồi sẽ xảy ra công cuộc lịch sử đáng ngạc nhiên là việc truyền bá vinh hiển của Đức Chúa Trời cho mỗi nước (Êsai 66:18-19).
Công việc chúng ta phải làm là việc truyền bá vinh hiển của Giêrusalem cho cả thế gian. Giống như khi quân đội Ghêđêôn đập bể bình, cầm đuốc lửa đã bị giấu trong bình ấy, và cất lên tiếng reo “Hãy vì Giêhôva!”, thì chỉ với 300 quân lính mà đánh đuổi 135 ngàn quân địch và đại thắng, khi tiếng kêu “Hãy vì vinh quang của Giêrusalem” được cất reo lên giữa chúng ta, thì công cuộc đáng ngạc nhiên sẽ xảy ra.
Bây giờ là lúc chúng ta phải đập bể bình và cầm đuốc lửa cao lên. Chúng ta hãy cầm đuốc lửa cao lên và đồng tiếng kêu la! Mọi chúng ta hãy dấy lên và hãy chiếu rọi sự sáng rực rỡ Tin Lành đối với thế giới. Trông mong ngày mà vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu rọi rực rỡ cả thế gian mau đến, nguyện các anh chị em siêng năng truyền bá sự sáng vinh hiển của Giêrusalem Mới cho thế gian.