Đức Chúa Trời làm công việc cứu rỗi với tư cách là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh tùy theo mỗi thời đại, và Đức Chúa Trời đã gọi các người dân của Ngài, cho họ làm chứng về danh thánh của Ngài. Vào thời đại Đức Cha, Đức Chúa Trời đã lựa chọn các người dân làm nhân chứng của Giêhôva Đức Chúa Trời, vào thời đại Đức Con, Đức Chúa Trời đã lựa chọn các người dân làm nhân chứng của Đức Chúa Jêsus Christ, vào thời đại Đức Thánh Linh ngày nay, Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta làm nhân chứng của Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng đang ban nước sự sống cho toàn nhân loại vào thời đại này (So sánh: Êsai 43:10, Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8, Khải Huyền 22:17).
Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta làm nhân chứng là vì muốn chúng ta bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời ra khắp muôn dân thế giới bằng cách làm chứng về Đức Chúa Trời công bình bởi những lời Kinh Thánh mà chúng ta đã nghe và đã xem, đồng thời giúp muôn dân được biết và tin vào Đức Chúa Trời, được hiểu rằng Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa của chúng ta (Tham Khảo Êsai 43:8-12).
Tại tòa án, lời của nhân chứng quan trọng đến mức có thể làm thay đổi kết quả xét xử. Tùy thuộc vào một lời nói của nhân chứng ấy, mà sự thật có thể được làm sáng tỏ mà cũng có thể bị hoãn lại. Một người có thể trở thành tội nhân mà cũng có thể được phóng thích vì được xét vô tội. Như vậy, người đóng vai trò quan trọng là nhân chứng. Mong tất thảy các thánh đồ Siôn đều hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời, là Đấng gọi chúng ta làm nhân chứng, và hãy làm hết sứ mệnh với tư cách là nhân chứng của Đức Chúa Trời.
Một buổi tối nọ, xảy ra một sự kiện kinh hoàng trên đường phố, những kẻ cướp đã làm hại và cướp đi mạng sống của một người. Băng nhóm này đã để mặc người chết mà chạy trốn. Đúng lúc đó, một gia đình đi ngang qua nơi đó đã được chứng kiến cảnh này. Người cha liền chạy đến hiện trường trước tiên để định giúp người đang gục ngã. Bên cạnh cũng có người mẹ, và các đứa con đều trông thấy quang cảnh ấy.
Lúc đó, xe tuần tra của cảnh sát đi ngang qua gần đó, trông thấy một người đang bị gục ngã và một ai đó đang ôm lấy người bị gục, thì liền đến gần. Vì trông thấy từ đằng xa vào ban đêm, nên cảnh sát ngộ nhận rằng gia đình đó đã gây ra tội ác ấy, liền dẫn người lớn đến đồn cảnh sát còn thả những đứa trẻ về.
Tại đồn cảnh sát, dù cha mẹ nói rằng mình không phải là phạm nhân, song phía cảnh sát không tin mà lại còn yêu cầu cho xem chứng cớ nữa. Cảnh sát hỏi rằng “Có nhân chứng nào làm sáng tỏ sự vô tội của hai bác không?” thì cha mẹ nói rằng “Các con tôi lúc ấy ở bên cạnh cũng đã trông thấy tất thảy mọi sự việc, chúng sẽ làm nhân chứng cho chúng tôi” rồi gọi các con đến. Song vì những đứa trẻ sợ sau này sẽ bị những kẻ cướp báo thù nếu nói ra sự thật, cũng lo rằng nếu mình nói không logíc thì có lẽ cha mẹ sẽ bị đổ tội nặng hơn nữa, nên tất thảy chỉ do dự mà không làm chứng được gì cả.
Bởi điều đó, cha mẹ đã phải chịu bị tái xử. Tại tòa án tái xử, cha mẹ đã lựa chọn nhân chứng cuối cùng là con trai cả đáng tin và gan dạ hơn các con bé không nói giỏi do sợ hãi. Cho nên, con trai cả đã đứng trước bục làm chứng. Giờ con trai này không nói sự thật thì cha mẹ sẽ bị đổ oan tội giết người mà bị nhốt vào tù.
Chỉ bởi một lời nói của con trai cả, cha mẹ có thể được phóng thích mà cũng có thể bị đổ oan tội giết người. Thế mà, người con cả đã tận mắt chứng kiến cảnh những tên cướp sát hại người, lo rằng mình cũng phải chịu cùng cảnh ấy, nên cho tới tận khi đứng trước bục làm chứng, nó chỉ run lẩy bẩy mà thôi. Trông thấy đứa con không nói ra sự thật do sợ hãi, lòng cha mẹ cũng rất buồn đau.
Song, nghĩ rằng nếu cứ thế này thì cha mẹ sẽ bị coi là tội phạm nghiêm trọng, nên con trai đã quyết tâm vững chắc và dấy lên dũng khí. Người con trai bắt đầu kể cụ thể tất thảy sự việc đã nhìn thấy ngày hôm đó. Nó cũng tường thuật chi tiết quang cảnh các phạm nhân đã sát hại người đi đường như thế nào, cũng mô tả kể cả về hình dáng, trang phục của các phạm nhân nữa. Lời chứng của người con trai đã được thu nhận tại tòa án. Cuối cùng, sau cuộc điều tra những người có tiền án có thể hình và diện mạo giống với lời thuật của người con trai, tội phạm thật sự đã được làm sáng tỏ. Nhờ lời chứng mang tính quyết định, các phạm nhân đã bị bắt và tất thảy mọi vấn đề đã được giải quyết, và cha mẹ vốn suýt nữa bị nghi oan là kẻ ác, đã được tha vì vô tội.
Giống như người con trai đóng vai trò nhân chứng trong câu chuyện trên, chúng ta là những người được gọi làm nhân chứng của Đức Chúa Trời. Trước khi thăng thiên trên núi ôlive, Đức Chúa Jêsus đã dặn dò các môn đồ rằng “Hãy làm chứng về Ta tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.”
“Vậy, những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Ysơraên chăng? Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.”Công Vụ Các Sứ Đồ 1:6-8
Nhân chứng là người làm sáng tỏ sự thật bằng cách tường thuật chính xác sự việc mình đã nghe và đã thấy. Với tư cách là nhân chứng của Đức Chúa Trời, chúng ta phải mở miệng mà mạnh mẽ làm chứng về sự thật rằng Cha Mẹ trên trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Thật.
Đức Chúa Trời đã tin tưởng chúng ta nhất trong 6,7 tỉ dân số trên trái đất, nên mới chọn chúng ta làm nhân chứng, chẳng phải vậy sao? Chẳng có một ai chọn nhân chứng là người sẽ làm chứng bất lợi cho mình cả. Thế mà Đức Chúa Trời đã gọi và cho chúng ta đứng ở vị trí quan trọng, là nhân chứng của Ngài, thì có thể biết rằng Đức Chúa Trời tin tưởng chúng ta đến mức độ ấy.
“Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi.”I Têsalônica 2:3-4
Đức Chúa Trời đã xét chúng ta là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành. Đó là vì Ngài tin rằng khi lập các con trai con gái này làm nhân chứng, thì chúng ta chắc chắn sẽ làm chứng rõ ràng chính xác về Ngài tới xứ Samari, cho dù đến cùng trái đất. Cho nên, Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta làm nhân chứng, và cho đứng trước bục làm chứng. Khi chúng ta làm chứng chính xác về Đức Chúa Trời Êlôhim trước muôn dân, rằng “Đấng này là Đức Chúa Trời Mẹ của chúng ta đã đến đất này!”, “Đấng này là Đức Chúa Trời Cha của chúng ta đã đến đất này!” thì mới có thể thực sự làm vui lòng Đức Chúa Trời, là Đấng đã lấy chúng ta làm nhân chứng.
Cho đến trước khi nghe lời chứng chính xác, những người không phải là nhân chứng không thể phân biệt được giữa lẽ thật và giả dối. Chúng ta là những người tận mắt trông thấy lẽ thật và được Đức Chúa Trời gọi làm nhân chứng, nên thông qua Kinh Thánh, chúng ta phải làm chứng đúng về sự thật rằng Đức Chúa Trời đã mặc xác thịt mà đến đất này, và rằng có cả Đức Chúa Trời Cha và cũng có cả Đức Chúa Trời Mẹ nữa.
Đức Chúa Trời tin tưởng chúng ta, nên đã cho chúng ta đứng ở vị trí nhân chứng, nên chúng ta không được lưỡng lự hoặc do dự trong việc làm chứng về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Những người có tấm lòng sợ hãi, lưỡng lự và do dự, là những người không có tư cách trở thành nhân chứng.
Nếu người con trai trong câu chuyện trên không nói một lời nào mà cứ yên lặng cho đến cuối cùng thì sẽ có kết quả gì xảy ra? Dù đã được gọi làm nhân chứng theo ý muốn của cha mẹ, thế mà người con trai đó lại do dự, cứ ngậm chặt miệng vì lo sợ, hoặc do có tính cách hướng nội, thì kể từ thẩm phán và kiểm sát viên, cho đến rất nhiều người có mặt tại tòa án, đều hiểu lầm cha mẹ của con trai ấy là người xấu mà sẽ chỉ trích, chẳng phải vậy sao? Giống như vậy, nếu chúng ta không làm chứng mà chỉ yên lặng thì Cha Mẹ của chúng ta sẽ phải chịu bị chế giễu và miệt thị từ những người thế gian. Chúng ta, những người được gọi làm nhân chứng, mà lại không làm chứng mà chỉ yên lặng, thì trong suốt khoảng thời gian ấy, Cha Mẹ bị hiểu lầm nghiêm trọng.
Giống như người con trai trong ví dụ, chúng ta phải dạn dĩ mà cởi bỏ nỗi oan của Cha Mẹ. Trong khi làm chứng về Tin Lành rõ ràng và đáng tin của Đức Chúa Trời, mà chúng ta rao truyền một cách không tự tin cứ như thể ấy là sự giả dối, thì không được. Tại tòa án, nếu nhân chứng lắp bắp trước câu hỏi của kiểm sát viên và luật sư, hoặc nói không lưu loát, lại không nói lời chứng một cách có logíc thì dù có nói sự thật, thẩm phán cũng có thể ngộ nhận rằng ấy là lời chứng giả dối nhằm bao bọc cho đối phương.
Sự dạn dĩ xuất phát từ sự xác tín. Lời của nhân chứng đáng tin có sức mạnh. Chúng ta đừng trở thành người làm chứng khiến Đức Chúa Trời khó xử, mà tất thảy đều trở thành nhân chứng đáng tin, đi tới xứ Samari cho đến cùng trái đất mà làm chứng về Đức Chúa Trời và làm chứng rõ ràng về Tin Lành. Đức Chúa Trời đang mong muốn chúng ta đừng chậm trễ mà hãy dạn dĩ làm chứng y nguyên những gì chúng ta đã thấy, đã nghe và đã học từ Đức Chúa Trời. Khi chúng ta làm chứng đúng đắn thì thế gian sẽ được biết chính xác về Đức Chúa Trời.
Nếu không làm chứng chuẩn về ngay cả Đức Chúa Trời Cha Mẹ, cũng không rao truyền được trôi chảy lẽ thật mà Cha Mẹ đã cho biết để cứu rỗi chúng ta, thì thật đáng xấu hổ khi nhận rằng mình là nhân chứng, là con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên chỉ nghe nội dung mà người khác truyền cho, mà từ giờ với tư cách là nhân chứng chân thật của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy tự tin làm chứng về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cho bất cứ ai.
Cha Mẹ trên trời là Đức Chúa Trời Thật. Dù vậy mà, chúng ta, những người biết sự thật này, lại không làm chứng về điều ấy, thì chúng ta chẳng khác nào nhân chứng lẽ ra phải làm sáng tỏ sự thật, song lại chỉ đứng trầm lặng trước bục làm chứng. Đức Chúa Trời đã trách móc những người như thế.
“Hỡi loài thú đồng, loài thú rừng, hết thảy hãy đến mà cắn nuốt. Những kẻ canh giữ của Ysơraên đều là đui mù, không biết chi hết. Chúng nó thảy đều là chó câm, chẳng biết sủa, đều chiêm bao, nằm sóng sượt, và ham ngủ; lại là chó mê ăn, không biết no. Ấy là những kẻ chăn chiên chẳng khôn sáng; mọi người theo đường riêng mình, mỗi người tìm tư lợi mình, người nào cũng vậy. Nó nói rằng: Hãy đến, ta sẽ lấy rượu, chúng ta say vì rượu mạnh; ngày mai sẽ cũng như ngày nay, trọng thể quá bội.”Êsai 56:9-12
Khi chó canh nhà sủa, thì có thể biết ngay rằng ở bên ngoài có người đáng nghi đang đến gần. Song, dù kẻ trộm đến mà chó chẳng sủa, thì con chó ấy chẳng có ích gì đối với người chủ cả. Cho nên, sách Êsai đã ví dụ những tiên tri không làm chứng đúng đắn về lời của Đức Chúa Trời là chó câm.
Sứ mệnh của người canh là kêu la, sứ mệnh của nhân chứng là cho biết. Thế mà, nhân chứng lại không kêu la, không cho biết về ý muốn của Đức Chúa Trời mà cứ sống nhàn nhạ, thì Đức Chúa Trời tuyệt đối không đẹp lòng những người như thế. Kinh Thánh cho biết rằng những người như thế sẽ bị khốn khó.
“Ví bằng tôi rao truyền Tin Lành, tôi chẳng có cớ khoe mình, vì có lẽ cần buộc tôi; còn không rao truyền Tin Lành, thì khốn khó cho tôi thay. Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng; lại nếu tôi không vui lòng mà làm, thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi.”I Côrinhtô 9:16-17
Chức vụ mà chúng ta được phó thác là chức vụ nhân chứng làm chứng về Đức Chúa Trời. Sở dĩ rao truyền Tin Lành là công việc bắt buộc của chúng ta cũng là bởi chúng ta là nhân chứng.
Nhân chứng đứng trước bục làm chứng để nói ra sự thật. Dù đứng trước bục làm chứng mà nhân chứng không mở miệng, lại chỉ thích mơ mộng, say sưa, lại chỉ lên kế hoạch cho cuộc sống an nhàn của bản thân, thì Đức Chúa Trời, Đấng chọn người tin tưởng và lập người ấy làm nhân chứng, sẽ rất buồn lòng. Cho nên, Phaolô cũng đã nói rằng việc rao truyền Tin Lành là việc làm bắt buộc, và nếu không rao truyền Tin Lành thì mình sẽ bị khốn khó.
Người thế gian vẫn chưa biết rõ về Cha Mẹ của chúng ta là Đức Chúa Trời Êlôhim. Nếu chúng ta không làm chứng, thì họ sẽ bị bao phủ trong sự bất tín và hiểu lầm trong khi không hiểu Kinh Thánh, và cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời thể nào nữa (Tham khảo: Mathiơ 22:29).
Không chỉ riêng Đức Chúa Trời Cha tồn tại, mà Đức Chúa Trời Mẹ cũng tồn tại nữa (Mathiơ 6:9, Galati 4:26). Phải tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng sanh ra sự sống linh hồn của chúng ta, thì mới được cứu rỗi (Sáng Thế Ký 1:26-27, Khải Huyền 22:17). Ghi chép về Đức Chúa Trời Êlôhim đương nhiên có trong Kinh Thánh Tân Ước, và cũng được nhắc đến trên 2.500 lần chỉ riêng ở trong Kinh Thánh Cựu Ước. Sự thật về Đức Chúa Trời Êlôhim không chỉ có ở một hai chỗ, mà được làm chứng tới tận hơn 2.500 lần trong Kinh Thánh, thì sao có thể là giải nghĩa sai được đây?
Chúng ta, những người biết rõ tất thảy mọi sự thật này, phải dạn dĩ làm chứng một cách rõ ràng, chính xác. Thứ mà chúng ta có là lẽ thật chính xác. Rao giảng thì tất thảy mọi người sẽ nghe. Nước Thiên Đàng đang đến gần, và giờ đã đến thời đại cứ rao giảng lời của Đức Chúa Trời thì nhiều người mở cửa tấm lòng mà ăn năn, hối cải. Kinh Thánh đang trợ giúp cho tất thảy mọi lời chứng của chúng ta, và Đức Chúa Trời cũng luôn ban thêm sức mạnh mới cho chúng ta bởi Thánh Linh.
“Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn. Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.”II Timôthê 4:1-5
Việc của người giảng Tin Lành mà Đức Chúa Trời giao phó cho chúng ta là nghĩa vụ làm chứng về Đức Chúa Trời với tư cách là nhân chứng. Giao phó cho chúng ta nghĩa vụ trọng đại này, Đức Chúa Trời đã phán rằng cứ dạy dỗ chẳng thôi bất luận gặp thời hay không gặp thời. Chúng ta phải trở thành nhân chứng chân thật làm chứng về Đức Chúa Trời Cha, cũng làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ, cũng phải cho người ta biết về những điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho để cứu rỗi toàn thể nhân loại. Khi chúng ta làm được như vậy thì Đức Chúa Trời sẽ ban thêm cho ân điển mỗi ngày bởi phước lành tràn đầy.
Chúng ta không chỉ làm hết sứ mệnh nhân chứng của Đức Chúa Trời chỉ ở riêng Hàn Quốc, mà còn phải làm chứng về Đức Chúa Trời Êlôhim ở khắp mọi nơi trên thế giới bất kể Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu. Tôi mong hết thảy các anh chị em làm hết sứ mệnh với tư cách là nhân chứng của Đức Chúa Trời để kết trái mười talâng, còn ai mong muốn nhiều hơn nữa thì hãy cầu xin nhiều phước lành hơn nữa lên Đức Chúa Trời để hoàn thành một trăm talâng, một nghìn talâng. Vì Đức Chúa Trời đã phán rằng “Hãy làm chứng về Ta tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.” nên tôi mong các anh chị em hãy siêng năng làm chứng về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ ra khắp muôn dân thế giới để hoàn thành sứ mệnh nhân chứng một cách vĩ đại.