​Triết học Gờréc

29,555 lượt xem

Kinh Thánh Tân Ước được ghi chép bằng tiếng Gờréc – ngôn ngữ quốc tế vào đương thời đó. “Philosophia” (φιλοσοφια) – một từ ngữ tiếng Gờréc, có nghĩa là “yêu mến sự thông thái”. Gờréc (Hy Lạp) là đất nước mà nền triết học phát triển từ đời xưa và đã đào tạo ra nhiều triết gia nổi tiếng như Socrates, Platon, Aristoteles. Những thành phố mà sứ đồ Phaolô đã đi đến trong hành trình truyền đạo như Côrinhtô, Êphêsô, Athên đều là những thành phố nổi tiếng tại Gờréc.

Trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, có cảnh sứ đồ Phaolô biện luận với các triết gia phái Epicuriens và phái Stociens trong khi ông đang truyền đạo.

“Có mấy nhà triết học về phái Epicuriens và phái Stociens cũng cãi lẽ với người. Kẻ thì hỏi: Người già mép nầy muốn nói gì đó? Người thì nói: Người dường như giảng về các thần ngoại quốc (vì Phaolô truyền cho chúng về Đức Chúa Jêsus và sự sống lại).”Công Vụ Các Sứ Đồ 17:18

Sau khi Alexander đại đế qua đời, đế quốc Gờréc đã được chia ra bởi 4 đại tướng dưới quyền chỉ huy của Alexander, và đi trên con đường khác nhau, song, văn hóa “Hy Lạp hóa” – văn hóa theo nghi thức người dân và văn hóa phổ biến của Gờréc, đã lan rộng ra khắp đại đế quốc mà Alexander đại đế đã thống nhất. Vào thời kỳ Hy Lạp hóa, hai xu hướng triết học đã được biết đến nhiều nhất chính là phái Epicuriens và phái Stociens.

Phái Epicuriens là một trường phái triết học có niềm tin vào học thuyết của triết gia Hy Lạp, là Epicurus (năm 342 – 270 TCN). Kể cả sau khi ông mất, nó vẫn tiếp tục được khoảng 600 năm. Phái Epicuriens tin tưởng rằng mọi thứ được hình thành bởi những nguyên tử nhỏ, và ngay cả thần thánh cũng được hình thành bởi những nguyên tử cho nên Đức Chúa Trời chỉ là hiện tượng vật lý. Vì vậy, họ phủ nhận sự tồn tại của linh hồn, và không có lòng tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời.

Hơn nữa, phái Epicuriens đã sống giản dị và chủ trương rằng nhận được sự hòa bình của tấm lòng là khoái lạc thực sự, cho nên họ được gọi là những người theo chủ nghĩa khoái lạc.

Phái Stociens là phái triết học đã được sáng lập bởi Zêno (năm 335 – 263 TCN). Cùng với phái Epicuriens, nó được biết đến là triết học lớn nhất của thời đại Hy Lạp hóa. Học thuyết của phái này lan rộng tới tận La Mã, nên ngay cả Seneca, thầy của hoàng đế Nero và hoàng đế Aurelius, cũng trở thành thành viên của nó.

Phái Stociens tin rằng loài người là những người có sẵn lý trí nhưng lại có sự hạn chế, loài người hiểu biết được rằng vận mệnh của mình được tự nhiên ban cho nên họ phải trở về với nguồn gốc tự nhiên bằng cách sống theo vận mệnh, và cho rằng những người khôn ngoan sống thích nghi với tự nhiên như thế, là giống như những vị thần với tư cách chính họ là tự nhiên.

Những triết gia của phái này đã dẫn những người dân dưới sự cai trị của đế quốc Gờréc xưa hoặc đế quốc La Mã vào đương thời đại ấy, có thể thích nghi với hiện thực, và nhờ đó họ được chào đón bởi những nhà lãnh đạo của các đế quốc. Hơn nữa, họ cũng sống một cách khổ hạnh, nên họ được gọi là những người theo chủ nghĩa khổ hạnh. Họ còn đã gây ảnh hưởng đến một số tu sĩ của Thiên Chúa giáo La Mã trong thời Trung đại.

Vào thời đại các sứ đồ, các nền triết học dựa trên triết học Hy Lạp trở nên tràn lan bên cạnh phái Epicuriens và Stociens. Những triết gia này thường hay biện luận với các sứ đồ về các lẽ thật trong Kinh Thánh như Đức Chúa Trời, Đấng Christ, sự phục sinh v.v… Khi sứ đồ Phaolô viết thư cho các thánh đồ tại Côlôse, ông đã nhấn mạnh rằng tư tưởng triết học như thế là “sơ học của thế gian”, và bản thân triết học là điều chẳng liên quan tới việc đi theo Đấng Christ.

“Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng.”Côlôse 2:8

Triết học bằng tiếng Gờréc là “Philosophia” (φιλοσοφια), từ mang ý nghĩa là yêu sự thông thái. Ấy là yêu mến sự thông thái của loài người, chứ không phải là yêu mến sự thông thái của Đức Chúa Trời, cho nên Phaolô đã coi chừng điều này. Phaolô đã viết thư tới các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô như sau:

“Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra rồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. Vả, đương khi người Giuđa đòi phép lạ, người Gờréc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giuđa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giuđa hay người Gờréc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.”I Côrinhtô 1:20-24